222-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu27-9-2019
Tiêu điểm
ĐỖTHIỆN
H
ãng tin
CNN
hôm 26-9
dẫn lời Ngoại trưởng
Philippines Tedoro
Locsin Jr. cho biết Philippines
có thể đã ký nhiều thỏa thuận
với Trung Quốc (TQ) nhưng
tất cả vẫn chưa “thành hình
thành dạng”. Thông báo này
được đưa ra trong cuộc phỏng
vấn với thủ tướng Úc và Chủ
tịch Viện Chính sách xã hội
châu Á Kevin Rudd tại New
York (Mỹ) sáng 25-9 (giờ địa
phương) bên lề kỳ họp Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc.
QuanhệTQ-Philippinesdưới
thời Tổng thống Philippines
Rodrigo Duterte trở nên nồng
ấm bất chấp căng thẳng biển
Đông ngày càng leo thang.
Cho đến hiện tại, Bắc Kinh
có ít nhất hai ý đồ muốn
hoàn thành khi ông Duterte
còn tại vị.
Xây dựng bãi cạn
Scarborough
Phó Chánh án Tòa án Tối
caoPhilippinesAntonioCarpio
cho rằng TQ muốn xác lập
chủ quyền đối với bãi cạn
Scarborough dưới thời ông
Duterte và nhất là trước khi Bộ
quy tắc ứng xử ở biển Đông
(COC) được đàm phán thành
công. Theo ông Carpio, Bắc
Kinh cố gắng xây dựng bãi
cạn này, vốn bị TQ chiếm từ
Philippines năm 2012. Lý do
là tổng thống Philippines từng
nói rằng không thể ngăn cản
TQ xây dựng Scarborough
bởi họ quá mạnh.
“Tất cả chúng ta đều biết họ
(TQ) có kế hoạch (xây dựng
bãi cạn Scarborough) và sẽ
Biển Đông: Hai ý đồ của Trung
Quốc trong nhiệm kỳ ông Duterte
Ngoài COC, Trung Quốc đang tận dụng chính quyềnDuterte để đạt lợi ích tại bãi cạn Scarborough.
TQ đã hành động bá quyền
trong quá trình xây dựng thỏa
thuận (COC) với các nước láng
giềng ở biển Đông. Bắc Kinh
mongmuốnmột COC chỉ xoay
quanhcáchthứcTQvàcácnước
Đông NamÁ hợp tác với nhau
mà không có sự can dự của bất
kỳ nước nào khác.
Ngoại trưởng Philippines
TEDORO LOCSIN JR.
Tàu hải cảnh TrungQuốc phun vòi rồng về phía tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborough
năm2015. Ảnh: AP
Rất nguy hiểm nếu Trung Quốc
xây dựng Scarborough
Cho đến hiện nay, TQ đã xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo
trên các rạn san hô và đá ngầmở quần đảoTrường Sa, Hoàng
Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Ngoài ra, Bắc Kinh còn
quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp này. Giới phân tích
cho rằng TQ muốn thực hiện hành vi tương tự trên bãi cạn
Scarborough với ý đồ nắm được quyền kiểm soát quân sự
hiệu quả tại biển Đông.
Lợi ích Trung Quốc dành cho
Philippines chỉ nằm trên giấy
TheoNgoại trưởng PhilippinesTedoro Locsin Jr., nhiều cam
kết của chính phủ TQ hỗ trợ Philippines để phát triển kinh tế
và cơ sở hạ tầng chưa trở thành hiện thực. “Vâng! Chúng tôi
có kýmột số thỏa thuậnnhưng tất cả hầunhư chưa được thực
hiện (…) Do những thỏa thuận này vẫn nằm trên giấy nên
nếu so sánh với các khoản đầu tư của Nhật Bản và các khoản
hỗ trợ chính thức khác thì các thỏa thuận (với TQ) chẳng là
gì cả”- Ngoại trưởng Tedoro Locsin Jr. phát biểu tại NewYork
hôm 25-9 (giờ địa phương).
Đượcbiết chỉ riêngchuyến thămcủaôngTậpđếnPhilippines
vào tháng 11-2018, hai bên đã ký 29 thỏa thuận, trong đó có
biên bản ghi nhớ việc hợp tác khai thác chung dầu khí đầy
tranh cãi. Các chuyên gia cảnh báo ông Duterte có thể “sập
bẫy” của TQ, không chỉ là vấn đề “bẫy nợ”mà còn là “bẫy gác
tranh chấp, cùng khai thác” ở biển Đông.
Theo hãng tin
RT
, gia đình của cựu tổng thống Jacques
Chirac hôm 26-9 chính thức xác nhận ông đã qua đời.
Được biết trong suốt 10 năm qua, vị cựu lãnh đạo này đã
phải thường xuyên nhập viện với các vấn đề liên quan đến
sức khỏe, đặc biệt là phổi.
Sinh thời, cựu Tổng thống Chirac
(ảnh)
là một trong
những chính khách thành công nhất ở Paris khi từng
nắm giữ vị trí tổng thống hai lần (1995-2007), làm thủ
tướng hai lần (1974-
1988) và ngồi ghế thị
trưởng TP Paris suốt
18 năm (1977-1995).
Dù nhiều chuyên gia
đánh giá ông Chirac
không đem lại những
cải tổ sâu rộng trong
nội bộ chính trị Pháp
như mong đợi trong suốt hai nhiệm kỳ, một khảo sát do
đài
20 minutes
(Pháp) tiến hành năm 2015 vẫn cho thấy
ông là tổng thống được yêu thích nhất cho đến hiện tại.
Một trong những cải cách chính trị đáng chú ý của ông là
cắt giảm nhiệm kỳ tổng thống từ bảy năm xuống còn năm
năm.
Tuy vậy, một trong những dấu ấn chính trị của ông
Chirac là việc vị tổng thống này kiên cường theo đuổi
những mục tiêu hòa bình cho thế giới. Với chính sách
ngoại giao độc lập, ông khuyến khích Pháp gầy dựng
quan hệ với châu Phi và các quốc gia Trung Đông. Mối
quan hệ tốt đẹp về ngoại giao mà vị cựu lãnh đạo này xây
dựng cho Pháp được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho
Paris. Lập trường độc lập của ông cũng đã dẫn tới quyết
định từ chối tham gia liên minh quân sự của Mỹ xâm lược
Iraq vào năm 2003 cũng như phản đối kịch liệt chiến tranh
Israel - Lebanon vào năm 2006.
Bản thân ông Chirac từng đồng ý để Pháp thử vũ khí
nguyên tử ngoài Thái Bình Dương nhưng về sau này lại
tỏ ra hết sức tôn trọng môi sinh. Nước Pháp dưới thời ông
Chirac cũng tích cực lên án lối sống Mỹ và tỏ ý không hài
lòng với nước Anh thời Margaret Thatcher nhưng càng
về gần đây thì các vấn đề như di dân, cải tổ kinh tế khiến
quan điểm của Pháp lại càng gần với những nước Đại Tây
Dương trong Liên minh châu Âu (EU).
Theo hãng tin
AFP
, khi đánh giá về Chirac, người ta nói
về bản thân ông và sức hút cá nhân của ông nhiều hơn.
Vị tổng thống này gây dựng được mối quan hệ bạn bè sâu
rộng với hầu hết nguyên thủ các nước từ châu Âu cho tới
châu Á. Cựu tổng thống kế nhiệm ông là Nicolas Sarkozy
có lần từng nói về ông Chirac rằng: “Jacques Chirac là
một người có phẩm giá và trung thực, có năng lực phi
thường và khả năng vượt qua mọi thách thức”.
VĨ CƯỜNG
Cựu tổng thống
được yêu thíchnhất
nướcPhápquađời
thực hiện trước khi nhiệm
kỳ của Tổng thống Duterte
kết thúc (…) Sau khi tuyên
bố chủ quyền và hoàn thành
việc xây dựng (đảo nhân tạo),
họ sẽ nói: “Chúng ta (TQ và
ASEAN)hãykýCOCvàkhông
ai được xây dựng bất kỳ thứ
gì nữa (ở biển Đông)” - ông
Carpio nói.
Lý giải về phản ứng của
Manila, ông Carpio cho rằng
TQ dường như rất tự tin rằng
ôngDuterte sẽ không triểnkhai
tàu hải quan và cảnh sát biển
để ngăn TQ tôn tạo phi pháp
bãi cạn Scarborough. Trước
đây ông Duterte nhiều lần lên
tiếng lo ngại bị các lực lượng
quân đội TQ tấn công nếu
Manila cử tàu ngăn cản các
hoạt động ngang ngược của
BắcKinh. Trong chuyến thăm
TQhồi cuối tháng 8-2019, ông
Duterte không nhắc đến bãi
cạn Scarborough. Đồng thời,
ông Duterte bị người đồng
cấp TQTập Cận Bình bác bỏ
việc nhắc lại phán quyết Tòa
Trọng tài 2016, trong đó có
đề cập chiến thắng pháp lý
của Manila trước Bắc Kinh
đối với bãi cạn mà TQ đang
có ý đồ tôn tạo.
Theođánhgiácủatờ
Philstar
,
nếu TQ thành công trong
việc xây dựng một đảo nhân
tạo ở Scarborough, điều đó
đồng nghĩa Bắc Kinh sẽ có
thể ngang ngược chiếm giữ
lâu dài bãi cạn này. Về mặt
chiến lược, TQ sẽ hoàn thành
tam giác quân sự hòng kiểm
soát biển Đông.
Thúc đẩy COC
Trong thời gian tại vị còn
lại của ông Duterte, TQ còn
muốn tận dụng triệt để vai trò
của Philippines trongASEAN.
Hiện nay TQ muốn tranh thủ
thời gian Philippines điều
phối quan hệ ASEAN-TQ
nhiệm kỳ 2018-2021 để thúc
đẩy COC một cách gấp gáp
và có lợi cho Bắc Kinh. TQ
muốn nội dung COC phải
đảm bảo: (i) Loại bỏ sự can
thiệp của các nước thứ ba
(như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn
Độ); và (ii) Tiến hành thỏa
thuận song phương giữa TQ
với từng quốc gia ASEAN
chứ không phải với một tập
thể ASEAN thống nhất.
Ngoài ra, nếu COC được
thông qua trong tình trạng lợi
ích nghiêng về TQ thì nước
này càng có lý do bỏ qua
phán quyết của Tòa Trọng
tài năm 2016.
Cần lưu ý rằng năm 2017,
Philippines giữ vai trò chủ tịch
luân phiênASEAN. Trong giai
đoạn này, TQkhông gặp nhiều
khó khăn trước Philippines
dù Manila vừa là bên chính
danh trong mâu thuẫn ở biển
Đông và vừa thắng vụ kiện
đình đám tại Tòa Trọng tài.
Với các đề xuất trông có vẻ
“béo bở” với ông Duterte như
khai thác chung Philippines-
TQ theo tỉ lệ ăn chia lợi ích
tương ứng 60/40, Bắc Kinh
kỳ vọng sẽ có sự ủng hộ của
Manila, chí ít là để chia tách
sự đồng thuận của ASEAN
trong việc thông qua thỏa
thuận bất lợi cho TQ.
Tất nhiên, với tính đặc thù
trong cơ chế đồng thuận chung
của ASEAN, dù Philippines
có ngả về TQ thì Việt Nam,
Malaysia vẫn sẽ đảm bảo TQ
không thể đạt được ý đồ.•
Cho đến hiện tại,
Bắc Kinh có ít nhất
hai ý đồ muốn
hoàn thành khi ông
Duterte còn tại vị.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook