228-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu4-10-2019
THÁI NGUYÊN
B
an quản lý (BQL) dự
án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông
TP.HCM cho biết: Ngày
mai (5-10) sẽ tiến hành khởi
công dự án nâng cấp đường
Nguyễn Hữu Cảnh. Toàn bộ
dự án dự kiến sẽ hoàn thành
sau 14 tháng thi công.
ÔngNguyễnVĩnhNinh, Phó
Giám đốc BQL dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao
thông TP.HCM, chủ đầu tư dự
ánnângcấpđườngNguyễnHữu
Cảnh, thông tin: Dự án này sẽ
thực hiện nâng cấp, sửa chữa,
cải tạo phần nền, mặt đường
bị hư hỏng. Tổng kinh phí là
472,9 tỉ đồng, trong đó chi phí
xây dựng là 371 tỉ đồng. Tổng
chiều dài đoạn đường nâng cấp
gần 3,2 km.
Bên cạnh đó, dự án này còn
triển khai các hạng mục khác
như cải tạo công trình hạ tầng
kỹ thuật xây dựng, bổ sung hệ
thống thoát nước, hệ thốngchiếu
sáng, cây xanh. Đồng thời, sửa
chữa hư hỏngmột số hạngmục
công trình trên tuyến như tường
cách âm Thảo Cầm Viên, cầu
Thị Nghè 2, cầu Văn Thánh 2,
ĐườngNguyễnHữu Cảnh ngập sâu trong cơnmưa chiều 27-9. Ảnh: Đ.TRANG
Dự án thiết kế phần
đường dựa trên cơ
sở khôi phục lại cao
độ thiết kế trước đây,
đảm bảo chống ngập,
hài hòa khu dân cư
hai bên tuyến.
Theo BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông,
khi dự án nâng cấp đườngNguyễnHữu Cảnh tiến hành, đường
này sẽ được phân luồng như sau:
Giai đoạn một: Thi công hệ thống cống hộp dọc thoát nước
bên trái tuyến. Theo đó, sẽ cấm ô tô lưu thông hướng từ Ngô
Tất Tố đến chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Lộ trình ô tô lưu
thông thay thế:
NgôTất Tố
rẽ trái Nguyễn Hữu Cảnh
quay đầu hẻm113
Võ Duy Ninh
hầm chui Nguyễn Hữu Cảnh.
Ngô Tất Tố
Trần Quang Long/Nguyễn Văn Lạc
Phạm
Viết Chánh
Nguyễn Hữu Cảnh.
Giai đoạn hai:Thi công cải tạomặt đườngNguyễn Hữu Cảnh
(đoạn từ hết phạmvi nút giao cầuThủThiêmđến đầu cầu vượt
NguyễnHữuCảnh). Cácphương tiệnvẫn lưu thôngnhưhiệnnay.
Sắp nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh
lên đến 1,2 m
Sau khi nâng cấp, mặt đường NguyễnHữu Cảnh (quận BìnhThạnh, TP.HCM) sẽ cao hơn so với
mặt đường hiện hữu đến 1,2m.
cầu Thủ Thiêm... nhằm tăng
năng lực thông hành và mỹ
quan đô thị.
Dự án này sẽ thiết kế phần
đường dựa trên cơ sở khôi phục
lại caođộ thiết kế trướcđây, đảm
bảo chống ngập, đảm bảo giao
thông, hài hòa các khu dân cư
hai bên tuyến.
ÔngPhanVănẢnh, PhóBan
điều hành dự án 1, cho biết hệ
thống thoát nước tại khu vực
đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ
được sửa chữa, xây dựng bổ
sung hệ thống cống dọc tuyến
thoát nướcmưa. Cụ thể, đối
với
đoạn một (từ đường Tôn Đức
Thắng đến hết ranh dự án cầu
Thủ Thiêm): Giữ nguyên hệ
thống thoát nước hiện trạng,
nâng cao miệng giếng thu, cải
tạo cửa thu nước cho phù hợp
cao độ mặt đường và vỉa hè
hoàn thiện.Hướng thoát nước sẽ
thoát ra rạchThị Nghè theo cửa
xả hiện hữu tại cầuThị Nghè 2.
Đối với đoan hai (ranh dự án
cầu Thủ Thiêmđến đầu đường
dẫn vào cầu vượt Nguyễn Hữu
Cảnh): Nền đường được xử
lý bằng trụ đất xi măng D60,
thi công theo công nghệ Jet-
Grouting. Phạm vi xử lý toàn
bộ bề rộng mặt đường.
Đoạn ba (từ ranh dự án cầu
ThủThiêmđến hết phạmvi nút
giao dưới dạ cầu Sài Gòn): Xây
dựng hệ thống thoát nước mới
dưới lòng đường song song với
hệ thống thoát nước cũ và liên
kết hệ thống thoát nước hiện
hữu qua các giếng thu; xử lý lấp
hủy các đoạn cống thoát nước
cũ bị hư hỏng, đứt gãy không
còn khả năng thoát nước, tránh
lún sụp trong quá trình khai
thác. Hướng thoát nước được
xả trực tiếp ra sông Sài Gòn.
BQL cho biết sau khi nâng
cấp, mặt đường Nguyễn
Hữu Cảnh sẽ nâng cao đến
1,2 m so với hiện hữu, còn
bề rộng vẫn bằng bề rộng
đường hiện hữu. Cụ thể,
đoạn đường từ hầm chui
cầu Thủ Thiêm đến cầu
vượt Nguyễn Hữu Cảnh sẽ
nâng cao độ mặt đường lên
từ 50 cm đến 1,2 m. Đây
là đoạn đường bị lún nặng
nhất, BQL đã khảo sát và
trao đổi với người dân, các
hộ dân đồng ý với phương
án này. Theo đó, phương án
khắc phục là xây bậc tam
cấp hoặc làm đường dốc để
người dân đi lại dễ dàng.•
Ngày 3-10, Tổng Công ty Đầu
tư phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC) cho biết: Trong các
tuyến cao tốc do VEC quản lý,
mật độ phương tiện trên tuyến
cao tốc TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây tập trung cao nhất,
đặc biệt vào dịp cuối tuần, ngày
lễ, tết.
Các điểm nóng tập trung chủ
yếu tại khu vực nút giao An Phú
(quận 2, TP.HCM), điểm đầu của
đường cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây và là điểm
cuối của đường Lương Định Của
giao cắt với đại lộ Đông-Tây
(nay là đường Mai Chí Thọ).
Để giải quyết cơ bản tình trạng
này, một trong những giải pháp
được VEC từng chỉ ra là phải
xây dựng nút giao thông khác
mức (hầm chui, cầu vượt) tại khu
vực nút giao. Tuy nhiên, hiệp
định vay vốn của dự án xây dựng
đường cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây sẽ kết thúc
vào tháng 7-2021 nên việc sử
dụng vốn dư để thực hiện đầu
tư nút giao An Phú là không khả
thi, nhất là trong điều kiện đang
thực hiện tái cơ cấu các dự án
của VEC.
“Đây cũng là lý do mới đây
UBND TP.HCM đề nghị Ủy ban
Quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp xem xét, khẳng định
có đủ khả năng sắp xếp vốn để
TP.HCM triển khai đầu tư nút
giao An Phú…” - VEC thông tin.
Để giảm áp lực giao thông
nội đô, VEC cho biết Sở GTVT
TP.HCM đã kiến nghị Bộ GTVT
chấp thuận sử dụng đường dưới
dạ cầu tuyến cao tốc TP.HCM
- Long Thành - Dầu Giây làm
đường giao thông tạm và cho
phép TP.HCM khai thác gầm cầu
cạn các tuyến cao tốc làm nơi đỗ
xe. Tuy nhiên, theo VEC, việc
này có khả năng ảnh hưởng đến
công tác bảo trì và kết cấu, công
năng của công trình trong trường
hợp gặp sự cố.
Trước đó UBND TP.HCM có
văn bản đề nghị Ủy ban Quản lý
vốn nhà nước tại doanh nghiệp
(cơ quan chủ quản của VEC)
xem xét khả năng đầu tư dự án
nút giao An Phú.
Theo UBND TP.HCM, dự án
nút giao An Phú (quận 2) được
Bộ GTVT và TP.HCM thống
nhất đầu tư. Dự kiến sẽ báo cáo
Thủ tướng Chính phủ cho phép
sử dụng vốn dư JICA (Cơ quan
Hợp tác quốc tế Nhật Bản) vay
từ dự án cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây triển khai thủ
tục đầu tư xây dựng.
Theo VEC, dự án đầu tư xây
dựng nút giao thông An Phú
gồm cầu vượt và hầm chui. Cụ
thể, xây dựng đường hầm chui
hai chiều (bốn làn xe) kết nối
đường cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây với đường
Mai Chí Thọ theo hướng về hầm
vượt sông Sài Gòn và ngược lại.
Tổng vốn đầu tư 1.047 tỉ đồng,
trong đó sử dụng vốn vay dư của
chính phủ Nhật Bản đã đầu tư
xây dựng dự án cao tốc TP.HCM
- Long Thành - Dầu Giây.
VIẾT LONG
Ngày 3-10, tin từ HĐND tỉnh
Bình Thuận cho biết HĐND tỉnh
khóa X vừa có nghị quyết gửi Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chính
phủ và các bộ KH&ĐT, Tài chính,
GTVT về chủ trương đầu tư dự án
nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719,
đoạn Kê Gà - Tân Thiện và làm
mới trục đường ven biển ĐT.719B,
đoạn Phan Thiết - Kê Gà.
Đường ĐT.719 có tổng chiều dài
khoảng 32,5 km, chiều rộng nền
đường 9 m, chiều rộng mặt đường
8 m, chiều rộng lề đường mỗi
bên 0,5 m. Riêng các đoạn tuyến
đi qua trung tâm xã Tân Thành
(huyện Hàm Thuận Nam); xã Tân
Tiến, Tân Bình (thị xã La Gi) có
chiều rộng nền đường 15 m, chiều
rộng mặt đường 12 m, đoạn tuyến
trùng với đường Nguyễn Công Trứ
có chiều rộng nền đường 20 m,
chiều rộng mặt đường 12 m. Trên
tuyến sẽ xây mới một cây cầu tại
Km 50+284,76 có chiều dài 12,8
m, chiều rộng cầu 9,0 m. Dự kiến
tổng mức đầu tư dự án khoảng 600
tỉ đồng. Nguồn vốn đề nghị thẩm
định: Vốn ngân sách trung ương
hỗ trợ và ngân sách tỉnh.
Còn đường ĐT.719B có chiều
dài khoảng 25 km, chiều rộng
nền đường 28 m, chiều rộng mặt
đường 16 m, dải phân cách giữa 11
m, chiều rộng lề đất mỗi bên 0,5
m. Kết cấu mặt đường: Hai lớp bê
tông nhựa chặt trên lớp móng cấp
phối đá dăm. Dự kiến tổng mức
đầu tư dự án gần 1.000 tỉ đồng. Dự
kiến cả hai tuyến đường đến năm
2022 sẽ hoàn thành đưa vào sử
dụng.
Nghị quyết này cũng giao
UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ báo
cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính
thẩm định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn của dự án theo quy
định.
Theo HĐND tỉnh Bình Thuận,
hai tuyến đường này có mục tiêu
hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy
phát triển du lịch của địa phương,
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài ra, cả hai tuyến đường còn
làm nhiệm vụ tuyến tránh cho quốc
lộ 1 khi xảy ra ách tắc giao thông
và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
PHƯƠNG NAM
VEC:Đầu tưnút giaoAnPhú làkhôngkhả thi
vì…hết tiền
Đầu tư gần 1.600 tỉ đồng làm hai tuyến đường
ven biển
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook