233-2019 - page 5

5
Thị Ngọc Thêm. Điều này
dấy lên trong dư luận mối
nghi hoặc về lai lịch thực sự
của nữ trưởng phòng cũng
như những đồn đoán nhiều
chiều…
Song với việc xác tín “Tên
Thảo hay tên Thêm cũng
đều là một người” như trên
thì việc nữ hộ sinh Trần Thị
Ngọc Ái Sa có em gái giữ
chức trưởng phòng là đúng.
Chị đảng viên nên
lý lịch của em không
cần xác minh kỹ?
Liên quan tới công tác xác
minh lý lịch của bà Thảo
(Thêm) trong quá trình thăng
tiến lên vị trí trưởng phòng,
có một thông tin đáng chú
ý. Theo đó, trước khi bà này
được kết nạp Đảng, phía
Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có công
văn đề nghị xác minh một
số vấn đề.
Cụ thể, theo ông Lâm Vũ
Hùng, Bí thưĐảng ủy phường
4, TP Đà Lạt, khoảng năm
2012, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk có công văn gửi
đường bưu điện về việc xác
minh Trần Thị Ngọc Ái Sa
(thực tế là bà Thảo) có chị
ruột là Trần Thị Ngọc Ánh
đang là đảng viên. Bà Ánh
là một trong số hơn 10 anh
chị em với hai bà Ái Sa,
Ngọc Thảo.
“Thời điểm đó, bà Trần
Thị Ngọc Ánh là đảng viên
chi bộ Mầm non Anh Đào
(TrườngMầm nonAnh Đào),
trực thuộc chi bộ Đảng bộ
phường 4. Việc gửi công văn
xác minh cũng là đúng theo
quy định... Thực tế bà Ngọc
Ánh lúc đó là đảng viên, phó
bí thư chi bộ Trường Mầm
nonAnh Đào nên phường đã
có xác nhận như vậy” - ông
Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, theo
quy định, nếu trong gia đình
có người đã vào Đảng thì coi
như đã được làm kê khai,
điều tra lý lịch…
Được biết ngoài xử lý việc
nữ trưởng phòng mang tên
giả, khai báo lý lịch không
trung thực thì cơ quan chức
năng tỉnh Đắk Lắk đang
xem xét kiểm điểm, làm rõ
trách nhiệm của cá nhân,
tập thể liên quan. Việc làm
rõ trách nhiệm bao gồm cả
công tác xác minh lý lịch
của bà trưởng phòng thời
gian trước đó.•
Thời sự -
ThứNăm10-10-2019
HUY TRƯỜNG
C
âu chuyện về lai lịch
thực sự của trưởng phòng
quản trị thuộcVăn phòng
Tỉnh ủy Đắk Lắk khiến dư
luận đặt ra nhiều mối nghi
hoặc cũng như những đồn
đoán nhiều chiều. Báo
Pháp
Luật TP.HCM
đã tìm hiểu
về vấn đề này.
Tuy hai mà một…
“Trưởng phòng quản trị
thuộc Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk đã thừa nhận mình
tên thật là Trần Thị Ngọc
Thảo. Bà Thảo nói lúc nhỏ
có tên cúng cơm là Trần Thị
Ngọc Thêm” - ngày 9-10,
nguồn tin của báo
Pháp Luật
TP.HCM
cho biết như trên
rồi khẳng định: “Tên Thảo
hay tên Thêm cũng đều là
một người”.
Trước đó, liên quan đến
việc bà trưởng phòng quản
trị Văn phòng Tỉnh ủy Đắk
Lắk có tên “Trần Thị Ngọc
Ái Sa” bị tố là mượn bằng
của chị để xin việc làm và
thăng tiến, phía Văn phòng
Tỉnh ủy đã có thông tin đến
báo chí. Cụ thể, bà này có
tên thật là Trần Thị Ngọc
Thảo (sinh năm 1975), chưa
học hết cấp ba nhưng đã lấy
bằng cấp ba của bà Trần Thị
Ngọc Ái Sa (là chị ruột) để
đi học trung cấp, học liên
thông lên đại học và nay đã
học đến thạc sĩ, đồng thời
kê khai lý lịch cán bộ, công
chức không trung thực...
Tuy nhiên, sau đó có
thông tin cho rằng bà Trần
Thị Ngọc Ái Sa thật (hiện là
nữ hộ sinh, làm việc tại BV
đa khoa Lâm Đồng) không
có người em nào tên Thảo,
bản thân bà Sa sau đó cũng
khẳng định chỉ có em gái
sinh năm 1975 tên là Trần
Cơ quan chức năng
đang xem xét kiểm
điểm, làm rõ trách
nhiệm của cá nhân,
tập thể liên quan.
Ông LâmVũHùng, Bí thưĐảng ủy phường 4, TPĐà Lạt,
trao đổi với phóng viên. Ảnh: H.TRƯỜNG
Trong vòng ba năm, từ tháng 4-2016 đến tháng 4-2019,
toàn TP Hà Nội xảy ra 2.640 vụ cháy nổ (trong đó có sáu
vụ nổ), khiến 61 người chết, 60 người bị thương, thiệt hại
về tài sản lên tới 758 tỉ đồng… Đó là số liệu được công
bố tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch về
công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại Hà Nội. Hội nghị
diễn ra hôm nay (9-10).
Báo cáo của Công an TP Hà Nội thừa nhận dù TP đã
triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa cháy nổ, triển
khai nhiều chuyên đề PCCC tại chung cư, cao ốc, quán
karaoke, vũ trường, xưởng sản xuất, khu công nghiệp, khu
chế xuất, các cơ sở kinh doanh dịch vụ…, tuy nhiên vẫn
còn nhiều hạn chế trong công tác PCCC.
Nhận xét sau đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Nguyễn Văn Sửu nói một trong những hạn chế, tồn tại đó
là việc xây dựng lực lượng PCCC và dân phòng chưa đảm
bảo yêu cầu thực tế. “Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền
về PCCC còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức, chưa
tiếp cận các tầng lớp nhân dân...” - ông nói.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đề nghị thời gian tới cơ
quan chức năng cần tập trung tuyên truyền tăng cường
ý thức của người dân, các chủ hộ kinh doanh về PCCC
để người dân có ý thức phòng ngừa rủi ro, hạn chế tối đa
nguy cơ xảy ra cháy nổ. Cùng với đó, lực lượng PCCC
nên chú trọng đầu tư các trang thiết bị PCCC để đáp ứng
việc chữa cháy đối với nhà cao tầng, chung cư. Đặc biệt,
tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các chung cư, cơ sở sản
xuất, kinh doanh vi phạm không tuân thủ, hay cố tình vi
phạm quy định về PCCC.
“Đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng, gây
mất an toàn về PCCC cần kiên quyết tạm đình chỉ hoặc
đình chỉ hoạt động. Đối với các vụ cháy nổ gây thiệt hại
nghiêm trọng về người và tài sản do thiếu tinh thần trách
nhiệm và những trường hợp khác có dấu hiệu tội phạm,
phải kịp thời khởi tố điều tra, xử lý nghiêm theo quy định
của pháp luật” - ông Sửu nói.
TRỌNG PHÚ
Nguyênnhânnữ trưởng
phòng “lọt cửa lý lịch”
Theomột bí thư chi bộ Đảng, “nếu trong gia đình có người đã vào Đảng
thì coi như đã được làmkê khai, điều tra lý lịch…”.
Vụ chém lìa tay ở quận 3:
Nạn nhân đã tử vong
Ngày 9-10, ông Nguyễn Hữu S. (47 tuổi, ngụ
quận 10, TP.HCM), nạn nhân vụ chém lìa cánh tay
khi bán nước sâm, đã tử vong do mất nhiều máu,
suy đa tạng. Gia đình đã đưa thi thể ông S. từ bệnh
viện về nhà lo hậu sự.
Trước đó, chiều 28-8, Phạm Phong Trung (37
tuổi) chở vợ chạy trên đường Cao Thắng, khi đến
hẻm 162 Cao Thắng (phường 11, quận 10), Trung
dừng lại mua nước sâm của ông S. rồi hai bên xảy
ra mâu thuẫn, xô xát. Sau khi đưa vợ về nhà, Trung
gọi điện thoại cho em ruột cùng một số người khác
mang theo mã tấu đi tìm ông S.
Gặp nhau trên đường Cao Thắng thuộc khu vực
quận 3, ông S. cầm dao thủ thế và bị nhóm Trung
tấn công khiến đứt lìa tay. Nạn nhân được người
dân đưa vào cấp cứu tại BV Bình Dân trong tình
trạng mất máu, co giật, đồng tử giãn. Các bác sĩ đã
phẫu thuật, nối mạch máu, nối cánh tay..., tuy nhiên
sau thời gian điều trị, ông S. không qua khỏi.
Về nhóm tấn công, ngay từ ngày 11-9, Cơ quan
CSĐT Công an quận 3 đã khởi tố vụ án, khởi tố hai
bị can về tội cố ý gây thương tích và tiếp tục làm rõ
những người có liên quan.
NGUYỄN TÂN
Hai công an nghĩa vụ thương vong
sau va chạm với xe khách
Ngày 9-10, trên đường Lý Thái Tổ (TP Buôn Ma
Thuột) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe máy
và xe khách.
Theo đó, khoảng 4 giờ, tài xế Đỗ Đức Hòa (46
tuổi, ngụ TP Buôn Ma Thuột) điều khiển xe khách
chạy trên đường Lý Tự Trọng theo hướng TP Buôn
Ma Thuột - huyện Cư M’gar. Lúc xe vừa rẽ phải
vào đường Lý Thái Tổ thì va chạm mạnh với xe
máy do Nguyễn Nhật Trường (21 tuổi, ngụ huyện
Krông Pắk) chở theo Phan Công Anh Tuấn (23
tuổi, ngụ huyện Cư M’gar) chạy trên đường Lý
Thái Tổ đi huyện Cư M’gar.
Tại hiện trường, một phần đầu xe khách và xe
máy bị bể, hư hỏng. Trường tử vong tại chỗ, Tuấn
bị thương nặng, được nhanh chóng đưa đi cấp
cứu… Được biết hai nạn nhân hiện đang là công an
nghĩa vụ tại Công an TP Buôn Ma Thuột.
H.TRƯỜNG
Lật xe giường nằm, một người chết,
hàng chục nạn nhân bị thương
Trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Sơn
Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày 9-10 xảy
ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Theo đó, lúc
rạng sáng, xe khách giường nằm 37B-020.02 chạy
hướng Nghệ An - Hà Tĩnh bị mất lái, lật xuống
ruộng lúa bên đường.
Sự việc khiến nạn nhân Hoàng Văn Hương (19
tuổi, trú thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc,
Nghệ An) tử vong tại chỗ, khoảng 20 hành khách bị
thương, trong đó có bốn người bị thương rất nặng.
Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng
đã có mặt đưa các nạn nhân bị thương đi cấp cứu.
Hai xe cứu hỏa và hai máy múc được điều tới tham
gia cứu nạn, cẩu chiếc 37B-020.02 từ dưới ruộng
lên đường.
Đ.LAM
Nhanh chóngkhởi tốnhữngvụ cháynổdo thiếu tráchnhiệm
Lãnh đạo TPHà Nội cho rằng những cơ sở vi phạmnghiêm trọng, gâymất an toàn về PCCC thì cần kiên quyết tạmđình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động.
Bà “trưởng phòng Trần Thị
Ngọc Ái Sa”. Ảnh: H.TRƯỜNG
11nămđi từnhânviên lên trưởngphòng
Về quá trình thăng tiến của“nữ trưởng phòng Ái Sa”, theo
ôngNguyễnThượngHải, ChánhVăn phòngTỉnh ủyĐắk Lắk,
tháng 9-2002, bà Sa (thực tế tên Thảo) xin vào làm việc tại
Công ty Xuất nhập khẩu 2-9. Công ty này cần bằng cấp ba
để làmhợp đồng nên bà đã mượn bằng của chị để đưa vào
cho đúng thủ tục. Sau đó cùng với quá trình học lên cao, bà
đã trải qua nhiều chức vụ… và từ năm 2013 thì làm trưởng
phòng quản trị. Vị chánh văn phòng cho biết vi phạm của
bà này là rõ ràng, cơ quan liên quan đang dự kiến quy trình
thủ tục xử lý kỷ luật. Ông cho hay bà trưởng phòng sẽ bị xử
lý kỷ luật ở hình thức cao nhất.
Hiện bà trưởng phòng đã nghỉ phép và xin nghỉ việc
nhưng đề nghị đó của bà chỉ được giải quyết khi các vi
phạm được xử lý xong.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook