212-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 16-9-2019
Bình Định muốn tạc bức phù điêu
vào vách núi
TẤNLỘC
N
gày 15-9, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lê Kim Toàn,
Phó Bí thư thường trực
Tỉnh ủy Bình Định, xác
nhận Thường trực Tỉnh ủy
Bình Định vừa gặp mặt các
cựu lãnh đạo tỉnh để lấy ý
kiến về kế hoạch chuẩn bị
tạc bức phù điêu khổng lồ
vào vách núi Bà Hỏa tại TP
Quy Nhơn.
86 tỉ làmbức phù điêu
khổng lồ
Theo UBND tỉnh Bình
Định, bức phù điêu khổng lồ
tạc vào vách núi có chủ đề
“Lạc Long Quân - Âu Cơ và
cội nguồn đại đoàn kết dân
tộc”. Đây là đồ án phù điêu
theo phong cách sử thi hoành
tráng, được tạc thẳng vào
vách núi với chiều dài hơn
81 m, chiều cao ở vị trí cao
nhất 35m cùng hệ thống cảnh
quan kiến trúc phụ trợ rộng
3.000 m
2
trên mặt đất. Đơn vị
tư vấn đưa ra phác thảo bức
phù điêu được khắc họa ba
lớp nhân vật. Lớp thứ nhất
nằm chính giữa, chiếm nửa
chiều cao của bức phù điêu
là hình tượng cha Rồng - mẹ
Tiên, cha Lạc Long Quân và
mẹ Âu Cơ khoác áo choàng,
đầu đội mũ lông chim. Sau
lưng, dưới chân là những lớp
mây gợi lại huyền sử lung
linh về dòng dõi Rồng Tiên
của cư dân Lạc Việt. Lớp thứ
hai, hai bên cha Rồng - mẹ
Tiên thể hiện 18 nhân vật
nam, tượng trưng cho 18 đời
Hùng Vương. Các vua Hùng
với dáng đứng uy nghi, hai
tay chắp ngang ngực, cung
kính lắng nghe lời căn dặn
của cha mẹ. Lớp thứ ba thể
hiện các nhân vật đại diện
cho 54 dân tộc Việt Nam.
Mỗi dân tộc khắc họa một
nam, một nữ cùng với trang
phục truyền thống đặc trưng
của mỗi dân tộc, nắm chặt
tay nhau thể hiện sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc.
Dự kiến tổngmức đầu tư dự
án này hơn 86 tỉ đồng. Trong
đó, ngân sách nhà nước chi
hơn 34 tỉ đồng để triển khai
phần hạ tầng cắt bạt núi, di
dời, hạ ngầm đường điện…
Còn lại vận động xã hội hóa
cùng các nguồn huy động
khác để làm phần mỹ thuật
phù điêu tạc vào vách núi.
Thời gian thực hiện công
trình trong khoảng thời gian
2020-2022. Theo Sở Văn
hóa và Thể thao tỉnh Bình
Định, cơ quan này đã thuê
Liên đoàn Địa chất Trung
Trung bộ khoan cắt, thăm
dò, khảo sát núi Bà Hỏa
để đánh giá tính khả thi về
mặt kỹ thuật của dự án. Để
tạo được mảng phẳng trên
vách núi, phải cắt sâu vào
vách núi 20-25 m và có hơn
60.000 m
3
đá núi bị phá đi
để tạo mặt phẳng.
Đừng làm theo tư duy
nhiệm kỳ
Ghi nhận ban đầu của PV
cho thấy nhiều người ủng hộ
việc đầu tư làm bức phù điêu
trên vách núi ở cửa ngõ TP
Quy Nhơn. Nhiều ý kiến cho
rằng đây là một dự án văn
hóa - lịch sử độc đáo, góp
phần phát triển du lịch cho
tỉnh Bình Định. Tuy nhiên,
Người Thái chỉ bóc
sơ lớp đá phong hóa
theo đúng đường
vẽ hình đức Phật
để khảm vàng vào,
không bạt núi đến
mấy chục nghìn mét
khối như phương án
của tỉnh Bình Định.
cũng không ít người tỏ ra
băn khoăn với dự án này.
Một số người lấy việc
Thái Lan tạc đức Phật vào
vách núi để so sánh. “Về
biện pháp thi công, người
Tháichỉbócsơ
lớp đá phong
hóa theo đúng
đường vẽ hình
đức Phật để
khảm vàng
vào, khôngbạt
núi đến mấy
chục nghìn
mét khối như
phương á n
của tỉnh Bình
Định” - một
kiến trúc sư ở Quy Nhơn
so sánh.
Ông Vũ Hoàng Hà, cựu bí
thư Bình Định, nói ông ủng
hộ việc tỉnh dự kiến làm bức
phù điêu, bởi nếu làm được
một công trình đặc biệt ở cửa
ngõ TP Quy Nhơn sẽ tạo ra
điểm nhấn cho du lịch Bình
Định. “Theo tôi, chủ đề phải
mang tính chất riêng biệt,
đừng làm theo lối mòn của
các địa phương khác. Chủ
đề phải thoát khỏi tính địa
phương, mang tầm cả nước.
Hiện nay có nhiều ý kiến
khác nhau về chủ đề. Do
đó phải tranh thủ ý kiến các
nhà sử học, Bộ VH-TT&DL
để họ góp ý nên chọn chủ
đề gì cho phù hợp. Chủ đề
dứt khoát phải được cán bộ,
nhân dân đồng tình. Muốn
thế phải đưa
các phương án
ra triển lãm,
lấyýkiến rộng
rãi trong nhân
dân” - ông Hà
kiến nghị.
Theo cựu bí
thư Tỉnh ủy
Bình Định,
phải nghiên
cứu thật kỹ
việc tạc phù
điêu trên vách núi. Phải mời
các nhà nghiên cứu địa chất,
khoáng sản thăm dò hết sức
kỹ lưỡng, chặt chẽ để xác
định vách núi thuộc loại đá
gì, có làm được hay không.
Chứ nếu làm sơ sài, sau khi
tạc phù điêu vài ba năm, nó
sạt lở xuống thì không thể
chấp nhận. Dứt khoát không
được nôn nóng làm theo tư
duy nhiệm kỳ. Điều quan
trọng là công trình đó có
đi vào lịch sử, có ý nghĩa
hay không. Nếu không đạt
các yêu cầu này thì không
làm” - vị cựu bí thư nói.•
Cậu bé người Mông có cha mẹ bị lũ cuốn
14 năm trước vào đại học
Thào A Khay là một trong 57 tân sinh viên thi đậu vào
các trường đại học năm học 2019-2020 được Quỹ học
bổng Vừ A Dính tuyên dương tại buổi họp mặt đầu năm,
học cho hơn 200 em học sinh dân tộc và vùng hải đảo
thuộc dự án “Ươm mầm tương lai” tại Trường Phổ thông
song ngữ quốc tế Well Spring Sài Gòn, diễn ra ngày 15-9. 
Thào A Khay hiện là tân sinh viên chuyên ngành cơ khí,
ĐH Công nghiệp TP.HCM. Em có hoàn cảnh khá đặc biệt
khi mất cả cha lẫn mẹ, ông bà ngoại trong một cơn lũ quét
kinh hoàng vào rạng sáng 28-8-2005 xảy ra tại xã Túc
Đán, huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Thào A Khay lúc này mới
lên sáu tuổi, chưa được đến trường ngày nào.
Biết đến hoàn cảnh của Thào A Khay, ban giám hiệu
Trường Tiểu học - THCS - THPT Thanh Bình (TP.HCM)
đã quyết định nhận nuôi em với mong muốn được giúp
đỡ, nuôi dưỡng em ăn học cho đến lúc trưởng thành. Năm
lên lớp 6, Thào A Khay tiếp tục được Quỹ học bổng Vừ A
Dính hỗ trợ, nhận vào dự án “Ươm mầm tương lai”.
Chia sẻ tại buổi lễ, Thào A Khay bày tỏ đã xem ngôi
trường Thanh Bình như ngôi nhà của mình. 12 năm học
nội trú, em cùng ăn tết và đón giao thừa với thầy cô, nhân
viên nhà trường. Thào A Khay nhớ lại những ngày đầu
vào TP.HCM sinh sống và học tập, em cảm thấy rất hoảng
loạn và khóc rất nhiều. Ngoài ra, em không biết tiếng
Kinh nên phải học tiếng suốt một năm đầu, rất nhiều khó
khăn. Nhờ sự quan tâm, tận tình chỉ dạy của các cô bảo
mẫu, thầy cô giáo trong trường và sự hỗ trợ của Quỹ học
bổng Vừ A Dính, em đã dần hòa nhập và có ý thức phấn
đấu học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong mỏi của
mọi người. Thào A Khay chia sẻ năm 2018 em đã được về
thăm nơi mình sinh ra và cảm thấy gắn bó, mong muốn
sau này khi học xong sẽ về lại quê nhà, đóng góp công sức
xây dựng quê hương.
H.LAN
Tìm thấy một thi thể vụ chìm tàu
năm người được cứu, hai mất tích
Chiều tối 15-9, người thân và chính quyền địa
phương cho biết đã tìm vớt, đưa được thi thể ông Trần
Văn Thiện (53 tuổi, quê xã Sơn Hải, huyện Quỳnh
Lưu, Nghệ An) từ dưới tàu cá bị chìm vào bờ biển tỉnh
Quảng Bình.
Như vậy, trong vụ chìm tàu NA 93010 TS vào ngày
5-9 trên vùng biển Quảng Bình, hiện vẫn còn ông Đậu
Ngọc Cầm (67 tuổi, trú xã Sơn Hải) đang mất tích. Ngư
dân sống sót trở về là Trần Văn Cường (16 tuổi, trú xã
Sơn Hải), cháu gọi ông Cầm là cậu.
Trước đó, sáng 5-9, tàu cá NA 93010 TS chở bảy
thuyền viên do anh Cao Văn Ý (38 tuổi, trú xóm 8, xã
Sơn Hải) làm chủ tàu. Sau khi vào bờ trú ẩn tránh áp
thấp nhiệt đới, đang hành trình ra biển khai thác thủy
sản thì bị chìm trên biển trước cửa Gianh, Quảng Bình.
Khi chìm tàu có anh Nguyễn Văn Thắng (trú xã Sơn
Hải) bơi lênh đênh, được tàu ở TP.HCM đi qua phát
hiện, cứu sống. Các em Trần Văn Cường (16 tuổi),
Ngô Sỹ Xô (19 tuổi), Lê Văn Chiến (18 tuổi, cùng
trú xã Sơn Hải), anh Văn Hoàng (26 tuổi, xã Quỳnh
Thọ, huyện Quỳnh Lưu) cùng bơi lênh đênh trên biển
khoảng 25 tiếng đồng hồ thì được Bộ đội biên phòng
Quảng Trị cứu vớt.
Đ.LAM
Sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng
Hiện dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tỉnh
chưa chốt phương án nào.
Sắp tới, tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân,
cộng đồng về kế hoạch làmbức phù điêu. Khi nào nhân dân
đồng thuận mới triển khai. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là
tính toán làm sao làm phải phù hợp, thiết thực, hiệu quả,
không nóng vội.
Ông
NGUYỄN TUẤN THANH
,
Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc tỉnh BìnhĐịnh dự kiến chi hơn 86 tỉ đồng để tạc bức phù điêu
khổng lồ “Lạc Long Quân - Âu Cơ” vào vách núi.
Phối cảnh bức phù điêu “Lạc LongQuân - Âu Cơ”.
Đào khảo sát chân núi BàHỏa, nơi dự kiến tạc phù điêu. Ảnh: DT
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook