239-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm17-10-2019
định bà Chính “nhờ nâng điểm”.“Bà
Chính đưa danh sách khi ở phòng
chỉ có hai người và nói đây là con
em lãnh đạo nhờ nâng điểm môn
ngữ văn. Chị Chính đọc điểm các
em thứ tự 1-5, trường hợp thứ sáu
thì nói học giỏi chỉ cần xem điểm”
- ông Hoài khai.
Tham gia xét hỏi, luật sư của bà
Chính hỏi ông Hoài: “Bị cáo nói
với Lương (bị cáo Vũ Trọng Lương
- PV) câu “phải lôi bà Chính vào
cuộc” là có hàm gì ý?”.
Thừa nhận mình có nói câu này,
ông Hoài giải thích: “Về bản chất,
chị Chính đưa danh sách nhờ tôi
nâng điểmmôn ngữ văn cũng không
khác gì tôi đưa danh sách cho anh
Lương nâng điểm môn thi trắc
nghiệm. Theo quy chế thi, trong
thời gian xử lý bài thi trắc nghiệm,
trưởng ban chấm thi phải giám sát
toàn bộ quá trình xử lý bài thi trắc
nghiệm. Như vậy, chị Chính cũng
phải có một phần trách nhiệm khi
chúng tôi làm sai, nâng điểm cho
các thí sinh. Ngoài ra tôi không có
hàm ý nào khác”.
“Bà Chính là trưởng ban chấm
thi, phó chủ tịch hội đồng. Bà Chính
có trách nhiệm giám sát hoạt động
chấm thi của các ông không?” - luật
sư hỏi tiếp. “Chị Chính chịu toàn bộ
trách nhiệm về hoạt động của ban
chấm thi” - ông Hoài đáp.
“Giám đốc Sở là ông Sử (Vũ Văn
Sử), Phó Chủ tịch UBNDTrần Đức
Quý phụ trách về y tế, giáo dục,
cao hơn là ông Triệu Tài Vinh là
bí thư Tỉnh ủy. Tại sao ông không
đổ (trách nhiệm) cho những người
đó, trong khi trách nhiệm của họ
còn cao hơn trách nhiệm thân chủ
của tôi?” - luật sư vặn.
“Chị Chính là trưởng ban chấm
thi, trực tiếp chịu trách nhiệm về
toàn bộ quá trình chấm thi, cả chấm
thi ngữ văn hay trắc nghiệm. Hành
vi vi phạm pháp luật của chúng tôi
là hành vi nâng điểm của các bài
thi trắc nghiệm thì chị Chính phải
có trách nhiệm một phần”- ông
Hoài đáp.
Kế đó ông Hoài tiếp tục khẳng
định tất cả lời khai của ông với
CQĐT, VKS hay lời khai trước
tòa đều là sự thật. “Nếu tôi không
tôn trọng sự thật, tôi đã có thể có
những phương án trả lời khác. Ví
dụ, tôi có thể đổ lỗi cho chị Chính
là chỉ đạo tôi nâng điểm cho Triệu
Ngọc Mai (con cựu bí thư Triệu Tài
Vinh - PV), cho Phạm Tuấn Minh
(con cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT
PhạmVăn Khuông, bị cáo trong vụ
án)… Nếu tôi không tôn trọng sự
thật thì chắc chắn chị Chính cũng
sẽ giống như tôi 448 ngày không
nghe tiếng chimhót” - ông Hoài nói.
Tìm cách tiếp cận dữ liệu
để sửa điểm thi
Hồ sơ vụ án thể hiện ông Nguyễn
Thanh Hoài từng nhắn tin cho ông
Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Hà Giang, với nội dung: “Em
báo cáo anh hai việc ạ. Thứ nhất,
em vừa đối sánh dữ liệu thi xong.
Kết quả dữ liệu trên phần mềm
quản lý thi của Bộ trùng khít với
dữ liệu trong đĩa CD anh Sử (giám
đốc Sở GD&ĐT Vũ Văn Sử) giữ.
Thứ hai, việc Lương (Vũ Trọng
Lương - phó trưởng Phòng khảo thí
và quản lý chất lượng) chuyển bài
thi trắc nghiệm và thiết bị xử lý bài
thi về Sở là theo Điều 26 của Quy
ĐỨCMINH
N
gày 16-10, TAND tỉnh Hà
Giang tiếp tục phiên sơ thẩm
xét xử vụ án gian lận điểm
trong kỳ thi THPT quốc gia năm
2018 xảy ra tại tỉnh này. Tòa tập
trung xét hỏi làm rõ mâu thuẫn
giữa lời khai của hai bị cáo Triệu
Thị Chính, cựu phó giám đốc Sở
GD&ĐT và Nguyễn Thanh Hoài,
cựu trưởng Phòng khảo thí sở này.
Sự thật và “448 ngày
không nghe tiếng
chim hót”
Tại tòa, Triệu Thị Chính khai bà
lập danh sách 13 thí sinh nhờ cựu
trưởng Phòng khảo thí Nguyễn
Thanh Hoài xem điểm môn ngữ
văn. Trong khi bị cáo Hoài khẳng
Bị cáoNguyễn ThanhHoài, trưởng Phòng khảo thí - SởGD&ĐT tỉnhHàGiang. Ảnh: ĐỨCMINH
Ai thao túng
mọi việc ở
Sở GD&ĐT
Hà Giang?
Tại phiên xử vụ gian lận điểm thi ởHà
Giang, các bị cáo ở Sở GD&ĐT đổ lỗi cho
nhau. Vậy ai mới là người đứng sau việc
này, có phải người đó ở cấp cao hơn?
chế thi và được sự đồng ý của em
với nhiệm vụ là phó chủ tịch hội
đồng và trưởng ban thư ký. Song
thầy Bình, thầy Sử (Vũ Văn Sử),
cô Chính (Triệu Thị Chính) đang
nâng cao quan điểm quá, có gì anh
giúp em”.
Một luật sư khác của bà Chính
chất vấn ông Hoài: “Bị cáo dưới
quyền chỉ đạo của giám đốc và các
phó giám đốc sở, vậy tại sao mọi
việc xảy ra bị cáo không báo cáo
lên cấp trên trực tiếp trước mà lại
nhắn tin báo cáo vượt cấp lên ông
Trần Đức Quý? Quy định nào được
báo cáo vượt cấp như vậy?”.
Đáp lại, ông Hoài cho hay sáng
7-7-2018, ông đồng ý cho Lương
vận chuyển bài thi, phiếu trả lời
trắc nghiệm cùng toàn bộ thiết bị
xử lý bài thi trắc nghiệm về sở
(để sửa bài thi). Sáng hôm sau,
một cuộc họp được tổ chức với
sự tham dự của giám đốc sở, các
phó giám đốc, trưởng đoàn thanh
tra sở… “Nội dung cuộc họp đó
liên quan đến sai phạm của anh
Lương và tôi. Tôi cho rằng theo
quy chế, chúng tôi (ban thư ký)
được quyền vận chuyển bài thi
nhưng mọi người không đồng ý.
Đến ngày mùng 10 tôi mới nhắn
tin báo cáo với anh Quý, trưởng
ban chỉ đạo thi cấp tỉnh” - ông
Hoài cho hay.
“Chúng tôi có quyền vận chuyển
bài thi và chúng tôi đã lợi dụng việc
này để sửa điểm thi” - ôngHoài nói.•
“Lãnh đạo sở nhờ thì mọi người phải giúp”
Theo cáo buộc của VKS, bà Triệu Thị Chính là trưởng ban chấm thi, đã
đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểmmôn ngữ
văn cho 12 thí sinh, xem điểm cho một em. Tuy nhiên, ông Hoài chưa
giúp được bà Chính.
Tại tòa, bị cáo NguyễnThanh Hoài khẳng định nếu hành vi vận chuyển
bài thi môn trắc nghiệm về để sửa điểm của Vũ Trọng Lương không bị
phát hiện, bị cáo này có khả năng nâng điểm môn ngữ văn cho các thí
sinh trong danh sách bà Chính đưa.
“Căn cứ vào đâu bị cáo khẳng định sẽ nhờ được giáo viên nâng điểm?”
- luật sư của bà Chính hỏi. “Tôi căn cứ vào uy tín của tôi, quá trình công
tác của tôi với giáo viên các trường và với trưởng môn…” - ông Hoài
trả lời, sau đó khẳng định lý do nâng điểm là: “Lãnh đạo sở nhờ thì mọi
người phải giúp”.
Hé lộkhảnăngkhởi tố tội đưa, nhậnhối lộ ởSơnLa
Ngày 16-10, phiên xét xử tám bị cáo trong vụ gian lận
điểm thi tại Sơn La tiếp tục với phần xét hỏi.
Trả lời thẩm vấn, Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở
GD&ĐT tỉnh Sơn La) khẳng định không biết và không cho
phép việc sửa bài thi để nâng điểm. Lời khai này trái ngược
với bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng
khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) khi nhiều lần nói
ông Yến là người chủ động đặt vấn đề nâng điểm cho các thí
sinh. Bà Nga nói nhận thức việc sếp đã chỉ định thì không thể
không làm nên mới thực hiện việc sửa điểm bài thi.
Bị cáo Yến cũng khai đưa cho bị cáo Nga danh sách
13 thí sinh là để “xem giúp điểm” chứ không phải “nâng
điểm”. Những thí sinh này ông Yến nhận từ các ông
Hoàng Tiến Đức (cựu giám đốc Sở GD&ĐT), Nguyễn
Ngọc Hà (Trưởng phòng Giáo dục THPT), Phan Ngọc
Sơn (Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT)…
Bị chủ tọa truy vấn vì sao biết điểm thi sẽ được công bố
vào ngày 11-7 nhưng vẫn phải nhờ “xem giúp”, cựu phó
giám đốc Sở GD&ĐT biện minh do nể nang thủ trưởng
và đồng nghiệp. “Mong muốn của các gia đình chỉ là biết
sớm điểm cho các cháu” - ông Yến khai.
Thực tế toàn bộ 13 thí sinh trên đều được sửa chữa bài
thi để nâng lên số điểm cao chót vót, đủ điều kiện xét
tuyển vào các trường đại học tốp đầu.
Câu chuyện khó tin này cũng xảy ra khi một số phụ
huynh có con em nâng điểm được triệu tập tới tòa. Khai
với HĐXX, họ đều nói chỉ nhờ “xem giúp điểm” chứ
không yêu cầu tác động gì. Thế nhưng con em của họ đều
bị các trường đại học trả về sau khi xác định điểm số thực
không hề đạt điều kiện.
Ngoài ra, theo cáo trạng, Nguyễn Thị Hồng Nga khai đã
nhận 1,040 tỉ đồng để nâng điểm cho bốn thí sinh; Cầm
Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng Phòng Chính trị - tư tưởng)
nhận 440 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh; Lò Văn
Huynh (cựu trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng
giáo dục) nhận 1,3 tỉ đồng để nâng điểm cho ba thí sinh;
Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng Trường THPT Tô
Hiệu) nhận 500 triệu đồng để nâng điểm cho bốn thí sinh.
Tại tòa, trong khi các bị cáo đều thừa nhận được cám
ơn bằng số tiền như đã nêu thì những người được cho
là đưa tiền lại một mực phủ nhận. Duy
chỉ có một phụ
huynh là
bà Lò Thị Trường (trú tại phường Chiềng An,
TP Sơn La) thừa nhận có đưa tiền cám ơn cho Lò Văn
Huynh. Bà nói chỉ nhờ Huynh “xem giúp điểm” cho con
trai, kết quả con bà được nâng 11,3 điểm để đậu Học
viện An ninh nhân dân. Ban đầu bà không hứa hẹn gì với
bị cáo về chuyện tiền bạc, phải đến sau khi công bố điểm
thi thì bà mới cám ơn bằng 300 triệu đồng. Đến hai ngày
sau, ông Huynh trả lại số tiền này.Tuy nhiên, khi bị truy
hỏi nhờ ông Huynh “nâng điểm” hay “xem điểm”, bà
Trường im lặng và không trả lời.
Như vậy, lời khai của bà Trường có thể trở thành bước
ngoặt trong vụ án này khi xem xét nhóm tội đưa và nhận
hối lộ.
TUYẾN PHAN
“Chúng tôi có quyền vận
chuyển bài thi và chúng
tôi đã lợi dụng việc này
để sửa điểm thi.”
Bị cáo
Nguyễn Thanh Hoài,
trưởng Phòng khảo thí -
Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook