229-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy5-10-2019
Điều 10 luật trên còn quy định về
hệ thống báo hiệu đường bộ (gồm
hiệu lệnh của người điều khiển giao
thông; tín hiệu đèn giao thông, biển
báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu
hoặc tường bảo vệ, rào chắn). Cạnh
đó, Điều 11 của Luật GTĐB cũng
quy định về việc chấp hành báo
hiệu đường bộ.
Mặtkhác,quychuẩnQCVN41:2016
của Bộ GTVT có quy định về thứ
tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu.
Trên cơ sở đó, có trường hợp
người tham gia giao thông được
phép rẽ phải khi tín hiệu đèn giao
thông màu đỏ, có trường hợp thì
không được phép rẽ. Cụ thể, được
rẽ phải khi có người điều khiển
giao thông ra hiệu lệnh cho phép
hoặc buộc phải rẽ phải (hiệu lệnh
có thể trái với tín hiệu đèn giao
thông, đèn phụ hoặc biển báo).
Hoặc khi có tín hiệu đèn phụ
hoặc biển báo phụ cho phép tất
cả hoặc một loại phương tiện nào
đó được rẽ phải.
Nếu không có điều kiện được
phép rẽ phải như trên thì khi tín
hiệu đèn giao thông màu đỏ, tất
cả loại phương tiện tham gia giao
thông bắt buộc phải dừng lại, không
được phép rẽ phải.
Tín hiệu đỏ là cấm đi
Một đại diện Phòng CSGT
đường bộ, đường sắt (PC08) Công
an TP.HCM cũng cho biết Luật
GTĐB 2008 đã quy định rõ “tín
hiệu đỏ là cấm đi”. Do vậy, người
tham gia giao thông phải dừng
lại khi thấy đèn tín hiệu chuyển
sang màu đỏ.
Riêng trongmột số trường hợpmô
tô được phép rẽ phải khi đèn đỏ. Đó
là khi có sự hướng dẫn của người
điều khiển giao thông, có đèn phụ
mũi tên màu xanh cho phép rẽ phải,
có biển chỉ dẫn, biển báo cho phép
rẽ phải được lắp đặt hoặc khu vực
đó có lắp đặt tiểu đảo phân luồng
cho rẽ phải…
Theo vị đại diện Phòng PC08
trên, trên thực tế, nhiều khu vực
không có đèn phụ, biển chỉ dẫn rẽ
phải nhưng người dân vẫn bất chấp
mà rẽ phải do có tâm lý muốn đi
nhanh, đi vội. Nếu mô tô rẽ phải
khi không được phép thì sẽ vi phạm
lỗi “không chấp hành hiệu lệnh của
đèn tín hiệu giao thông”. Mức phạt
tiền 300.000-400.000 đồng và đáng
lưu ý hơn là người vi phạm có thể
bị tước giấy phép lái xe 1-3 tháng
(Nghị định 46/201…). Thời gian
qua, lực lượng CSGT thuộc Phòng
PC08 cũng đã xử lý nhiều trường
hợp vi phạm như thế.
Trước bức xúc của người tham
gia giao thông chờ đèn đỏ nhưng
bị người phía sau bấm còi muốn rẽ
phải thì vị này đề xuất người dân
nên tuyên truyền cho nhau; đồng
thời thông báo cho các tổ CSGT
gần đó để xử phạt hành vi vi phạm.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng
cường tuần tra, xử phạt, đồng thời
tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trên cổng thông
tin điện tử để người dân nắm rõ
hơn” - vị này khẳng định.
Kỹ năng rẽ phải khi đèn đỏ
Theo Trung tá Trần Minh Quang,
Đội trưởng Đội CSGT Bến Thành,
LƯUĐỨC - LÊ THOA-MINHCHUNG
T
ại các giao lộ của những thành
phố lớn, trong đó có TP.HCM,
người tham gia giao thông sẽ
được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu
có biển báo phụ đặt phía dưới ghi
nội dung “Đèn đỏ được phép rẽ
phải”. Tuy nhiên, rất dễ thấy tại các
ngã ba, ngã tư, các nơi giao nhau
dù không có biển phụ cho phép rẽ
phải nhưng rất nhiều người tham
gia giao thông vẫn rẽ bình thường
như là sự đương nhiên.
Tước giấy phép lái xe
đến ba tháng
Luật sư Nguyễn Văn Dũ (Đoàn
Luật sư TP.HCM) phân tích: Theo
khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông
đường bộ (GTĐB) năm 2008 (đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2018,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày
1-1-2019) thì người tham gia giao
thông phải đi bên phải theo chiều
đi của mình, đi đúng làn đường,
phần đường quy định và phải chấp
hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Mũi tên cho phép rẽ phải tại một giao lộ có đèn đỏ. Ảnh: IT
Đúng, sai việc
phạt rẽ phải
khi đèn đỏ
Từmột số thắc mắc của bạn đọc, báo
Pháp Luật TP.HCM
ghi nhận được nhiều
chuyện đáng lưu ý liên quan đến vi phạm
khá phổ biến là chạy xe rẽ phải khi đèn đỏ.
khi rẽ phải qua ngã tư, giao lộ có
đèn đỏ, người lái xe cần chú ý một
số điểm quy định. Khi cột đèn giao
thông có hình phụ là mũi tên đèn
xanh (đỏ) hoặc hình chiếc xe máy
thì người lái xe được phép rẽ phải
theo hướng mũi tên. Khi mũi tên
chuyển sang màu đỏ thì người
điều khiển phương tiện phải cho
xe dừng lại; xe máy được phép rẽ
phải khi đèn đỏ nếu thấy biển báo
giao thông cho phép rẽ phải (lúc
này, xe phải bật đèn tín hiệu xin
đường (xi-nhan) và nhường đường
cho người đi bộ).
Trường hợp có vạch chỉ hướng
rẽ phải (được vẽ trên mặt đường)
thì khi có đèn đỏ, người lái xe
được phép rẽ phải theo chỉ dẫn
của vạch kẻ và phải xin đường
(xi-nhan) khi rẽ…•
Theo ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Trung tâm
Quản lý khai tháchạ tầnggiao thôngđườngbộ, SởGTVT
TP.HCM, Sở GTVT có quyền tổ chức giao thông tại các
giao lộ, khu vực đặc thù. Theo đó, có việc cho phép các
loại xe được rẽ phải khi có đèn đỏ ở các giao lộ, ngã ba,
ngã tư, vòng xoay…“Việc này nhằm giảm ùn tắc giao
thông ở các giao lộ, khu vực…” - ông Vinh cho biết.
Tuy nhiên, người lái xe chỉ được rẽ phải khi có đèn đỏ
với các điều kiện sau: Có hiệu lệnh từ người điều khiển
giao thông CSGT hoặc thanh tra giao thông; hiệu lệnh
của đèn tín hiệu. Hoặc có hiệu lệnh của biển báo hiệu;
hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên
mặt đường; có đèn tín hiệu phụ hình mũi tên (hoặc đi
kèm là hình ảnh mô tô, xe máy).
Cũng theo ôngVinh, việc tổ chức lại giao thông, cho
phép các loại xe được rẽ phải khi có đèn đỏ phải tuân
thủ nghiêm ngặt các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật. Gồm
có: Mặt đường hướng vào giao lộ, ngã tư phải rộng 2-3
làn xe (để có 1-2 làn dành cho xe đi thẳng, dừng lại khi
có đèn đỏ, làn bên ngoài tay phải phải đủ rộng cho xe
rẽ phải); mặt đường xe rẽ phải, ra khỏi giao lộ, ngã tư
cũng phải rộng 2-3 làn (để dành 1-2 làn cho xe đi thẳng
và một làn cho xe rẽ phải); góc cua của ngã tư phải lớn
hơn 90 độ và không có vật cản che khuất tầm nhìn…
Do đặc điểm của TP.HCM có tới 80% số tuyến đường
chỉ đủ 1-2 làn xe/chiều (không đáp ứng được tiêu chí
2-3 làn như nêu trên) nên Sở GTVT hạn chế tối đa việc
tổ chức, cho phép xe rẽ phải khi có đèn đỏ và thường
là chỉ dành cho mô tô, xe máy. “Chỉ một số ít ngã tư
thường kẹt xe ở hướng đường vào, đường ra khỏi ngã
tư rộng và góc cua lớn thì mới cho phép xemáy rẽ phải
khi đèn đỏ” - ông Vinh lưu ý.
Ngã tư đủ rộng mới cho xe rẽ phải khi đèn đỏ
“Thời gian tới, chúng tôi
sẽ tăng cường tuần tra,
xử phạt lỗi “không chấp
hành hiệu lệnh của đèn
tín hiệu giao thông” đối
với các xe, phổ biến là
mô tô rẽ phải khi không
được phép.”
Một đại diện Phòng CSGT
đường bộ, đường sắt (PC08)
Công an TP.HCM
Vụ tráo máy dân nghèo: Bắt cựu chủ tịch xã để thi hành án tù
Ngày 4-10, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết
Công an tỉnh Bình Thuận vừa thực hiện lệnh bắt giam ông
Huỳnh Thúc Mẫn (cựu chủ tịch UBND xã La Dạ, huyện
Hàm Thuận Bắc) để thi hành án (THA) phạt tù.
Được biết cơ quan này đã nhiều lần gửi giấy triệu
tập, yêu cầu ông Mẫn THA phạt tù do án đã có hiệu
lực pháp luật và có quyết định thi hành nhưng ông này
không hợp tác.
Trước đó, ngày 15-5, TAND tỉnh Bình Thuận tuyên y
án sơ thẩm bị cáo Mẫn ba năm sáu tháng tù và Dương
Ngọc Như Hiền (cựu kế toán xã La Dạ) hai năm tù,
cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Tòa cũng
yêu cầu hai bị cáo bồi thường hơn 280 triệu đồng cho
UBND xã La Dạ.
Đây là vụ việc được
Pháp Luật TP.HCM
phát hiện,
phản ánh từ đầu năm 2017. Thủ tướng Chính phủ đã bốn
lần gửi văn bản yêu cầu xử lý nghiêm theo pháp luật.
Theo hồ sơ, thực hiện Quyết định 755 của Thủ tướng
Chính phủ về hỗ trợ cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu
số nghèo và hộ nghèo ở các xã/thôn/bản đặc biệt khó
khăn, xã La Dạ có 306 hộ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ.
UBND xã La Dạ được cấp hơn 1,5 tỉ đồng kinh phí.
Ông Mẫn ký hợp đồng với ông Hồ Minh Thắng (chủ
cơ sở nông ngư cơ Minh Thắng) cung cấp 438 máy
nông cụ cùng phụ kiện trị giá hơn 1,5 tỉ đồng. Tuy
nhiên, ông Thắng chỉ đặt mua máy móc không rõ xuất
xứ, không có hóa đơn, chứng từ và có giá chỉ 1,3-3,5
triệu đồng/máy.
Hậu quả gây thiệt hại hơn 780 triệu đồng. Trong đó, ông
Thắng hưởng lợi bất chính gần 500 triệu đồng. Ông Mẫn
cùng bà Hiền gây thất thoát hơn 280 triệu đồng.
PHƯƠNG NAM
Tiêu điểm
10.483
Đây là số trường hợp mô tô không
chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu
giao thông mà trong chín tháng đầu
năm2019 Phòng PC08 đã xử lý. So với
cùng kỳ năm ngoái thì tăng 600 vụ.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook