228-2019 - page 13

13
ĐỨCMINH-ANHIỀN
S
áng 3-10, Ủy banVề các
vấn đề xã hội của Quốc
hội tổ chức phiên giải
trình việc thực hiện chính
sách, pháp luật về cơ chế tự
chủ đối với bệnh viện (BV)
công lập. Nhiều vấn đề còn
vướng mắc, hạn chế bộc lộ
trong quá trình thực hiện tự
chủ tại các BV công đã được
đề cập tại phiên giải trình.
Lạm thu của
người bệnh
Báo cáo tại phiên giải trình,
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Thị KimTiến cho biết đến nay
100% số BV, trung tâm y tế
huyện đã được giao quyền tự
chủ. Tính đến năm 2018, cả
nước có 215 BV đã tự đảm
bảo chi thường xuyên. Đối với
các BV do Bộ Y tế quản lý,
đến năm 2018 có 26/45 BV
đã tự chủ chi thường xuyên.
Để thực hiện tự chủ, nhiều
BVđã vayngânhàng,mở rộng
hợp tác, đầu tư trang thiết bị.
Các BV tự chủ cũng tiết kiệm
chi tiêu, tăng nguồn thu, tăng
thu nhập cho cán bộ, bác sĩ,
nhân viên. Cơ chế tự chủ đã
giúp họ chủ động thuê các
chuyên gia, bác sĩ nước ngoài
đến từ Mỹ, Pháp, Nga…
Chất vấn tại phiên giải
trình, đại biểu Nguyễn Ngọc
Phương đề nghị bộ trưởng làm
r nguyên nhân của tình trạng
một số BV tự chủ lạm dụng
chỉ định sử dụng thuốc, dịch
vụ, kỹ thuật cao để người bệnh
phải trả chi phí nhiều hơn.
Trả lời chất vấn, bộ trưởng
Bộ Y tế cho rằng là do mục
đích tăng thu để đầu tư trang
thiết bị, giường bệnh, thu hút
cán bộ chất lượng, rồi trang
phục, hệ thống chống nhiễm
khuẩn… để thu hút người
bệnh nên đã xảy ra tình trạng
lạm thu như trên. Giải pháp
cho việc này, theo bà Tiến là
có định mức, thanh tra, kiểm
toán, giám sát.
Một thực tế đang xảy ra
khi tiến hành tự chủ BV là cơ
chế thị trường làm chênh lệch
lớn thu nhập giữa bác sĩ BV
công và tư. Điều này khiến
một bộ phận bác sĩ xin nghỉ
việc ở BV công để ra làm bên
ngoài. Đại biểu Nguyễn Thị
Phúc (Phó Trưởng đoàn đại
biểu Quốc hội Bình Thuận)
chất vấn Bộ Nội vụ có chính
sách gì để giữ chân đội ngũ
y bác sĩ giỏi ở lại BV công
lập. Tham gia trả lời chất
vấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Nguyễn Trọng Thừa giải
thích: Thực tế, khi thu nhập
của người được tuyển dụng
vào thấp quá thì họ sẽ chuyển
dịch sang khu vực tư nhân. Bộ
Nội vụ sắp trình Chính phủ
quy định đãi ngộ, trọng dụng
nhân tài. Khi đó Bộ Nội vụ sẽ
phối hợp với các bộ, ngành
quy định các đơn vị tự chủ
được ph p trả lương trên cơ
sở hiệu quả công việc, đồng
thời có đãi ngộ tốt để giữ chân
cán bộ y tế.
Không đồng ý cổ phần
hóa bệnh viện công
Có mặt tại phiên giải trình,
đại biểu Lưu Bình Nhưỡng
bày tỏ quan điểm không nên
cổ phần hóa BV công. Ông
Nhưỡng nói: “Biến BV thành
một doanh nghiệp là sai lầm
nghiêm trọng và vô cùng
nguy hiểm”.
Đồng quan điểm, PGS-TS
Nguyễn Tiến Quyết, nguyên
GiámđốcBVViệtĐức, hiện là
phóTổng hộiYhọcViệt Nam,
cũngbày tỏ sựkhôngđồng tình
với một số ý kiến cho rằng nên
cổ phần hóa BV công.
Nh tự chủ bệnh viện, ngư i nghèo có BHYT đúng tuy n chuy n lên vẫn được hư ng quy n lợi.
Trong ảnh: Bệnh nhân nghèo được ghép tạng tại BV Việt Đức. Ảnh: ANHIỀN
Mượn thẻ bảo hiểm y tế để… đi sinh
Tham gia giải trình, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết cơ quan bảo hiểm đã
áp dụng nhiều biện pháp để chống lợi dụng, lạmdụng dịch
vụ kỹ thuật, xét nghiệm như áp dụng công nghệ thông tin
trong kiểm soát.
Do vậy, cơ quan bảo hiểm mới phát hiện được những
trường hợp người đã cắt tử cung rồi vẫn đi sinh, một bệnh
nhân được yêu cầu thanh toán chi phí mổ…ba mắt. Nhưng
những trường hợp này khi truy lại phía BV thì chỉ nhận được
giải trình là…nhầm. Duy nhất trường hợp người phụ nữ đã
cắt bỏ tử cung vẫnđi sinhđược thừa nhận là dongười chị (đã
cắt bỏ tử cung) choemgáimượn thẻbảohiểmy tếđểđi sinh.
Ngày 3-10, việc cặp sừng bò đặt trên bệ đỡ dát vàng
24K được đưa ra đấu giá tại buổi gặp mặt, giao lưu kỷ
niệm ngày Doanh nhân Việt Nam của Hội Doanh nhân trẻ
Nghệ An để làm từ thiện đã gây xôn xao dư luận.
Buổi gặp mặt, giao lưu và tôn vinh doanh nghiệp, doanh
nhân tiêu biểu năm 2019 được Hội Doanh nhân trẻ Nghệ
An tổ chức vào đêm 2-10. Sau các vòng đấu giá với mục
đích dành tiền làm từ thiện, người trúng đấu giá cặp sừng
bò là ông Nguyễn Thủ Thường, Giám đốc Công ty TNHH
Hoa Thường (TP Vinh, Nghệ An), với số tiền 99 triệu đồng.
“Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An hiện chưa bàn giao sừng
bò cho tôi. Ở đây là tôi đấu giá làm từ thiện, chứ tôi biết
cặp sừng đó bán 10 triệu bạc ai mua. Tôi đấu giá 99 triệu
và ủng hộ thêm 50 triệu đồng, tôi yêu cầu tiền này phải
chuyển vào quỹ từ thiện. Khi bàn giao phải bàn giao đúng
cặp sừng bò tót châu Phi, có giấy tờ đầy đủ và hợp pháp.
Trường hợp sừng đó nếu không phải sừng bò tót thì Hội
Doanh nhân trẻ Nghệ An phải thay tôi chuyển số tiền
99 triệu đồng vào tài khoản từ thiện của Ủy ban MTTQ
tỉnh Nghệ An” - ông Thường chia sẻ với PV
Pháp Luật
TP.HCM
ngày 3-10.
Ông Trần Văn Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Xuất
nhập khẩu Thành An Pro, người tặng cặp sừng cho Hội
Doanh nhân trẻ Nghệ An để đem ra đấu giá, cho biết:
“Cặp sừng đó tôi mua của một người bạn ở Hà Nội, không
phải là sừng bò tót hay bò rừng Nam Phi mà là sừng bò
nuôi ở Nam Phi. Khi đấu giá, ban tổ chức có mời tôi lên
để giới thiệu sản phẩm, tôi đã giới thiệu r ràng đây là
sừng bò nhập khẩu châu Phi cắm bệ tứ linh dát vàng 24K,
có bọc đồng mạ vàng 24K”.
Ông Điệp cũng cho biết ông mang cặp sừng tặng Hội
Doanh nhân trẻ Nghệ An đấu giá để có một đêm gặp mặt,
giao lưu có ý nghĩa, là cú hích để kêu gọi tiền từ thiện
giúp đỡ người nghèo. “Trưa 2-10 tôi mới điện cho phó
chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ xin tặng cặp sừng bò đấu giá
nên thời gian hơi vội, không có biên bản cụ thể” - ông
Điệp nói.
Ông Điệp cho biết thêm: Người bạn bán cặp sừng bò
cho ông đã cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản
phẩm động vật nhập khẩu không dùng làm thực phẩm của
Cơ quan Thú y vùng II. Giấy này được cấp cho Công ty
TNHH Thương mại Thủ công mỹ nghệ Vinahorn Xuân
Huy (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) nhập sừng
bò và chóp sừng bò nuôi.
Theo các giấy tờ liên quan, cặp sừng được nhập vào cảng
Hải Phòng ngày 7-7-2017, trong lô 339 sừng bò và chóp sừng
bò nuôi từ Uganda (châu Phi). Trọng lượng hơn 15.200 kg.
Phía Văn phòng Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An cho rằng
thông tin bị nhiễu là do MC đọc sai sừng bò châu Phi
nhập khẩu thành sừng bò tót.
ĐẮC LAM
Tiêu điểm
Theo bộ trưởng BộY tế, việc
tự chủ có bất cập là chưa làm
rõ và giao cụ thể các hoạt động
theo chức năng, nhiệmvụNhà
nướcgiaovàhoạt độngdịchvụ
theo yêu cầu để hạn chế việc
chạy theo các hoạt động để
tăng nguồn thu.
Đời sống xã hội -
ThứSáu4-10-2019
“Doanh nghiệp hóa bệnh viện là
sai lầm nghiêm trọng”
Việc tiến hành tự chủ tại các bệnh viện công lập là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng nếu cổ
phần hóa bệnh viện, áp dụng Luật Doanh nghiệp vào trong y tế là sai lầmnghiêmtrọng và vô cùng nguy hiểm.
“Bản thân tôi cũng như
người dân kính đề nghị với
Quốc hội, với Nhà nước đừng
bao giờ và cũng không bao giờ
cổ phần hóa BV công, đừng
đưa Luật Doanh nghiệp áp
dụng vào trong y tế” - PGS-
TS Nguyễn Tiến Quyết nói.
Ông cho biết việc đi theo
con đường tự chủ là rất chính
xác, rất hợp lý. Tuy nhiên,
nếu cổ phần hóa BV công
sẽ lâm ngay vào tình cảnh
giống Trung Quốc đang mắc
phải và đang phải sửa. Việc
áp dụng Luật Doanh nghiệp
vào trong y tế sẽ khác hẳn
hoàn toàn định hướng, đường
lối, nghị quyết của Đảng về
mục tiêu của ngành y tế, vì
chúng ta phải đảmbảo an sinh
xã hội, đảm bảo cho người
dân không bị tổn thương.
“Tôi đề nghị có cơ chế chi
tiết, rạch ròi từng tí một đối
với các BV mà thực hiện tự
chủ” - PGS- Nguyễn Tiến
Quyết đề nghị.
Chất vấn thêm về công
tác đấu thầu tập trung, PGS
Nguyễn Tiến Quyết cho biết
nhiều ý kiến nói công tác đấu
thầu tập trung rất tốt nhưng
với bản thân ông lại thấy
không tốt.
“Tôi đi một sốBVthì các sở
y tế bắt đấu thầu tập trung ở
bên trên, chọn được loại thuốc
này đến khi BV tôi thiếu, tôi
cũng chọn được loại thuốc với
chất lượng như thế, xuất xứ
như thế nhưng nhà cung cấp
khác rẻ hơn nhưng lại không
được vì đấu thầu tập trung quy
định phải chọn nhà cung cấp
này. Như vậy làm cho quản
lý ở dưới bị ức chế, không
thể thực hiện được” - ông
Quyết nói.•
Xônxao vụ cặp sừngbòđấugiá99 triệu làmtừ thiệnởNghệAn
Một th c tế đang
xảy ra khi tiến hành
t ch BV là cơ
chế thị trường làm
chênh lệch lớn thu
nhập giữa bác sĩ BV
công và tư.
ÔngNguy n Thủ Thư ng
(thứ hai từ trái sang)
, ngư i trúng
đấu giá cặp sừng với giá 99 triệu đồng. Ảnh: ĐL
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook