228-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu4-10-2019
Khi kẻ xâm hại trẻ em
là người thân, quen
Theo số liệu thống kê, phần lớn đối tượng xâmhại trẻ emđều là
người thân, quen của nạn nhân nên việc phòng ngừa, đối phó là
rất khó.
Đoàn giámsát củaQuốc hội làmviệc với UBNDTP Cần Thơ ngày 3-10. Ảnh: NN
Đừng im lặng vì bất cứ lý do nào
Về kỹ năng, tôi không yêu cầu phải học võ đai đen, đai đỏ nhưng các
em phải biết bảo vệ mình. Đụng đến“chuyện đó”, các em phải mạnh dạn
tố cáo, đừng vì đạo lý, đạo đức, e lệ, mắc cỡ gì mà im lặng. Đây cũng là
chuyện của ngành giáo dục và các đoàn thể.
Ông
PHAN THANH BÌNH
,
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh thiếu niên và Nhi đồng của QH
“Cái khó là chúng ta
không thể giáo dục con
emmình đối phó với
chính người thân của
mình.”
Nguyễn Thị Mai Hoa
,
Ủy viên thường trực Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên
và Nhi đồng của QH
NHẪNNAM
N
gày 3-10, đoàn
giámsátcủaQuốc
hội(QH)làmviệc
với UBND TP Cần
Thơ về việc thực hiện
chính sách, pháp luật
về phòng, chống xâm
hại trẻ em. Đoàn do
ông Phan Thanh Bình,
ChủnhiệmỦybanVăn
hóa, Giáo dục, Thanh
thiếu niên vàNhi đồng,
dẫn đầu.
80% thủ phạm
là người thân, quen
Theo báo cáo của UBND TP Cần
Thơ, giai đoạn 2011-2015 có 116 trẻ
emgái bị xâmhại. Trong đó, 112 em
bị xâm hại tình dục, bốn em bị mua
bán. Giai đoạn 2015-2019 có 170
trẻ bị xâm hại, trong đó có một trẻ là
nam, 168 trẻ bị xâmhại tình dục, một
trẻ bị mua bán và một trẻ bị bỏ rơi.
Đối tượng thực hiện hành vi xâm
hại có 139 người. Trong đó, năm
người là ruột thịt, sáu người thân
thích khác và 128 người quen biết
với trẻ bị xâm hại.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên
thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục,Thanh thiếuniênvàNhi đồngcủa
QH, nhận xét: “Báo cáo của TP đưa
ra nhận định tình trạng trẻ embị xâm
hại ngày càng diễn biến phức tạp về
quymô và cách thức thực hiện nhưng
chưa phân tích số liệu cụ thể. Bà Hoa
cho rằng giai đoạn 2015-2019 có 170
trẻ bị xâmhại, gấp 1,5 lần so với giai
đoạn 2011-2015. Đây là cả một vấn
đề cần được phân tích kỹ hơn”.
“Đáng nói, phần lớn thủ phạm lại
là người thân, người gần, quen biết.
Trong khi thông thường ta hay đối
phó với người lạ, việc đối phó với
người thân theo tôi là rất khó. Chúng
ta không thể giáo dục con em mình
đối phó với chính người thân của
mình” - bà Hoa cho hay.
Dẫn lại số liệu báo cáo của TP về
chi tiết 139đối tượngxâmhại, bàHoa
đánh giá “con số này rất khủng khiếp,
không có thủ phạm nào là người lạ
hết”. Bà Hoa cho biết theo báo cáo
Hủyánvụcựucôngan
kêuoantội tổchứcđánhbạc
Ngày 3-10, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm vụ tổ
chức đánh bạc, đánh bạc do có kháng cáo của ba bị cáo
và kháng nghị đề nghị đổi tội danh của VKS. Bị cáo có
vai trò nổi bật được xác định là Nguyễn Hồng Đạt (37
tuổi, cựu cán bộ Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ II, Công an
TP Cần Thơ).
Theo đó, bị cáo Đạt kháng cáo kêu oan, bị cáo Bùi Văn
Lâm (42 tuổi) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo
Nguyễn Thị Mỹ Linh (26 tuổi) kháng cáo xin hưởng án
treo. Đồng thời, VKS kháng nghị đổi tội danh đối với hai
bị cáo Nguyễn Thị Gấm (36 tuổi) và Cao Thị Thúy Diễm
(34 tuổi) từ tội đánh bạc sang tội tổ chức đánh bạc.
Sau khi xét xử, tòa phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị
của VKS, tuyên phạt bị cáo Diễm một năm ba tháng tù,
Gấm một năm tù, cùng về tội tổ chức đánh bạc; phạt bổ
sung mỗi bị cáo 10 triệu đồng. Tòa bác kháng cáo của bị
cáo Linh nhưng miễn hình phạt bổ sung cho bị cáo này.
Tòa tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra,
xét xử lại đối với hai bị cáo Đạt và Lâm về hai tội danh
đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Theo hồ sơ, chiều 31-5-2018, Cơ quan CSĐT Công
an huyện Thới Lai tiến hành khám xét khẩn cấp Công ty
TNHH MTV Tư vấn thương mại dịch vụ Lâm Phúc (gọi
tắt là Công ty Lâm Phúc) do Bùi Văn Lâm làm giám đốc.
Công an thu giữ 363 tờ phơi số đề các loại, trong đó có
các tờ phơi ghi tên Diễm, Gấm, Xương, Sen; 656 vé số
tự chọn của Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang chưa
ghi bán…
Quá trình điều tra đã chứng minh vào năm 2016, Đạt
bàn với Lâm làm thủ tục đăng ký kinh doanh, để Lâm
làm giám đốc, kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó có
bán xổ số điện toán tự chọn, bán vé số kiến thiết.
Dựa vào mẫu vé và bảng kê tổng hợp cùi dự thưởng,
Đạt tự tạo bảng kê tổng hợp, mẫu vé trên máy vi tính
giống như vé số tự chọn của Kiên Giang rồi in ra, đóng
dấu Công ty Lâm Phúc để bán cho người mua…
Xử sơ thẩm hồi tháng 6, TAND huyện Thới Lai xử
phạt bị cáo Đạt sáu năm sáu tháng tù, Lâm bốn năm tù,
cùng về tội tổ chức đánh bạc. Các bị cáo Diễm, Gấm,
Linh, Nguyễn Thị Thu Xương mỗi người sáu tháng tù,
Phạm Thúy Nga sáu tháng tù treo, cùng về tội đánh bạc.
Trừ Nga, các bị cáo còn bị phạt bổ sung10-35 triệu đồng.
Mẹ vay lãi nặng, con chết tức tưởi
Ngày 3-10, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Vũ Xuân Minh (SN 1996) tù chung thân, Nguyễn Đắc
Việt (SN 1999) 15 năm tù và Nguyễn Ngọc Thắng (SN
1998) 12 năm tù, cùng về tội giết người. Đoàn Đức Anh
(SN 1990) bị tuyên phạt một năm tù về tội che giấu tội
phạm.
Theo hồ sơ, từ năm 2016, Minh, Việt và hai người khác
tổ chức cho vay tiền góp lấy lãi suất 30%/tháng tại quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến năm 2018, nhóm này dùng
hung khí đánh người gây thương tích rồi bỏ trốn vào
TP.HCM.
Tại đây Minh và Việt ở chung nhà với ông D. Nhóm
này vay tiền ông D. để mang đi cho người khác vay trả
góp, thu lãi 25%-30%/tháng. Sau đó nhóm kết nạp thêm
Thắng. Ngày 31-10-2018, nhóm mua ba con dao làm
hung khí trấn áp khi người vay tiền không trả.
Trước đó bà Võ Ngọc Oanh có vay của nhóm này năm
triệu đồng, trả góp mỗi ngày 250.000 đồng cùng lãi suất
30%/tháng, trả cả gốc lẫn lãi trong 25 ngày. Sau đó bà
Oanh tiếp tục vay 10 triệu đồng để đáo hạn khoản vay
trước. Vài tháng sau bà không còn khả năng trả nợ và
xin khất nợ. Minh không đồng ý thì bà dùng lời lẽ thách
thức. Minh nhắn tin đe dọa sẽ giết bà và hẹn tối
18-11-2018 gặp nhau giải quyết chuyện nợ nần.
Bà Oanh kể lại sự việc với chồng rồi cùng đến công
an trình báo. Sau đó bà đến quán nước gặp Minh như
đã hẹn. Tại đây bà Oanh dùng tay và ly thủy tinh, ghế
gỗ đánh Minh. Chồng và con trai bà cũng chạy tới, cầm
gạch, đá, nón bảo hiểm đuổi đánh nhóm Minh. Trong lúc
hai bên xô xát, Minh cầm dao tấn công trúng ngực và
bụng con trai bà Oanh khiến nạn nhân tử vong. Gây án
xong, cả nhóm bỏ trốn đến nhà Đức Anh.
Ngày 3-10, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với
bị cáo Phạm Thanh Sơn (SN 1985, trú quận Long
Biên, Hà Nội). HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo
Sơn 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến tháng 7-2018,
bị cáo tự nhận mình là thư ký của lãnh đạo Bộ Công
an, có thể xin cho người khác vào làm việc tại các
cơ quan nhà nước. Bằng thủ đoạn này, bị cáo đã lừa
đảo nhiều người có nhu cầu “chạy” việc, chiếm đoạt
hơn 5,7 tỉ đồng.
Ngoài ra, bị cáo còn thuê nhiều SIM điện thoại số
đẹp, thường xuyên lưu lại các khách sạn hạng sang
để có thêm nhiều người tin tưởng, đưa tiền “chạy”
việc cho bị cáo.Tại tòa, bị cáo khai do thua cá độ
bóng đá nên nảy sinh ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân.
H.TRƯỜNG
Giả thư ký lãnh đạo Bộ Công an lừa 5,7 tỉ đồng
NHẪN NAM
HOÀNG YẾN
của Bộ LĐ-TB&XH, trong hai năm
2017-2018, thủ phạmxâmhại trẻ em
là người quen biết, hàng xóm chiếm
59,06%, gia đình (tức cha đẻ, anh em
họ) chiếm 21,12%. Hai con số này
cộng lại khoảng 80%.
“Chúng ta có nên phân tích đối
tượng thuộc dạng này, từ đó rút ra
những vấn đề liên quan để có giải
pháp phòng, chống xâm hại trẻ em
hay không? Tuy nhiên, tôi nghĩ rất
khó vì đây là nhóm đối tượng mà
chúng ta không lường được lúc nào
họ sẽ phạm tội và ai sẽ là người phạm
tội” - bà Hoa nói.
Mọi đối tượng đều có
nguy cơ xâm hại trẻ
Theo bà Hoa, vấn đề này liên quan
đến đối tượng tuyên truyền. Chỉ
hướng đến đối tượng tuyên truyền là
nạn nhân thôi chưa đủmà phải chú ý
đến nhóm có nguy cơ cao trở thành
tội phạm. Về điều này, một số tỉnh
như Tiền Giang cũng đưa ra nhận
định hành vi phạm tội có thể diễn
ra mọi lúc, mọi nơi. Mọi đối tượng
trong gia đình, nhà trường, hàng xóm,
thân thích… đều có thể có nguy cơ
xâm hại trẻ em.
Tại buổi làmviệc, ông PhanThanh
Bình cho hay báo cáo của nhiều nơi
đoànđigiámsátchothấymẫusốchung
là nông thôn, trẻ em gái và gia đình
khó khăn. Do đó, việc tuyên truyền
phải hướng tới khối này vì nguy cơ
lên tới 95%-96%, phải tuyên truyền
về đạo đức và trách nhiệm gia đình.
“Nếu nói hai cháu 16 tuổi thích
nhau thì tôi còn có thể chia sẻ được,
còn nếu cùng huyết thống trong gia
đình thì dứt khoát là không. Chúng
ta phải làm cho mọi người hiểu ra
điều đó, vì nó phá vỡ cảmột hệ thống
văn hóa, đạo đức. Chúng ta phải giáo
dục cho được chỗ này, phải giữ được
nền tảng gia đình của chúng ta” - ông
Bình nêu quan điểm.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook