222-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu27-9-2019
Bài toán “nông nghiệp
thông minh” cho
miền Tây
ĐẠI THẮNG
“H
iện nay trình độ sản
xuất nông nghiệp ở
ĐBSCL bước đầu
đã cơ giới hóa các khâu làm
đất và thu hoạch. Ở các khâu
còn lại, mức độ ứng dụngmáy
nông nghiệp còn thấp”. Nhóm
các nhà nghiên cứu dẫn đầu
bởi TS Trần Anh Sơn (ĐH
Bách khoa, ĐH Quốc gia
TP.HCM) nhận định trong
tham luận “Thực trạng ứng
dụng cơ khí nông nghiệp
thông minh tại ĐBSCL”.
Tổn thất lớn vì
công nghệ kém
Trong ngành trồng lúa,
theo nhóm của TS Trần Anh
Sơn, máy móc, thiết bị ngoại
nhập có giá thành cao. Đây
là lý do chính khiến hầu hết
người dân chấp nhận dùng
máy cày, máy kéo cũ đã qua
sử dụng - vốn tiêu hao nhiều
nhiên liệu và độ bền, độ ổn
định hoạt động không đảm
bảo. Hậu quả là chi phí đội
lên, trong khi chất lượng
nông sản không đảm bảo.
Khâu thu hoạch lúa cũng
gặp khó khăn do công nghệ
thô sơ. “Tổn thất sau thu hoạch
lúa vẫn còn ở mức 13%-14%
về số lượng và hơn 12% về
giá trị. Một số nhà máy hiện
đại hơn sử dụng sấy tầng sôi
và sấy tháp, tuy nhiên chi phí
đầu tư và bảo trì cao” - nghiên
cứu của nhóm TS Trần Anh
Sơn chỉ ra.
Trong khi đó, đối với ngành
sản xuất trái cây, công nghệ
chế biến lạc hậu cũng ảnh
hưởng tới chất lượng rau quả.
Các dây chuyền chế biến hoạt
động chưa đồng bộ, có khâu
đã được tự động hóa, song
song vẫn tồn tại nhiều khâu
thao tác bằng thủ công, khả
năng truy xuất nguồn gốc kém.
Ví dụ, ở các công ty chế biến
trái cây vẫn còn nhiều khâu
thao tác thủ công đòi hỏi tập
trung 40-60 lao động, chủ yếu
ở khâu khuân vác, ngâm rửa,
gọt vỏ, phân loại và đóng bao
bì sản phẩm.
Tương tự, trong ngành
nuôi trồng thủy sản, trong
khi diện tích nuôi trồng rất
lớn nhưng trình độ và trang
thiết bị sản xuất còn nhiều
hạn chế. Điển hình là các
vấn đề liên quan đến nguồn
nhân lực, khâu nuôi, khâu
thu hoạch và vấn đề ô nhiễm
môi trường.
Tiếp cận nông
nghiệp thông minh
Trước các hạn chế về công
nghệ nông nghiệp, ông Từ
Minh Thiện, Phó Trưởng Ban
quản lý Khu nông nghiệp
công nghệ cao TP.HCM,
chia sẻ: Một số quốc gia trên
thế giới đã ứng dụng nông
nghiệp thông minh trong các
lĩnh vực như quản lý đất đai,
kiểm soát thiên tai, quản lý
chất lượng và sản xuất.
TheoôngThiện,chươngtrình
nông nghiệp thông minh toàn
diện bao gồm năm nội dung
chính. Một là bản đồ công
nghệ: Mô phỏng, GIS, GPS,
cảm biến độ dẫn điện mặt đất,
hình ảnh siêu phổ, UAV, xử
lý hình ảnh, cơ học (giám sát
năng suất, bản đồ năng suất,
đất, cây trồng, cỏ dại và xác
định bệnh, định lượng và mối
quan hệ của chúng).
Bên cạnh đó là công nghệ
cảm biến: Ứng dụng GPS,
GIS, LED, radar, cảm biến
camera, phát triển phần
mềm, phát triển độ chính
xác (công nghệ điều khiển
và cảm biến thời gian thực
cho các ứng dụng VRT, bộ
điều khiển máy tính và bộ
truyền động).
Tiếp theo là công nghệ
bón phân: GPS, GIS, cảm
biến NIR, bộ điều khiển (bộ
điều khiển tưới thông minh,
độ ẩm đất và cảm biến chất
lượng, cũng như sinh lý của
cây trồng).
Quan trọng không kém là
hệ thống thu hoạch chính xác:
Cảm biến, bộ điều khiển,
máy tính, GPS (hệ thống ra
quyết định dữ liệu, hệ thống
điều khiển).
Cuối cùng, không thể bỏ
qua hệ thống thông tin quản
lý: Điện thoại di động, máy
tính, logger dữ liệu (hệ thống
hỗ trợ quyết định, cơ sở dữ
liệu, mô hình, truyền thông
không dây vàmạng cảmbiến).
Nhìn từ các nước
tiên tiến
Theo bà Dương Huyền
Trang, ĐH An Giang, nông
nghiệp công nghệ cao tạo
ra một lượng sản phẩm lớn,
năng suất cao, chất lượng tốt
và đặc biệt là thân thiện với
môi trường. “Các bài học kinh
nghiệm của Israel cho thấy
khi áp dụng công nghệ cao
thì mỗi hecta trồng cà chua
cho ra 250-300 tấn/năm, trong
khi với cách sản xuất truyền
thống của nước ta thì năng
suất chỉ đạt khoảng 20-30
tấn/ha/năm” - bà Trangmô tả.
Cũng theo vị chuyên gia
này, nông nghiệp công nghệ
cao sẽ giúp nông dân chủ
động trong sản xuất, giảm
sự lệ thuộc vào thời tiết và
khí hậu, do đó quy mô sản
xuất được mở rộng. Ngoài
ra, giá thành sản phẩm cũng
cạnh tranh hơn, thương hiệu
cũng dễ dàng đa dạng hơn.•
Sáng nay, 27-9, ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp với UBND
TP.HCMtổchứchội thảokhoahọc“Cơkhí nôngnghiệp thông
minh cho ĐBSCL” tại TP.HCM. Chương trình có sự tham gia
của nhiều chuyên gia, diễn giả trong ngành, cùng thảo luận
về các định hướng và giải pháp chuyển đổi mô hình phát
triển bền vững cho ĐBSCL và những đóng góp của khoa
học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp.
Tỉ phú Hong Kong tung hơn 9.000 tỉ
mua bảo hiểm Vietcombank
Hãng tin
Bloomberg
dẫn các nguồn tin cho biết tỉ
phú Richard Li, Chủ tịch Tập đoàn FWD Group có
trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), đã gần tiến đến
cuộc thỏa thuận một hợp đồng trị giá 400 triệu USD
(tương đương 9.200 tỉ đồng) để mua lại Công ty Bảo
hiểm nhân thọ Cardif của Vietcombank.
Các nguồn tin cũng cho
Bloomberg
biết rằng FWD
đã trả giá cao hơn Công ty Bảo hiểm Prudential để
giành chiến thắng cho cuộc mua bán này. Việc công
bố thỏa thuận của thương vụ này sẽ được diễn ra
trong vài tuần tới. Thực tế khoản tiền 400 triệu USD
là mức thanh toán ban đầu và nếu hiệu suất kinh
doanh tốt hơn, FWD có trả thêm một khoản tiền lên
đến một tỉ USD.
FWD là một công ty con nằm trong Tập đoàn Đầu
tư Pacific Century của tỉ phú Richard Li (con trai
của người giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành) đã
có các hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. Năm 2016,
FWD đã chi 35 triệu USD để mua lại Great Eastern
Life Vietnam.
FWD có lý do để mua công ty bảo hiểm của
Vietcombank vì thị trường bảo hiểm phát triển nhanh
chóng và dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Bộ Tài chính
dự đoán thị trường bảo hiểm sẽ tăng trưởng ở mức
20% trong năm 2019.
PHƯƠNG MINH
Giá vàng xuống dốc, mỗi lượng mất
nửa triệu đồng
Sau bốn ngày liên tiếp tăng giá với tốc độ chóng
mặt, chiều qua 26-9, giá vàng đột ngột lao dốc mạnh.
Hiện giá vàng miếng SJC tại TP.HCM đang niêm yết
ở mức 42-42,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra),
giảm khoảng 300.000 đồng mỗi lượng so với trước đó
một ngày. Tương tự, giá vàng miếng do Công ty Vàng
bạc đá quý PNJ công bố ở mức 41,76-42,26 triệu
đồng/lượng, giảm 320.000 đồng/lượng. Khoảng cách
giữa hai chiều mua vào - bán ra đang giãn rộng lên
mức 500.000 đồng/lượng.
Đáng chú ý, giá vàng nhẫn của Công ty Phú Quý có
mức giảm sâu nhất lên tới 500.000 đồng mỗi lượng,
đang giao dịch quanh mức 41,6-42,15 triệu đồng/
lượng. Nhiều chuyên gia cho rằng giá vàng trong
nước liên tục biến động, tăng giảm đột ngột những
ngày qua là do ảnh hưởng từ giá thế giới.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giảm
tới 25 USD/ounce trong ngày hôm qua, tương đương
giảm khoảng 700.000 đồng/lượng, hiện giao dịch
quanh ngưỡng 1.507 USD/ounce. Giá vàng thế giới
giảm mạnh là do đồng USD tăng giá. Mặt khác, Tổng
thống Mỹ Donald Trump tiết lộ thông tin thỏa thuận
kết thúc thương chiến với Trung Quốc có thể sẽ được
ký kết sớm hơn dự báo.
T.LINH
Nhiều đặc sản vùng miền hội tụ
về TP.HCM
Ngày 26-9, hội nghị kết nối cung-cầu hàng hóa năm
2019 giữa TP.HCM và các tỉnh đã khai mạc tại Trung
tâm Văn hóa thể thao quận Tân Bình. Hội nghị do Sở
Công Thương TP.HCM tổ chức nhằm tạo điều kiện
cho doanh nghiệp (DN) có cơ hội tìm kiếm đối tác,
hợp tác đầu tư; tìm đầu ra cho hàng hóa, nông sản...
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công
Thương TP.HCM, cho biết hội nghị năm nay có
45 địa phương tham gia với 2.341 DN. Hội nghị
sẽ giới thiệu trực tiếp đến nhà thu mua, người tiêu
dùng gần 2.000 mặt hàng của 558 DN trưng bày tại
449 gian hàng. Bên cạnh hàng nông sản an toàn từ
các tỉnh, thành còn có nhiều đặc sản vùng miền trên
cả nước như nhãn xuồng cơm vàng, trà lá sen, bánh
khô mè, sản phẩm mây tre, tre, nứa, bưởi cốm…
được giới thiệu.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM, đánh giá đây là năm thứ tám hội nghị được
tổ chức. Quy mô hội nghị ngày càng lớn, hàng hóa
dồi dào; số lượng địa phương tham gia tăng, các hợp
đồng ký kết hợp tác ngày càng nhiều. “Chương trình
ngày càng đi vào chiều sâu và tích cực. Thời gian tới,
TP.HCM sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành TP
phối hợp các tỉnh triển khai quyết liệt chương trình
này” - ông Liêm nói.
TÚ UYÊN
Nông nghiệp công nghệ cao sẽ làmột hướng ra đầy tiềmnăng cho
khu vực ĐBSCL.
Hiệnnay, hầuhết nôngdândùngmáy cày,máy kéo…cũđãqua sửdụng trongnôngnghiệp. Ảnh: HTD
Một số quốc gia
trên thế giới đã ứng
dụng nông nghiệp
thông minh trong
các lĩnh vực như
quản lý đất đai,
kiểm soát thiên tai,
quản lý chất lượng
và sản xuất.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook