222-2019 - page 9

9
CHÂUANH
T
hời gian gần đây, nhiều
người dân rất ngạc nhiên
khi xuất hiện nhiều xe
màu vàng-đỏ, có dán chữ “Xe
buýt” chạy trả, đón khách
tại các trạm xe buýt tuyến
Cần Thơ đi Vị Thanh (Hậu
Giang) và chiều ngược lại
bên cạnh tuyến xe buýt cũ.
Tuy nhiên, nhiều người cũng
không rõ vì sao việc đón xe
buýt ở tuyến đường này trở
nên khó khăn hơn từ khi có
hai tuyến xe buýt cùng hoạt
động song song.
Xe buýt bỏ tuyến
vì ít khách?
Để tìm hiểu vấn đề, sáng
25-9, chúng tôi đón xe tại trạm
đầu đường Nguyễn Văn Cừ,
TP Cần Thơ đi TP Vị Thanh.
Tuy nhiên, hơn 30 phút đứng
chờ vẫn không đón được xe.
Cùng thời điểm trên, tại
khu dân cư Thới Nhựt (phía
sau Trường ĐH Y Dược Cần
Thơ, đường Nguyễn Văn Cừ
nối dài) có một chiếc xe buýt
màu vàng-đỏ, BKS 95B-
000.27 đậu trên tuyến đường
5A. Sau khi phát hiện bị ghi
hình, tài xế nhanh chóng lên
xe chạy đi. Chiếc xe này chạy
qua các tuyến đường Nguyễn
Văn Cừ nối dài, Nguyễn Văn
Linh,… về phường 7, TP Vị
Thanh. Trên đường đi, xe vẫn
ghé đón, trả khách tại các nhà
chờ, trạm dừng xe buýt tuyến
Cần Thơ - Vị Thanh.
Chiều cùng ngày, cũng trên
đườngNguyễnVănCừ nối dài,
đoạn trước cửa ĐH Y Dược
Cần Thơ, chiếc xe buýt màu
vàng-đỏ, BKS 95B-005.55
đậu tại trạm. Sau hơn 10 phút
xe vẫn không di chuyển, một
phụ nữ trên xe (nhân viên bán
vé - PV) cho biết xe đang đậu
trạm chờ khách, khoảng 5-10
phút nữa sẽ chạy. Tuy nhiên,
từ lúc phát hiện chiếc xe buýt
này đậu ở đây đến khi trao đổi
với nhân viên bán vé, tài xế
xe ngả ghế ngủ “rất ngon”, xe
không nổ máy, không có dấu
hiệu là ghé trạm chờ khách
rồi đi như các xe buýt khác.
Trả lời PVvề việc đứng đón
xe tại đoạn đầu đường Nguyễn
Văn Cừ nhưng không có xe
buýt, ôngNguyễnThanhTuấn,
Giám đốc Công ty CP Bến xe
tàu Hậu Giang, khẳng định xe
buýt do đơn vị quản lý luôn
chấp hành nghiêm theo tuyến
Một chiếc xe buýtmàu vàng-đỏ đậu trong khu dân cư (ảnh chụp sáng 25-9). Ảnh: CHÂUANH
“Ngày trước ban
tham gia đấu giá
nhưng không trúng,
giờ lại hoạt động như
một đơn vị trúng đấu
giá thì rất khó khăn
cho chúng tôi” - ông
Thành bày tỏ.
Theo ông Lữ Thành Trung, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT
tỉnh Hậu Giang, xe buýt phải đảmbảo chạy từ đầu tuyến đến
cuối tuyến. Nếu không xuất phát tại bến là chạy không đúng
biểu đồ, là sai nhưng ở mức độ nào thì xem xét lại mới có
hướng xử lý theo quy định. Còn theo ông Trịnh Thanh Hùng,
Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở
GTVT tỉnh Hậu Giang, Sở chưa nhận được phản ánh nào của
người dân về chuyện xe đậu trong khu dân cư. Sở sẽ kiểm tra
lại, nếu đúng như phản ánh sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Không trúng đấu giá, xe
buýt vẫn được hoạt động
Vì sao tuyến đường có hai tuyến xe buýt cùng hoạt động nhưng người dân
lại không thể đón xe?
đã đăng ký, đảm bảo chạy từ
trạm đầu đến trạm cuối tuyến,
đúng thời gian.Tuynhiên, chiều
25-9, ghi nhận thực tế, chúng
tôi không tìm thấy xe nào để
đi về Hậu Giang như chỉ dẫn.
Một người dân sống gần đây
xác nhận đầu đường Nguyễn
Văn Cừ nối dài chính là điểm
đầu của tuyến xe buýt CầnThơ
đi Hậu Giang nhưng rất ít khi
thấy xe buýt đậu ở đây để chờ
khách. “Lâu lâu cũng có xe
đậu ở đây chờ khách nhưng
đó là khi có kiểm tra hay báo
cáo gì mới đậu, còn không là
không có đâu” - người này
cho biết thêm.
“Đoạn đường Nguyễn Văn
Cừ ít khách, hơn nữa qua tới
đường CáchMạngThángTám
thì xe buýt Hậu Giang không
được đón khách, chỉ được trả
khách thôi nên xe buýt ít chạy
lên đây lắm” - một người dân
khác cho biết.
Không trúng đấu giá,
“xin” hoạt động chung
Trước đâyxe buýtHậuGiang
doChinhánhVậntảihànhkhách
xe buýt thuộc Công ty CPCấp
thoát nước - Công trình đô thị
Hậu Giang quản lý. Đến tháng
2-2019, UBND tỉnh phê duyệt
phương án giải thể chi nhánh
này, đồng thời tổ chức bán đấu
giá toàn bộ tài sản. Cuối tháng
2-2019, Công ty TNHH hai
thành viên Vận tải Hậu Giang
đã trúng đấu giá với số tiền hơn
1,9 tỉ đồng. Cũng trong phiên
đấu giá này, Công tyCPBến xe
tàu Hậu Giang (thời điểmđó là
Ban quản lý và điều hành bến
xe tàu) cũng tham gia nhưng
không trúng đấu giá.
Trong thời gian chuyển
giao, việc khai thác các tuyến
vận tải hành khách xe buýt
tạm thời bàn giao cho Ban
quản lý và điều hành bến xe
tàu để đảm bảo phục vụ nhu
cầu của người dân. Và vậy là
một loạt xe buýt màu vàng-đỏ
“ra đời”, chạy song song với
xe buýt cũ.
Sau khi hoàn thành các thủ
tục bàn giao, Công ty TNHH
hai thành viên Vận tải Hậu
Giang đã nhiều lần có văn bản
đề nghị Sở GTVT tỉnh cho
phép đơn vị khai thác 100%
các tuyến liên tỉnh. Tuy nhiên,
qua nhiều cuộc họp, lãnh đạo
Ban quản lý và điều hành bến
xe tàu cho rằng ban được Sở
GTVT tỉnh bổ sung chức năng,
nhiệm vụ “vận chuyển hành
khách bằng xe buýt”. Vì vậy,
trong thời gian tiếp nhận chờ
hoàn thành thủ tục, ban đã tổ
chức khai thác hai tuyến xe
liên tỉnh. Đến khi nào đơn vị
thắng đấu giá hoàn thành thủ
tục chuyển giao thì sẽ hoạt
động chung biểu đồ, mỗi đơn
vị 15 ngày/tháng.
TheoôngTrươngHữuThành,
Giám đốc Công ty TNHH
hai thành viên Vận tải Hậu
Giang, việc hoạt động cách
ngày như vậy ảnh hưởng rất
nhiều đến kinh tế, thu nhập
của nhân viên và lãng phí các
chi phí theo xe. “Ngày trước
ban tham gia đấu giá nhưng
không trúng, giờ lại hoạt động
như một đơn vị trúng đấu giá
thì rất khó khăn cho chúng
tôi” - ông Thành bày tỏ.
Cũng theo ông Thành, từ
khi có hai đơn vị cùng khai
thác tuyến xe buýt này, lãnh
đạo công ty nhận được rất
nhiều phản ánh từ người dân
như: Không đón được xe hoặc
theo quy định thì khoảng 40
phút có một chuyến nhưng
có khi chờ hơn một tiếng vẫn
không đón được xe. Thậm
chí, có người còn cho rằng
xe buýt Hậu Giang không có
tiền đóng bến nên phải trốn
vì liên tục phát hiện xe buýt
không đậu ở bến mà đậu ở
các khu dân cư. “Nhận được
phản ánh, chúng tôi phải giải
thích cho bà con hiểu là hiện
có hai đơn vị cùng hoạt động
và xe buýt màu vàng-đỏ không
phải do chúng tôi quản lý. Từ
lúc hoạt động song song đến
nay, xe buýt Hậu Giang ngày
càng mất lòng tin của khách
hàng” - ông Thành thông tin
thêm.•
Tổng thầu chưađưa
hồ sơđể nghiệmthudự
ánCát Linh -HàĐông
Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết
dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà
Đông dự kiến đưa vào khai thác vận hành từ tháng
4-2019. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn trễ hẹn do 1%
công việc còn lại chưa hoàn thành.
Cụ thể là hoàn thiện mỹ quan và lắp đặt thiết bị ở
một số đơn thể khu depot. Cùng đó là việc đưa về
công trường lắp đặt hoàn chỉnh một số thiết bị còn
thiếu hoặc thay thế các thiết bị có sai sót, hư hỏng
do vận chuyển trước đây phải khắc phục. “Chúng tôi
đã tích cực đôn đốc Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6
Trung Quốc (tổng thầu EPC) nhưng tiến độ vẫn rất
chậm…” - Ban quản lý dự án đường sắt nhận định.
Đơn vị này cũng cho rằng khối lượng công việc
còn lại tuy không nhiều nhưng khá phức tạp và mất
nhiều thời gian, nhiều nội dung thử nghiệm phải vừa
thực hiện vừa căn chỉnh.
Trước đó, trả lời báo chí liên quan đến dự án, Thứ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng
ngoài những nguyên nhân trên, tổng thầu chưa cung
cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu của nhiều hạng mục dự
án để phía Việt Nam nghiệm thu. Đây là lý do chính
khiến dự án chưa thể khai thác thương mại.
Liên quan đến nhiều ý kiến cho rằng Bộ GTVT
nên khởi kiện tổng thầu Trung Quốc vì chậm trễ tiến
độ dự án, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết
đơn vị chưa xem xét việc này vì một phần nguyên
nhân dẫn đến chậm trễ do công tác giải phóng mặt
bằng của Hà Nội. Năm 2014 tổng thầu Trung Quốc
mới tiếp nhận mặt bằng để thi công trong khi đáng
lẽ họ phải được bàn giao trước đó vài năm.
Được biết để đảm bảo tuyệt đối an toàn trước khi
bàn giao dự án đưa vào vận hành khai thác thương
mại, Bộ GTVT đã thuê tư vấn đánh giá an toàn hệ
thống (tư vấn độc lập của Pháp) để tiến hành đánh
giá an toàn từ khâu thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị
và vận hành toàn bộ hệ thống.
Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà
Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ
Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12
nhà ga trên cao; có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có
bốn toa, tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến với vận
tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai
thác 35 km/giờ.
UBND Hà Nội cũng đã công bố mức giá vé bình
quân toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là
trên 10.000 đồng với cự ly 5,3 km. Hà Nội dự kiến
mức chi hỗ trợ cho hành khách sử dụng tàu điện Cát
Linh - Hà Đông gần 14,5 tỉ đồng/năm.
V.LONG
Hơn 5.600 người chết do tai nạn
giao thông chín tháng đầu năm
Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban
ATGT Quốc gia, cho biết: Chín tháng đầu năm (tính
từ ngày 15-12-2018 đến 14-9-2019), toàn quốc xảy ra
hơn 12.600 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 5.600
người, bị thương hơn 9.600 người. So với cùng kỳ năm
2018, giảm cả ba tiêu chí với 567 vụ, 353 người chết
và 700 người bị thương.
Trong đó, đường bộ xảy ra trên 12.500 vụ, làm chết
hơn 5.500 người, bị thương hơn 9.500 người. So vơi
cùng kỳ năm trươc giảm 554 vụ, giảm 356 người chết,
giảm 694 người bị thương. Đường sắt xảy ra 121 vụ,
làm chết trên 100 người, bị thương 41 người; tăng bảy
vụ, tăng bảy người chết, giảm tám người bị thương.
Đường thủy xảy ra 43 vụ, làm chết 19 người, bị
thương bảy người. So với cùng kỳ năm trước, giảm
15 vụ, giảm 13 người chết, số người bị thương tăng
hai người. Hàng hải xảy ra 10 vụ, làm chết 13 người,
không có người bị thương. So với cùng kỳ năm trước
giảm năm vụ, tăng chín người chết và mất tích, số
người bị thương không thay đổi. “Chỉ tính riêng trong
tháng 9, toàn quốc xảy ra trên 1.300 vu, lam chêt trên
560 ngươi va lam bi thương trên 1.000 ngươi. So với
tháng cùng kỳ năm 2018 giảm 116 vu, giảm 83 người
chêt, giảm 87 ngươi bi thương” - ông Thái thông tin
thêm.
LX
(Theo
Giao thông
)
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook