212-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 16-9-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Có dấu hiệu sai tội danh, lọt người phạm tội
LS Nguyễn Văn Dũ, Đoàn LS TP.HCM, cho rằng cơ quan tiến hành tố
tụng trong vụ án này có dấu hiệu xác định sai tội danh, bỏ lọt tội phạmvà
điều tra chưa triệt để. Hành vi của bị cáo Rồng Em có dấu hiệu của hành
vi giết người bởi bị cáo đủ nhận thức mã tấu là hung khí nguy hiểm. Nếu
dùng hung khí này chém thẳng vào đầu nạn nhân là vùng trọng yếu trên
cơ thể thì sẽ dẫn đến chết người nhưng vẫn thực hiện. Nạn nhân không
chết là ngoài nhận thức của Rồng Em.
Ngược lại, việc tòa sơ thẩmkiếnnghị điều tra làmrõ thương tích của Phát
là không có căn cứ. Vì nếu CQĐT đã ra quyết định tách việc gây thương
tích của bị hại Phát thành một vụ án khác để xử lý thì sẽ vẫn được tiếp
tục điều tra. Còn nếu không có quyết định tách vụ án thì tòa phải trả hồ
sơ điều tra lại chứ không thể kiến nghị. Ngoài ra, nếu đủ căn cứ chứng
minh Đến là người cung cấp hung khí cho Triết và biết rõ bị cáo mượn
mã tấu để đi đánh nhau thì phải bị truy cứu với vai trò đồng phạm giúp
sức về mặt vật chất cho ba bị cáo.
Theo LS Kim Ron Tha, Đoàn LS TP.HCM, cơ quan CSĐT chưa lấy lời khai
của Đến, chưa xác minh số điện thoại mà Triết gọi đi để mượn mã tấu... là
chưa làm rõ hết các tình tiết của vụ án. Nếu trường hợp đã điều tra đầy đủ
rồi nhưng không khởi tố, truy tố đối với Đến về hành vi cố ý gây thương
tích (vai trò giúp sức) là cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ lọt tội phạm.
MINH CHUNG
ghi
Chém nứt sọ người
khác, xử tội gì?
Dùngmã tấu chémngười khác nứt xương sọ, bị cáo bị xử về tội
cố ý gây thương tích nhưng có ý kiến cho rằng có dấu hiệu của
tội giết người.
HẢI DƯƠNG
T
AND huyện Phụng Hiệp (Hậu
Giang) vừa xử sơ thẩmvà tuyên
phạt Huỳnh Phạm Minh Triết,
Võ Văn Rồng Em mỗi bị cáo 30
tháng tù và Nguyễn Duy Khang
hai năm tù treo, cùng về tội cố ý
gây thương tích.
Theo cáo trạng, tối 16-9-2017,
ba bị cáo đi nhậu thì gặp Nguyễn
Hữu Chính cùng bạn đang ăn nhậu
tại quán. Thấy nhóm bị cáo, Chính
chửi thề và đuổi về, nếu không sẽ
đánh chết. Sau đó ba bị cáo ra về.
Tuy nhiên, liền sau đó bị cáo Triết
gọi điện thoại cho Trần Văn Đến
mượn cây mã tấu. Sau đó một thanh
niên (chưa rõ lai lịch) đến đưa mã
tấu cho Triết và cả ba bị cáo rủ nhau
quay lại quán nhậu.
Đến nơi Triết cầmmã tấu chémvề
hướng Chính nhưng anh này dùng
ghế đỡ lại. Thấy vậy, những người
đang nhậu cùng Chính dùng chai bia
chọi và đánh lại bị cáo Triết. Lúc
này bị cáo Rồng Em nhặt cây mã
tấu trước quán chém vào đầu Chính
gây thương tích. Gây án xong, cả
ba rời khỏi hiện trường và ném hai
cây mã tấu xuống sông để phi tang.
Theo kết luận giámđịnh, Chính bị
nứt xương sọ chẩm trái, tỉ lệ thương
tật 15%. Trong lúc ẩu đả, một người
trong nhóm của Chính tên là Huỳnh
Tấn Phát cũng bị thương tật ở đầu,
tỉ lệ 39% và một người khác cũng
bị thương nhưng từ chối giám định.
Tại tòa sơ thẩm, người bị hại
Chính cho rằng tội danh mà cáo
trạng truy tố các bị cáo là không
phù hợp. Bởi ba bị cáo không phải
cố ý gây thương tích mà có ý muốn
giết chết Chính. Việc bị hại không
chết là ngoài ý muốn của các bị cáo.
Luật sư (LS) bảo vệ bị hại thì
nêu quan điểm kết luận giám định
thương tích trên là quá nhẹ so với
thực tế nên có yêu cầu giám định
lại thương tích. Ngoài ra, cơ quan
tố tụng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm,
cụ thể là TrầnVăn Đến - người cung
cấp hung khí cho các bị cáo và có
mặt ở hiện trường nhưng không bị
truy cứu.
Về tội danh, theo LS, căn cứ vào
tính chất, mức độ của hành vi là
hung khí nguy hiểm và tấn công
vào vùng xung yếu của bị hại thì
hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố
cấu thành tội giết người chứ không
phải cố ý gây thương tích. Do đó,
LS đề nghị tòa xem xét lại tội danh
đối với các bị cáo.
Tuy nhiên, cuối cùng HĐXX đã
bác bỏ quan điểm của người bị hại
và LS. HĐXX nhận định hành vi
Ba bị cáo tại tòa và vết thương
trên đầu bị hại NguyễnHữu Chính.
Ảnh: HD
Tại tòa sơ thẩm, người bị
hại Chính cho rằng tội
danh mà cáo trạng truy
tố các bị cáo là không
phù hợp.
của các bị cáo chỉ cấu thành tội cố
ý gây thương tích. Các bị cáo có
các tình tiết giảm nhẹ như ăn năn
hối lỗi, phạm tội lần đầu, khắc phục
hậu quả nên được xem xét giảm nhẹ
một phần hình phạt. Vì thế, tòa đã
tuyên các bị cáo mức án trên.
Đối với thương tích của bị hại
Phát, do người này khai không xác
định được ai là người chém mình
nên HĐXX đề nghị CQĐT tiếp tục
xác minh, làm rõ để xử lý sau.
Kết thúc phiên tòa, bị hại Chính
cho biết không đồng ý với phán
quyết của tòa và sẽ kháng cáo theo
hướng đề nghị tòa xem xét lại tội
danh đối với các bị cáo và dấu hiệu
bỏ lọt tội phạm đối với Đến - người
cung cấp hung khí cho ba bị cáo.•
HòaBìnhkhởi tốngười nhận
hối lộđiểmthi, rồi đâunữa?
Támtrong số 15 bị can vụ gian lận điểmthi tại tỉnhHòa Bình. Ảnh: TP
Hơn một năm kể từ thời điểm phát hiện việc nâng điểm trong
kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 (ở ba tỉnh Hà
Giang, Sơn La, Hòa Bình), đến nay vụ việc vẫn luôn nhận được
sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
Với việc bị can Đỗ Mạnh Tuấn ở Hòa Bình bị khởi tố tội nhận
hối lộ, đây được xem là sự quyết tâm thực thi công lý của cơ
quan chức năng trong vụ tiêu cực điểm thi chấn động nền giáo
dục. Để khắc phục hậu quả rất cần đến quyết tâm của các cơ
quan có thẩm quyền thực thi pháp luật (công an, VKS, tòa án…)
trong việc điều tra, xét xử những người đã nhúng chàm.
Việc khởi tố bổ sung các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ cạnh
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối
với một số bị can ở Hòa Bình cho thấy tính đúng đắn và sự công
minh. Nó cũng phần nào trả lại công bằng cho xã hội, đặc biệt là
cho các thí sinh chịu thiệt thòi từ hành vi gian lận điểm thi.
Thế còn ở hai tỉnh Sơn La và Hà Giang thì sao?
Báo cáo với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong phiên họp
ngày 12-9, ông Lê Minh Trí (Viện trưởng VKSND Tối cao) đã
nói khá mạnh mẽ về vụ gian lận thi cử ở Sơn La. Ông Trí nói: “Ở
tỉnh điều tra một hồi thì ra tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ. Trung ương đang định điều tra tội đưa và
nhận hối lộ và sẽ còn khởi tố bổ sung bảy bị can nữa”. Ông nói
thêm: “Mới sáng nay, đồng chí Nguyễn Hòa Bình (Chánh án
TAND Tối cao) cũng trăn trở nói với tôi tội đó phải là đưa, nhận
hối lộ. Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ không
chính xác vì có yếu tố nhận tiền”.
Ý kiến trên của Viện trưởng là tín hiệu thấy rằng pháp luật sẽ
được thực thi đúng. Quá trình điều tra của Bộ Công an đã phát
hiện có việc giao nhận tiền để thực hiện việc sửa điểm, nâng
điểm tại Hòa Bình. Điều này khẳng định không thể có việc chỉ
một bên đưa tiền mà không có người nhận. Ai lại đưa tiền cho
“người vô hình”? Vì vậy buộc CQĐT phải làm đến nơi đến chốn,
không chỉ xử kẻ đưa mà còn lôi ra ánh sáng kẻ nhận hối lộ.
Thực tế cho thấy việc điều tra tội đưa và nhận hối lộ không quá
khó nếu quyết tâm điều tra đến tận cùng. Vì chỉ cần dựa vào việc
truy xuất nguồn gốc thu nhập, tài sản của đối tượng có nghi ngờ
cũng có thể phát hiện ra được đâu là thu nhập hợp pháp và đâu
là thu nhập bất hợp pháp từ việc nhận hối lộ. Thậm chí hiện nay
việc đưa và nhận hối lộ không chỉ thể hiện là tiền mà các hình
thái đã biến tướng tinh vi như hối lộ tình dục và vật chất khác
như xe, nhà cửa, đất đai và cả việc hứa hẹn một công việc, vị trí
cao hơn trong sự nghiệp.
Trong vụ gian lận thi cử này ở ba tỉnh trên thì con em được
nâng điểm đều là con em của các vị quan chức, thậm chí là quan
chức đứng đầu tỉnh. CQĐT còn có thể xem xét đến trường hợp
có hay không từ những người nắm giữ quyền lực địa phương hứa
hẹn với các cá nhân trực tiếp sửa và nâng điểm. Tức là sau khi
hoàn thành xong việc sửa điểm thì họ sẽ được ngồi vào vị trí cao
hơn so với chức vụ hiện có. Nếu có điều này xảy ra thì đó cũng là
một dạng việc đưa và nhận hối lộ.
Với quyết tâm đi đến tận cùng vụ việc này của cả hệ thống cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có ý nghĩa lớn đối với nền giáo
dục và lấy lại niềm tin của xã hội, nó còn góp phần quan trọng
trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Dư luận có thể tin
tưởng rằng từ điểm sáng Hòa Bình, hành vi nhận hối lộ sẽ sớm
được CQĐT làm rõ ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang.
PHAN THỊ TƯỜNG VI
,
giảng viên
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook