228-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu4-10-2019
Họ đã nói
TrungQuốc phải rút tàukhỏi biểnViệtNamngay lập tức!
Hành động của Trung Quốc vi phạmnghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Namđược xác định
phù hợp với các quy định tại UNCLOS 1982.
Ngày 3-10, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao
Việt Nam (VN), người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê
Thị Thu Hằng nêu rõ: “VN khẳng định lại khu vực mà
Trung Quốc (TQ) gọi là bãi Vạn An là khu vực hoàn
toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm
lục địa của VN được xác định từ những thực thể đất liền
phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) năm 1982, hoàn toàn không phải là khu vực
tranh chấp hay có chồng lấn”.
Bên cạnh đó, bà Hằng cho biết: Nhóm tàu Địa chất hải
dương 8 của TQ lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại EEZ
và thềm lục địa của VN. “Hành động này vi phạm nghiêm
trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN...” - bà
Hằng khẳng định.
Bà Hằng nhấn mạnh thêm: “VN kiên quyết phản đối
hành động này và đã có giao thiệp với TQ. Một lần nữa,
Người
phát
ngôn Bộ
Ngoại
giao Việt
NamLê
Thị Thu
Hằng.
Ảnh: VT
VN yêu cầu TQ chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm
tàu trên ra khỏi vùng biển VN và không để tái diễn các vi
phạm tương tự”.
Phát ngôn lần này của bà Hằng tiếp tục bác bỏ toàn bộ
lập trường của TQ do người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ
Cảnh Sảng đưa ra trong cuộc họp báo hồi tháng 9. Theo
đó, Cảnh Sảng ngang ngược nói rằng: TQ có chủ quyền
tại quần đảo Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài
phán tại khu vực bãi Tư Chính ở gần đó (nguyên văn phía
TQ gọi là quần đảo Nam Sa và bãi Vạn An - PV), theo
website Bộ Ngoại giao TQ.
Trước đó, hôm 28-9 (giờ Mỹ), phát biểu tại Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ, Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Chúng tôi
kêu gọi các bên liên quan ở biển Đông tuân thủ luật pháp
quốc tế, đặc biệt là UNCLOS (…) VN đã nhiều lần bày
tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở biển
Đông, bao gồm những sự cố nghiêm trọng xâm phạm chủ
quyền và quyền tài phán của VN tại các khu vực hàng hải
của chúng tôi theo định nghĩa của UNCLOS”.
VIẾT THỊNH - ĐẠI THẮNG
Lý do Trung Quốc ngoan cố
kéo dài xâm phạm biển Việt Nam
Trung Quốc có ý đồ gây sức ép khiến các nước từ bỏ ý định khai thác tài nguyên trong vùng biển thuộc
yêu sách đường chín đoạn đã bị tòa bác bỏ năm2016.
ĐỖTHIỆN
T
heo các chuyên gia, việc
Trung Quốc (TQ) hung
hăng cử nhóm tàu Địa
chất hải dương 8 của TQ
mở rộng hoạt động xâm
phạm các vùng biển Việt
Nam (VN) cho thấy nước
này đang ngang ngược thách
thức không chỉ lập trường
chính đáng của VN mà còn
lập trường thượng tôn pháp
luật của cộng đồng quốc tế.
Hăm dọa các nước
hợp tác với Việt Nam
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
,
TS Nguyễn Thành Trung,
Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu quốc tế (SCIS), ĐH
Khoa học xã hội và Nhân văn
TP.HCM, nhận định có hai lý
do đằng sau việc TQ tiếp tục
mở rộng xâm phạm biển VN.
Thứ nhất là phản ứng của các
nước trong và ngoài khu vực
biển Đông hiện nay chủ yếu
về mặt ngoại giao, trong khi
thực tế trên thực địa chưa nước
nào có thể răn đe Bắc Kinh
một cách hiệu quả. Ngoài ra,
sau khi công tác chuẩn bị và
tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngày
Quốc khánh TQ hoàn tất, Bắc
Kinh càng đẩymạnh việc xâm
phạm biển nước khác để phô
trương lực lượng.
“Thông điệp của TQ là rất
rõ ràng: Muốn các nước từ bỏ
ý định khai thác tài nguyên
trong vùng biển mà TQ vô lý
gọi là yêu sách đường chín
đoạn. Đồng thời, TQ muốn
dọa các nước có ý định hoặc
đang hợp tác với VN khai
Việt Nam nên
đẩy mạnh kêu gọi
các nước vào cuộc
Trước các hànhvi hunghăng
kéo dài của TQ, VN nên mạnh
dạn thúc đẩy các giải pháp đa
phương, chủ động kêu gọi sự
hợp tác, trợ giúp từ các nước
khác một cách cụ thể hơn. Ví
dụ, VN có thể kêu gọi tuần tra
chung, hợp tác hàng hải, trợ
giúp phát triển hạ tầng tàu
biển,... Phải quy tụ được sức
mạnh của nhiều nước, đặc biệt
các quốc gia lớn như Mỹ, Ấn
Độ, Úc, Nhật Bản…mới có thể
khiến TQ trả giá nặng nề hơn
khi gây ra các hành vi sai trái.
TS
NGUYỄN THÀNH TRUNG
,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
quốc tế (SCIS), ĐH Khoa học xã hội
và Nhân văn TP.HCM
Philippines phản đối tàu Trung Quốc
gần bãi Cỏ Mây
Ngoại trưởngPhilippinesTeodoro Locsin Jr.đăng trên trang
Twitter cá nhân yêu cầu Bộ Ngoại giao Philippines gửi công
hàm phản đối việc tàu hải cảnh TQ hoạt động phi pháp gần
bãi Cỏ Mây, tờ
ABC News
hôm 2-10 đưa tin.
Ông Teodoro Locsin Jr. đưa ra yêu cầu trên khi đang tháp
tùngTổng thống Philippines RodrigoDuterte đến thămNga.
“Liệu tôi có cần phải bay về Philippines và đích thân gửi công
hàm phản đối (TQ) hay không? Đây là thông báo của quân
đội. Không phải thông tin của hãng truyền thông dân sự
nào cả. Phải gửi (công hàm phản đối) ngay!” - ông Teodoro
Locsin Jr. viết hôm 2-10.
Trước đó, hôm 30-9 các quan chức quân đội Philippines
thông báo một số tàu TQ tiến vào các vùng biển gần bãi Cỏ
Mây. Đây là thực thể thuộc quầnđảoTrường Sa củaVNnhưng
đang bị Philippines kiểm soát trái phép. Theo tổ chức AMTI,
tàu hải cảnh TQ thường xuyên hoạt động trái phép gần bãi
Cỏ Mây, cụm bãi cạn Luconia và bãi cạn Scarborough để
chứng minh sự hiện diện tại các vùng biển quan trọng mà
Bắc Kinh vô lý tuyên bố chủ quyền.
“Tương tự đối với
Philippines, TQ có
ý đồ đẩy các nước
thứ ba ra khỏi biển
Đông, cô lập VN
và muốn VN sập
bẫy gác tranh chấp,
cùng khai thác”.
thác tài nguyên. Từ đó VN
không còn lựa chọn nào là
từ bỏ hoặc bắt tay với TQ.
Dù vậy, ý đồ này của TQ sẽ
không dễ thành công” - TS
Nguyễn Thành Trung nhấn
mạnh.
Trong khi đó, bình luận về
đối sách của Mỹ trước hành
vi hung hăng của TQ ở biển
Đông, chuyên gia Gregory
Poling, Giám đốc Tổ chức
Sáng kiến minh bạch hàng
hải châu Á (AMTI), nói với
PV rằng: “Cả chính quyền
Tổng thống Donald Trump
và người tiền nhiệm Barack
Obama đềukhông cógiải pháp
đối phó chiến lược lấn biển
của TQ một cách hiệu quả”.
Cả hai tổng thống Mỹ đã phụ
thuộc quá nhiều vào Bộ Quốc
phòng, tức là sức mạnh cứng.
Trong khi đó, vấn đề cốt lõi
tại biển Đông vốn không chỉ
là vấn đề quân sự và không
thể chỉ giải quyết bằng quân
đội, khí tài. Nhà Trắng và Bộ
Ngoại giao đang thiếu những
nỗ lực cấp cao trong khi đó
mới chính là giải pháp cần
thiết cho biển Đông.
Ngang nhiên
thách thức luật pháp
quốc tế
Lý giải về hành động phạm
pháp kéo dài và mở rộng của
tàu Địa chất hải dương 8 ở
biển VN, chuyên gia biển
Đông Hoàng Việt, ĐH Luật
TP.HCM, cho rằng TQmuốn
thách thức lại tuyên bố pháp
lý của VN; thách thức phán
quyết của Tòa Trọng tài năm
2016 vụ Philippines kiện TQ
(và TQ thua kiện, bị tòa bác
bỏ yêu sách đường chín đoạn);
thậm chí thách thức cả trật tự
luật pháp quốc tế mà cụ thể
nhất là UNCLOS.
Bên cạnh đó, cũng theo
chuyên gia Hoàng Việt, TQ
muốn gây sức ép vớiVN trong
bối cảnh VN tăng cường hợp
tác và mở rộng quan hệ với
các nước phương Tây, trong
đó có Mỹ - các nước thường
chỉ trích sự hung hăng của
TQ ở biển Đông.
“TươngtựđốivớiPhilippines,
TQ có ý đồ đẩy các nước thứ
ba ra khỏi biển Đông, cô lập
VN và muốn VN sập bẫy gác
tranh chấp, cùng khai thác”
- chuyên gia Hoàng Việt lý
giải thêm.•
Xem xét giải pháp
khởi kiện Trung Quốc
Có ý kiến cho rằng chưa đến
lúcVN khởi kiệnTQ ra tòa quốc
tế.Tuy nhiên, theo tôi, việc khởi
kiện rất cần được đưa ra cân
nhắc tại thời điểm này. Rất rõ
rànglàTQđãvàđangxâmphạm
các vùng biển củaVN. Điều đó
hoàn toàn sai luật phápquốc tế
và là cơ sởđầu tiênđể cânnhắc
khởi kiện. Ngoài ra, khả năng
tòa án quốc tế sẽ thụ lý rất cao
nếuVNquyết địnhkhởi kiệnTQ
trong thời gian tới.
Chuyên gia biển Đông
HOÀNG VIỆT
,
ĐH Luật TP.HCM
TàuĐịa
chất hải
dương 8
của Trung
Quốc.
Ảnh:
SCHOTTEL
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook