233-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm10-10-2019
HẢI HIẾU- LÊ THOA-
NGUYỄNTÂN
B
ộ Công an vừa đưa ra
dự thảo (lần ba) thông
tư quy định về thực hiện
dân chủ trong công tác đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông.
Tại bản dự thảo lần này, Bộ
Công an bổ sung một hình
thức người dân được quyền
giám sát công an thông qua
thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc
quan sát trực tiếp theo quy
định của pháp luật.
Trong công tác đảm bảo
trật tự, an toàn giao thông
lực lượng CSGT luôn là chủ
chốt. PV
Pháp Luật TP.HCM
ghi nhận ý kiến của các cán
bộ, chiến sĩ, lãnh đạo CSGT
xoay quanh vấn đề người dân
được ghi âm, ghi hình CSGT
khi đang làm nhiệm vụ.
CSGT không tiêu cực,
cứ ghi hình thoải mái
Đội trưởng một đội CSGT
trên địa bàn TP.HCM cho
biết việc người dân giám sát
CSGT là nhằm mục đích để
CSGT không tiêu cực, sai
phạm trong lúc thực thi nhiệm
vụ. Ông cho rằng CSGT sẵn
sàng để người dân thực hiện
điều đó nhưng mong việc
còn cảnh đút nhét tiền và câu
nói trên. Thậm chí có trường
hợp khi CSGT đang xử lý vi
phạm đối với người này thì
một người khác bước đến,
đưa điện thoại ra đòi CSGT
cho xem kế hoạch, chuyên
đề kiểm tra, xử lý và bảo là
đang giám sát CSGT. Trong
khi người này không hề liên
quan. “Đặc biệt, các trường
hợp người vi phạm trong hơi
thở có cồn thì hay xảy ra tranh
cãi với CSGT, rồi bột phát
lấy điện thoại ra ghi hình,
trong đội xử lý nồng độ cồn
hoặc người vượt đèn đỏ thì
hay gặp người dân không
hợp tác, chống đối. Khi đó
họ thường lấy điện thoại ra
quay với lý do để làm bằng
chứng và không chấp hành
việc xử lý của CSGT” - vị
cán bộ kể lại và cho rằng khi
CSGT làm đúng thì không sợ
người dân quay phim, chụp
ảnh, ghi âm.
Tuy nhiên, theo vị cán bộ,
khi người dân quay CSGT
đang làm việc thì rất cần kỹ
năng, kỹ thuật quay cho có…
văn hóa. “Nhiều lúc anh em
đang lập hồ sơ, biên bản mà
người dân gí thẳng điện thoại
tận mặt CSGT để quay phim
thì rất ức chế. Với các trường
hợp như vậy, CSGT phải giải
thích rõ với người dân rằng
việc quay phim, ghi hình phải
đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ
bình tĩnh làm nhiệm vụ” - vị
cán bộ nói.•
CSGT đo nồng độ cồn người lái ô tô và lập biên bản các trường hợp vi phạm là những hình ảnh,
việc làmcông khai của CSGTmà người dân được quyền chụp ảnh, ghi hình…Ảnh: LÊ THOA
ghi hình, thu âm không gây
ảnh hưởng đến hoạt động,
công tác xử lý vi phạm của
lực lượng. “Người dân được
ghi hình thoải mái, chúng tôi
không ngại gì hết” - vị này
khẳng định.
“CSGT chúng tôi không sợ
bị ghi âm, ghi hình. Nhưng
thực tế có rất nhiều tình huống
người dân vừa bị CSGT thổi
phạt thì xuống xe, móc ngay
điện thoại ra chĩa thẳng vào
mặt CSGT và nói đang thực
hiện quyền giám sát rồi có
những lời lẽ, hành động đả
kích lực lượng, gây rối an ninh
trật tự. Sau khi cắt cúp hình
ảnh, lọc âm thanh, họ tung
lên mạng xã hội những đoạn
clip không phản ánh đúng sự
thật vụ việc. Từ đó làm xấu đi
hình ảnh của người thực thi
công vụ khiến người dân có
ác cảm với CSGT” - vị đội
trưởng Đội CSGT cho biết.
Vị đội trưởng kể lại có tình
huống vì muốn CSGT thông
cảm, bỏ qua lỗi nên người vi
phạm cố tình cầm tiền nhét
vào tay, vào túi CSGT và nói
“Anh mua chai nước, làm ổ
bánh mì…”. CSGT cương
quyết từ chối, đẩy tay anh
ta ra nhưng khi đoạn clip
được tung lên mạng thì chỉ
thậm chí còn livestream, nói
trên trời dưới đất khiến cộng
đồng mạng hiểu lầm về lực
lượng” - vị này kể.
Vị đội trưởng tiếp lời:
“Chúng tôi không sợ người
dân giám sát lúc chúng tôi
làm việc nhưng cứ cầm điện
thoại quay mặt, đọc tên, số
hiệu, livestream lên mạng rồi
kể những câu chuyện không
diễn ra thực tế thì nhiều người
sẽ nghĩ anh CSGT chắc là
tiêu cực nên mới bị quay
camera...”.
Phải để CSGT
bình tĩnh làm việc
Theomột cán bộĐội CSGT
Tân Sơn Nhất, việc người
dân ghi âm, ghi hình CSGT
đang làm nhiệm vụ là việc
rất bình thường mà cán bộ,
chiến sĩ ở đội này hay gặp.
“Đó là quyền của người dân,
CSGT không có quyền cấm
đoán” - vị cán bộ nói.
“Nhiều lần tôi và anh em
“Việc người dân ghi
âm, ghi hình lực
lượng công an nói
chung và CSGT nói
riêng nhằm giúp
chúng tôi thi hành
công vụ ngày càng
tốt hơn. Chúng tôi
vàng thiệt, không sợ
gì lửa.”
Đại tá
Phan Ngọc Truyền
,
Trưởng phòng CSGT
Công an TP Đà Nẵng
CSGT không được
dùng điện thoại
ghi hình dân
Theo một số chiến sĩ CSGT,
sau nhiều lần bị người vi phạm
phảnứngtrongkhikhôngđược
trangbị đủ thiết bị kỹ thuật của
ngànhnêncác chiếnsĩ nàynghĩ
ra“sáng kiến”: Dùng điện thoại
di động hoặc tự mua thiết bị
để gắn lên mũ nhằm ghi hình
người dân vi phạmgiao thông.
Khi người vi phạm cự cãi thì
các chiến sĩ đưa hình ảnh ghi
được từ“sáng kiến”trên ra làm
bằng chứng.
Theo một sĩ quan Đội CSGT
Bến Thành, cán bộ, chiến sĩ
CSGT làmnhiệmvụ trênđường
khôngđược dùngđiện thoại di
động hoặc thiết bị tựmua sắm
để ghi hình làm bằng chứng.
Chỉ những hình ảnh được ghi
từ thiết bị do ngành công an
trang cấp mới là cơ sở pháp
lý - kỹ thuật để xử lý vi phạm
giao thông.
Tiêu điểm
Bộ Công an đang tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo thông tư
quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy
trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao
thông đường bộ của CSGT. Theo dự thảo, CSGT thực hiện
nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện trong
bốn trường hợp (quy định hiện hành là năm trường hợp). Thứ
nhất, thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương
tiện, kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Thứ hai, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành
vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Thứ ba, tin báo, phản ánh, tố giác của tổ chức, cá nhân về
hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham
gia giao thông.
Thứ tư, có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ
trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức
năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ
công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản
đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện
dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
Đáng chú ý, dự thảo cũng quy định chi tiết về trình tự
kiểm soát của lực lượng CSGT. Theo đó, khi phương tiện
cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí, CSGT phải thông báo
người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp bảo
đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các loại giấy
tờ theo quy định.
Tiếp đó, cán bộ CSGT phải thực hiện động tác chào theo
Điều lệnh Công an nhân dân, trừ trường hợp biết trước
người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm
tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn
hóa, sử dụng rượu bia, chất kích thích khác.
CSGT sẽ nói lời: “Chào ông (bà, anh, chị…); yêu cầu
ông (bà, anh, chị...) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ
có liên quan và kiểm soát phương tiện.
Khi tiếp nhận được các loại giấy tờ, CSGT thông báo cho
người điều khiển phương tiện và những người trên phương
tiện biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những
nội dung theo quy định.
Khi kiểm soát xong, CSGT thông báo cho người điều
khiển phương tiện, những người trên phương tiện biết kết
quả, hành vi vi phạm, biện pháp xử lý và nói lời: “Cám ơn
ông (bà, anh, chị,…) đã hợp tác với lực lượng CSGT để bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông”.
TUYẾN PHAN
CSGT chỉ sợ hình thu bị méo,
tiếng thu bị ồn
CSGT đồng thuận việc người dân ghi âm, ghi hình, chụp ảnh khi đang làmnhiệmvụ
nhưng việc làmđó phải theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đề xuất CSGTphải cámơnngười vi phạmgiao thông
Cán bộ CSGT phải thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân trước và sau đó nói lời: “Chào ông (bà, anh, chị…)”
với người được kiểm soát giao thông.
Đại tá Phan Ngọc Truyền, Trưởng phòng
CSGT Công an TP Đà Nẵng, cho rằng việc
ghi âm, ghi hình của người dân đối với lực
lượng công an nói chung và CSGT nói riêng
giúp việc thi hành công vụ ngày càng tốt
hơn và ông ủng hộ điều này. Tuy nhiên,
theo ông Truyền, việc người dân ghi âm,
ghi hình phải thực hiện đúng quy định hiện
hành. Người dân không thể lạm dụng việc
này gây cản trở hoạt động làm việc của lực
lượng chức năng.
“Có những người dùng điện thoại gí sát
mặt cán bộ, chiến sĩ khi quay phim sẽ gây
khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ. Hoặc
có người yêu cầu công an phải trình đủ các
loại văn bản, giấy tờ của ngành để kiểm
tra xem có đúng là công an thiệt không…
Làmnhư vậy là cố tìnhgây cản trở lực lượng
công an thi hành nhiệm vụ. Chúng tôi vàng
thiệt không sợ gì lửa” - Đại tá Truyền nói.
Dân ghi âm, chụp ảnh đúng cách để CSGT tốt hơn
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook