229-2019 - page 9

9
Thanh tra công ty liên
quan dự án bán 43 ha
đất công ở Bình Dương
Một khu đô thị hoành tráng được quảng cáo rầm rộ thế nhưng công ty
quản lý khu đất 43 ha thuộc dự án này lại lùmxùmnhiều sai phạm.
LÊÁNH
S
áng 4-10, ông Lê Hữu
Phước, Trưởng banTuyên
giáoTỉnh ủyBìnhDương,
đã chủ trì cuộc họp cung cấp
thông tin liên quan đến dự
án khu đô thị - thương mại -
dịch vụ Tân Phú nằm kế cận
trung tâm TP Thủ Dầu Một.
Dự án này gây chú ý vì đây
là khu đô thị hoành tráng,
được quảng cáo rầm rộ, thế
nhưng công ty quản lý khu
đất 43 ha thuộc dự án lại lùm
xùm nhiều sai phạm.
Liên tục xin thay đổi
Theo thông tin Tỉnh ủy Bình
Dương đưa ra tại buổi cung
cấp thông tin cho báo chí ngày
4-10, 43 ha đất thuộc dự án này
ban đầu do Tổng Công ty Sản
xuất - Xuất nhập khẩu Bình
Dương (doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước, trực thuộc Tỉnh
ủy Bình Dương) quản lý vào
năm 2004.
Ngày 1-7-2010, Tổng Công
ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu
Bình Dương xin chủ trương
để hợp tác với Công ty CP Bất
động sản Âu Lạc thành lập liên
doanh Công ty TNHH Đầu tư
xây dựng Tân Phú với mục
đích là đầu tư xây dựng và kinh
doanh dự án tại khu đất 43 ha
này. Trong đó, Tổng Công ty
Sản xuất - Xuất nhập khẩuBình
Dương góp 60 tỉ đồng (chiếm
30% vốn điều lệ) và Công ty
CP Bất động sản Âu Lạc góp
140 tỉ đồng (chiếm 70% vốn
điều lệ). 
Sau khi xem xét, đánh giá
đề nghị của Tổng Công ty Sản
xuất - Xuất nhập khẩu Bình
Dương, ngày 17-8-2010, Tỉnh
ủy Bình Dương đã có công văn
đồng ý với chủ trương này. Đến
năm 2017, Tổng Công ty Sản
xuất - Xuất nhập khẩu Bình
Dương tiếp tục xin chủ trương
chuyển nhượng 30% vốn góp
điều lệ tại Công ty TNHHĐầu
tư xây dựng Tân Phú cho Công
ty CP Bất động sản Âu Lạc để
tập trung vốn thực hiện dự án.
Tiếp đó, Thường trực Tỉnh ủy
cũng đã đồng ý với chủ trương
chuyển nhượng phần vốn góp
30% (tương ứng 60 tỉ đồng).
Tuy nhiên, đến ngày 10-
10-2018, Tổng Công ty Sản
xuất - Xuất nhập khẩu Bình
Dương lại tiếp tục có công
văn gửi Thường trực Tỉnh ủy
Bình Dương xin điều chỉnh
phương án sử dụng đất, trong
đó có phần vốn góp với Công
ty CP bất động sản Âu Lạc để
thành lập công ty liên danh
bằng quyền sử dụng đất chứ
không phải bằng tiền. 
Thanh tra làm rõ
sai phạm
Sau khi nghiên cứu văn bản,
Thường trực Tỉnh ủy Bình
Dương nhận thấy Tổng Công
ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu
Bình Dương chưa thực hiện
nghiêm túc chủ trương của
Thường trực Tỉnh ủy về việc
chỉ cho Tổng Công ty Sản xuất
- Xuất nhập khẩu Bình Dương
góp vốn 30% bằng tiền.
Thế nên trong ngày 10-10-
2018, Thường trực Tỉnh ủy
cũng đã có Thông báo số 512
thu hồi chủ trương cho Tổng
Công ty Sản xuất - Xuất nhập
khẩu Bình Dương góp vốn
30% tại Công ty TNHH Đầu
tư xây dựng Tân Phú để kiểm
tra, làm rõ quá trình góp vốn
của công ty.
Tại buổi họp báo ngày
4-10, ông Bùi Minh Thạnh,
Chánh Văn phòng Tỉnh ủy
Bình Dương, khẳng định chủ
trương nhất quán và xuyên
suốt của Thường trực Tỉnh
ủy là cho Tổng Công ty Sản
xuất - Xuất nhập khẩu Bình
Dương thực hiện việc góp
vốn và chuyển nhượng vốn
góp là 30% cổ phần bằng tiền,
không phải là góp vốn bằng
quyền sử dụng đất.
Khi phát hiện có dấu hiệu
sai phạm, Thường trực Tỉnh
ủy đã giao Ban cán sự đảng
UBND tỉnh chỉ đạo thành
lập đoàn thanh tra, tiến hành
thanh tra làm rõ những sai
phạm trong quá trình quản
lý, sử dụng 43 ha đất nói trên.
“Thường trực Tỉnh ủy Bình
Dương một lần nữa khẳng
định quan điểm của Tỉnh ủy
Bình Dương là sẽ không bao
che cho những sai phạm của
doanh nghiệp” - ông Thạnh
nhấn mạnh thêm.•
Sau khi khởi công động thổ, dự án hiện “án binh bất động”. Ảnh: LÊ ÁNH
Dự án khuđô thị, thươngmại, dịch vụTânPhú (thuộc phường
Hòa Phú, TPThủ DầuMột, Bình Dương) doTập đoàn KimOanh
Group làm chủ đầu tư. Dự án nằm ngay mặt tiền đường Phạm
Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt, gần Trung tâm hành chính
tỉnh Bình Dương, được chính thức khởi công động thổ vào
ngày 28-1-2018.
Dự án này có quy mô 43 ha với 1.210 sản phẩm đất nền và
nhà phố liền kề, biệt thự đơn lập và song lập. Tổng mức vốn
đầu tư dự án lên đến 1.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi làm lễ
khởi công, động thổ dự án này lại “án binh bất động” vì chưa
hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Thường trực Tỉnh ủy
đã giao Ban cán sự
đảng UBND tỉnh chỉ
đạo thành lập đoàn
thanh tra, tiến hành
thanh tra làm rõ
những sai phạm.
Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục bán đấu giá
23 khu đất công, dự thu hơn 7.300 tỉ
Ngày 4-10, tại Hội nghị lần thứ 33 Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT), ông Lê
Ngọc Linh, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh, đã có báo cáo
về việc thực hiện bán đấu giá các khu đất công chín
tháng đầu năm, kế hoạch ba tháng cuối năm 2019.
Theo ông Linh, đầu năm 2019, tỉnh BR-VT có kế
hoạch bán đấu giá 29 khu đất công, tổng diện tích
213 ha. Nhưng sau đó có điều chỉnh, dự kiến bán 25
khu đất, thu về hơn 7.300 tỉ đồng.
Từ đầu năm đến ngày 30-9, tỉnh mới chỉ bán đấu giá
thành công ba khu đất, thu về số tiền gần 597 tỉ đồng
(trong đó có một khu đất tại phường 10, Vũng Tàu bán
cho ông chủ Dr Thanh của Tập đoàn nước giải khát
Tân Hiệp Phát với giá 394 tỉ đồng - PV). Cuối tháng
9-2019, Sở rà soát 22 khu đất và bổ sung thêm một khu
đất nữa, tổng cộng 23 khu để có phương án, kế hoạch
đấu giá trong ba tháng còn lại của năm 2019.
Cụ thể, Sở đã phân loại 23 khu đất, chia thành
ba nhóm:
Nhóm 1 chắc chắn đấu giá trong năm 2019 gồm 15
khu đất với tổng số tiền dự kiến thu về hơn 2.300 tỉ
đồng. Trong đó, TPVũng Tàu có ba khu đất, huyện Côn
Đảo có tám khu, còn lại ở các huyện Long Điền, Đất
Đỏ, Bà Rịa. Các khu đất này chủ yếu đang trong giai
đoạn lập và trình phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá.
Sau khi UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm, Trung tâm
Phát triển quỹ đất sẽ tổ chức lựa chọn đơn vị bán đấu giá
chuyên nghiệp để thông báo bán đấu giá, tổ chức bán.
Nhóm 2: Có ba khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa
của TPVũng Tàu, giá trị đất rất lớn. Gồm khu đất của
Ngân hàng Công Thương tại phường 11; khu đất xây
dựng khu du lịch Mũi Nghinh Phong, phường 2 và
khu đất trụ sở cũ của UBND tỉnh, phường 1. Theo Sở
TN&MT, ba khu đất trên cần có sự giải quyết quyết liệt
của các cơ quan về thủ tục liên quan mới có thể hoàn
thành công tác đấu giá trong ba tháng cuối năm 2019.
Nhóm 3: Gồm năm khu đất đề xuất chuyển sang
đấu giá vào năm 2020 do một số khó khăn, vướng
mắc khách quan.
Ông Linh kiến nghị để đẩy nhanh công tác đấu
giá quyền sử dụng đất, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cần chỉ
đạo hội đồng thẩm định giá đất (do Sở Tài chính làm
thường trực hội đồng) họp thẩm định trong vòng
năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định
giá đất do Sở TN&MT trình. Ngoài ra, Sở TN&MT
cũng đề nghị trong năm ngày kể từ ngày sở trình
hồ sơ, UBND tỉnh xem xét có quyết định phê duyệt
(như quyết định thu hồi giao đất, quyết định phê
duyệt phương án đấu giá…).
TRÙNG KHÁNH
Xử lý cây xanh trên đường
Nguyễn Hữu Cảnh như thế nào?
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vừa
chủ trì cuộc họp nghe báo cáo các phương án xử lý
cây xanh bị ảnh hưởng bởi dự án sửa chữa tại tuyến
đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở
Quy hoạch - Kiến trúc, Hội Khoa học kỹ thuật lâm
nghiệp TP, UBND quận 1, Công ty TNHH MTV
Công viên cây xanh. Sau khi nghe Sở Xây dựng báo
cáo và ý kiến, ông Võ Văn Hoan đã có ý kiến chỉ
đạo như sau:
UBND TP đồng ý với phương án xử lý cây xanh
theo đề xuất của Sở Xây dựng. Theo đó, các cây bị ảnh
hưởng của dự án không thuộc loại cây quý, cây lớn và
cây được xếp loại bảo tồn. Mặt khác, khôi phục cây
xanh sau khi hoàn thành dự án, số lượng cây trồng được
nhiều hơn cây bị đốn hạ và đã có ý kiến đồng thuận
của Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp TP. 
Sở Xây dựng phải chỉ đạo, theo dõi hướng dẫn các
chủ đầu tư thực hiện tốt các việc sau đây: Yêu cầu
các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng dự án,
đảm bảo hiệu quả. Thực hiện tốt phương án tuyên
truyền đến người dân, đặc biệt là người dân bị ảnh
hưởng trực tiếp trong khu vực dự án để người dân
hiểu và chia sẻ, đồng thuận triển khai dự án.
Sau khi dự án hoàn thành, việc trồng lại cây thay
thế phải đồng bộ, đúng chủng loại, đạt tiêu chuẩn
cây trồng đô thị. Cây phải đủ lớn, đủ độ tuổi và
trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo phát triển nhanh và
bền vững.
THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook