228-2019 - page 12

12
NGUYỄNQUYÊN
P
hản ánh tới
Pháp Luật
TP.HCM
,
nhiều phụ
huynh có con đang học
tại Trường THPT chuyên
Trần Đại Nghĩa (quận 1) cho
hay năm học này, ngoài các
khoản theo quy định, phụ
huynh còn phải đóng thêm
tiền thư viện 145.000 đồng/
tháng. Số tiền này sẽ được
đóng trong vòng bảy năm.
“Tại sao chúng tôi lại phải
đóng khoản tiền trên? Con em
chúng tôi sẽ được hưởng lợi
gì từ công trình này?” - phụ
huynh thắc mắc.
Ông Nguyễn Minh, Hiệu
trưởng Trường THPT chuyên
Trần Đại Nghĩa, cho hay
TP.HCM đã phê duyệt để
trường đầu tư xây dựng thư
viện thông minh theo chương
trình kích cầu đầu tư. Đây
là chủ trương của TP để có
thể huy động xã hội hóa các
nguồn lực phát triển giáo dục.
Ông Minh cho biết đối với
chín tháng nhưng thư viện sẽ
mở cửa để phục vụ học sinh
trong suốt 12 tháng”.
ÔngMinh khẳng định thêm:
“Đây không phải là chương
trình tự phát. Nó hoàn toàn
nằm trong chương trình kích
cầu đầu tư để hướng tới xây
dựngTPthôngminh. TPthông
minh sẽ có trường học thông
minh. Và thư viện chính là
trung tâm của trường học.
Ngoài Trường THPT chuyên
Trần Đại Nghĩa, TP.HCM
đang chuẩn bị phê duyệt cho
16 đơn vị về chủ trương kích
cầu đầu tư. Mặt khác, mục
tiêu xây dựng thư viện là phục
vụ cho học sinh. Học sinh
chính là đối tượng sử dụng
tài nguyên của thư viện. Các
em sẽ được học trên thư viện,
sẽ được sử dụng trang thiết
bị, các phần mềm học thuật
hiện đại của các nước phát
triển, điển hình như Zpace.
Đặc biệt, học sinh có thể khai
thác tài nguyên thư viện tại
nhà bằng việc truy cập vào
website bằngmộtmã tài khoản
riêng. Ngoài ra, tài nguyên
trong thư viện cũng là điều
kiện để giáo viên ứng dụng
phương pháp giảng dạy mới
và soạn giảng mới để nâng
cao chất lượng giáo dục”.•
Trường chuyên TrầnĐại Nghĩa
lý giải việc thu tiền thư viện
Thư viện
thôngminh
được xây
dựng dựa
trên chương
trình kích
cầu đầu tư
của TP. Mức
thu 145.000
đồng/tháng
đã nhận được
sự đồng ý của
Sở GD&ĐT
TP.HCM.
Trong cuộc họp phụ huynh
đầunămhọc, bangiámhiệuđã
trao đổi về vấn đề này đối với
giáo viên chủ nhiệmvà trưởng
ban đại diện cha mẹ học sinh
của 98 lớp. Hiện tại, trong biên
bản họp của các lớp, hầu hết
phụhuynhđềuđồngý vớimức
thu trên.
Tiêu điểm
ThưviệnthôngminhTrư ngTHPTchuyênTr nĐạiNghĩađãđivàohoạtđộngtừtháng8-2019.Ảnh:NM
chương trình kích cầu đầu tư,
nhà trường sẽ làm chủ đầu
tư, đứng ra vay để thực hiện
công trình. TP sẽ là đơn vị hỗ
trợ trả lãi suất vay, còn nhà
trường trả lãi gốc.
Công trình đã được nhà
trường xây dựng trong năm
2018 với mức kinh phí được
TP phê duyệt gần 15 tỉ đồng.
Hiện tại thư viện đã đi vào
hoạt động.
“Với số tiền trên, nhà
trường vận động các vị phụ
huynh cùng chi trả tiền đầu
Công tr nh đã được
nhà trường xây d ng
trong năm 2018 với
mức kinh phí được
TP phê duyệt gần
15 tỉ đồng.
tư trong vòng bảy năm. Hiện
naymức đề xuất từ phụ huynh
là 145.000 đồng/tháng. Phụ
huynh sẽ đóng trong vòng chín
tháng. Chương trình này chỉ
vận động cho học sinh đang
theo học ở cơ sở 1, dành cho
khối lớp 8, 9, 10, 11, 12” - ông
Minh nói.
ÔngMinhlýgiảithêm:“Mức
thu này đã nhận được sự đồng
thuận về chủ trương của Sở
GD&ĐTTP.HCM. Hơn nữa,
nhà trường chỉ vận động phụ
huynh đóng góp trong vòng
Đời sống xã hội -
ThứSáu4-10-2019
EVN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
xây dựng lưới điện nông thôn
TRUNGAN
N
gày 2-10, tại Thanh
Hóa, Bộ Công Thương
đã tổ chức hội nghị
tổng kết 10 năm thực hiện
chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới
ngành công thương giai đoạn
2010-2020.
Người dân nông thôn
dùng điện an toàn,
ổn định
Phát biểu tại hội nghị, ông
Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng
Bộ Công Thương, cho biết
trong giai đoạn 2011-2020,
ngành công thương triển khai
hai tiêu chí trong chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới đó là: Điện
nông thôn và cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn.
Đối với tiêu chí “Điện nông
thôn”, Tập đoàn Điện lựcViệt
Nam (EVN) và các đơn vị
thành viên đóng vai trò chủ
lực, nòng cốt, không ngừng
cải tạo, nâng cấp, xây dựng
mới lưới điện trung, hạ áp
nông thôn…Qua đó đáp ứng
đủ, kịp thời nhu cầu phát triển
sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, nuôi trồng thủy
hải sản, sinh hoạt và đảm bảo
vận hành an toàn ổn định lưới
điện của dân cư khu vực nông
thôn. Kết quả huy động nguồn
lực giai đoạn 2016-2019 đạt
81.700 tỉ đồng, gấp 1,6 lần
so với vốn đầu tư giai đoạn
2011-2015 (50.100 tỉ đồng).
EVNchobiết đếnnayđơnvị
này đã cấp điện đến 100% số
xã, trong đó có 8.072/8.902 xã
(khoảng 90,7%) trên cả nước
đạt tiêu chí số 4 về nông thôn
mới, tăng gần 46%so với năm
2010 và tăng 8,3% so với thời
điểmnăm2015.Nhiều tỉnh,TP
đạt tỉ lệ 100% tổng số xã đạt
chuẩn nông thôn mới về điện.
Bên cạnh đó, EVN đã tiếp
tục đẩy mạnh công tác tiếp
nhận lưới điện hạ áp nông
thôn từ các tổ chức quản lý
điện địa phương không đủ
năng lực quản lý. Đến cuối
năm 2018, EVN đã tiếp nhận
gần 6.000 xã, quản lý bán điện
trực tiếp tới hơn 6,2 triệu hộ
dân và tiến hành cải tạo lưới
điện sau tiếp nhận với tổng
chi phí khoảng 8.000 tỉ đồng.
Nhờ đó, giúp hộ dân nông
thôn được sử dụng điện chất
lượng, an toàn, ổn định, mua
điện theo giá quy định và sử
dụng các dịch vụ khách hàng
do EVN cung cấp. EVN cũng
đã hoàn thành tiếp nhận, quản
lý và bán điện tại 11/12 huyện
đảo, cấp điện ổn định, liên
tục 24/24 giờ trên các đảo,
góp phần bảo vệ chủ quyền
biển đảo, an ninh, chính trị
và xã hội.
Khó khăn về vốn đầu tư
Ông V Quang Lâm, Phó
Tổng giámđốc EVN, cho biết:
Trong 10 năm triển khai tiêu
chí “Điện nông thôn”, khó
khăn lớn nhất là thiếu nguồn
vốn đầu tư cải tạo và phát triển
lưới điện nông thôn. Nguyên
nhân là do đặc thù lưới điện
nông thôn có địa bàn trải
rộng, nhiều núi, vùng sâu,
vùng xa, có những nơi chưa
có đường giao thông, hộ dân
sinh sống rải rác…Bên cạnh
đó, công tác giải phóng mặt
bằng để xây dựng công trình
lưới điện mới ngày càng khó
khăn, đặc biệt là lưới truyền
tải điện 220/110 kV.
Trong giai đoạn tới, EVN
kiến nghị Chính phủ xem
Lưới điện của EVNđã phủ rộng khắpmi n nông thôn Việt Nam.
x t, cân đối bố trí nguồn
vốn ngân sách nhà nước giai
đoạn 2021-2025 để thực hiện
được mục tiêu của chương
trình “Cấp điện nông thôn từ
lưới điện quốc gia giai đoạn
2013-2020”. Ngoài ra, EVN
cũng kiến nghị Chính phủ chỉ
đạo các bộ, ngành làm việc
với các tổ chức quốc tế nhằm
tìm kiếm các nguồn vốn ưu
đãi và có chính sách hỗ trợ
lãi suất cho EVN để đầu tư
các dự án về lưới điện cho
khu vực nông thôn, đáp ứng
được mục tiêu của chương
trình đề ra.
EVNđềnghịUBNDcáctỉnh
ưu tiên bố trí vốn ngân sách
hằng năm để thực hiện đầu tư
cấp điện cho các hộ dân chưa
có điện (khi ngân sách trung
ương chưa bố trí kịp vốn). Bởi
lẽ các dự án cấp điện quốc gia
là hoạt động mang tính công
ích, mục tiêu vì an sinh xã hội
nên không thể vay vốn thương
mại để đầu tư.
Đồng thời, EVN kiến nghị
UBND các tỉnh chỉ đạo Ban
chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới của tỉnh có kế hoạch và
thống nhất danh mục các xã
xây dựng nông thônmới đồng
bộ các nguồn lực để thực hiện
tập trung 19 tiêu chí, sử dụng
kết hợp các nguồn vốn có hiệu
quả trong bối cảnh các nguồn
vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, vận động các hộ dân
tự nguyện thamgia giải phóng
mặt bằng để xây dựng mới
lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện của các xã.
Ngoài ra, EVN đề nghị
các địa phương hỗ trợ tuyên
truyền người dân trong việc
phát quang hành lang an toàn
lưới điện, vận động người dân
không trồng các loại cây phát
triển nhanh dưới đường dây
hiện hữu.•
EVNđã cấp điện đến 100% số xã, trong đó có
8.072/8.902 xã (kho ng 90,7%) trên c nước đạt
tiêu chí “Điện nông thôn” về nông thônmới.
Thông tin doanh nghiệp
(028)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook