239-2019 - page 9

9
Nghiêm cấm tăng
giá nước đóng chai,
đóng bình
Tổng cục Quản lý thị trường
(QLTT) đã có công văn hỏa tốc
gửi Cục QLTT TP Hà Nội về việc
ngăn chặn việc tăng giá bất hợp
lý đối với mặt hàng nước đóng
chai, đóng bình.
Theođó,Tổng cụcQLTT yêu cầu
Cục QLTT TP Hà Nội tăng cường
công tác quản lý địa bàn nhằm
phát hiện và ngăn chặn kịp thời
tình trạng tổ chức, cá nhân kinh
doanhmặt hàng nước đóng chai,
đóng bình lợi dụng tình hình để
tănggiá bánbất hợp lý.Trongquá
trình triển khai nhiệm vụ cần kết
hợp tuyên truyềncácquyđịnhcủa
pháp luật về kinhdoanhhànghóa
nói chungvàmặt hàng thựcphẩm
nói riêng. Các vi phạm phải được
xử lýnghiêmvà côngbốcôngkhai
tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩmvi
phạmtrên các phương tiện thông
tin đại chúng theo quy định của
pháp luật.
(đơn vị tiếp nhận nguồn nước sông
Đà củaViwasupco) cung cấp cho khu
vực tây namHàNội cũng ra thông báo
tiếp tục tạm ngừng cấp nước. Lý do
dừng cấp nước là để súc xả các tuyến
ống, sau khi súc xả sẽ cấp nước trở
lại, tuy nhiên các thông báo của cả
hai đơn vị trên đều chưa đưa ra thời
gian cấp nước trở lại cho người dân.
Chiều 16-10, ông Nguyễn Mạnh
Hùng, Trưởng phòngHạ tầng kỹ thuật
Sở Xây dựng TP Hà Nội, cho biết
trước sự việc nước sạch sông Đà có
hàm lượng styren cao hơn giới hạn
cho phép, TP đã huy động Công ty
Nước sạch Hà Nội cùng Công ty
Nước sạch Sông Đuống cung cấp
nước ăn uống bằng xe téc và đấu
nối nước vào đường ống cấp nước
cho dân cư phía tây nam của Hà Nội.
Trao đổi với PV, đại diện Công ty
Nước sạch Hà Nội cho biết từ chiều
15-10, công ty này đã huy động bảy
xe téc chở nước sạch miễn phí đến
các hộ dân. Tuy nhiên, do nhu cầu
của người dân quá cao nên Công ty
Nước sạch Hà Nội thực hiện việc
cấp nước cho người dân theo thứ
tự đăng ký. Đơn vị này cũng mở
cửa 24/24 giờ, bốn nhà máy nước
gồm Mai Dịch, Hạ Đình, Pháp Vân
và Trạm Quỳnh Mai để người dân
quanh khu vực chủ động lấy nước.
Ngoài ra, Công ty Nước sạch Hà
Nội còn cho mở thông tuyến ống TD
D800 Pháp Vân - đường vành đai 3
để truyền tải nước cung ứng cho khu
vực bán đảo Linh Đàm, Định Công,
Đại Kim, Hoàng Liệt (quận Hoàng
Mai) và một phần khu vực Khương
Trung, Khương Đình giáp đường
Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân).
“Chúng tôi đã tăng công suất để
cung ứng nước phục vụ người dân
gặp sự cố trên. Hiện lượng nước cung
cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng là
khoảng 35.000 m
3
/ngày đêm nhưng
vẫn không thấm tháp gì so với nhu
cầu của người dân” - đại diện Công
ty Nước sạch Hà Nội cho biết.
Thủ tướng đặc biệt
quan tâm việc này
Trong một diễn biến khác, chiều
16-10, khi dẫn đầu tổ công tác của
Thủ tướng làm việc với UBND TP
Hà Nội để đôn đốc các nhiệm vụ
Thủ tướng giao, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai
Tiến Dũng đã dành ít phút nói về sự
cố trên. Ông cho hay Thủ tướng đặc
biệt quan tâm và đã có công điện
yêu cầu Hà Nội có giải pháp để hỗ
trợ, làm rõ trách nhiệm của đơn vị
cung ứng nước sạch bị ô nhiễm cho
người dân.
Trao đổi với báo chí sau cuộc làm
việc, ông Dũng cho hay ngày 15-10,
Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo
gấp về vụ việc, trong đó yêu cầu Hà
Nội phải xử lý ngay, có cảnh báo và
tạo điều kiện cho người dân Hà Nội
khi họ phải tiếp cận với nguồn nước
ô nhiễm. “Phải làm rõ trách nhiệm
của đơn vị cung cấp dịch vụ. Tại sao
lại để xảy ra vụ việc như vậy mà lại
không minh bạch, không công bố?
Vấn đề liên quan đến sức khỏe của
người dân phải cảnh báo công khai,
đồng thời đưa ra ngay các giải pháp
để khắc phục. Thủ tướng rất không
hài lòng khi thấy thông tin người dân
phản ánh đơn vị cung cấp dịch vụ che
giấu sự việc” - ông Dũng nhấn mạnh.
Về việc làm rõ trách nhiệmcủa đơn
TRỌNGPHÚ-ANHIỀN
T
heo báo cáo của Sở Xây dựng
TP Hà Nội, hiện Công ty Nước
sạch Sông Đà (Viwasupco) đang
cung ứng 250.000-260.000 m
3
nước/
ngày đêm cho người Hà Nội, thông
qua sáu đơn vị kinh doanh nước sạch.
Nguồn nước này được phân bổ cho
cư dân Hà Nội thông qua sáu đơn
vị, trong số này có hai khách hàng
chính là Viwaco và Công ty Nước
sạch Hà Đông.
Chưa biết bao giờ được
cấp nước trở lại
Chiều 16-10, ngoài việc đến các nhà
máy để lấy nước sạch, đợi nước từ
các xe téc của Công ty Nước sạch Hà
Nội thì nhiều người dân đã đổ xô ra
siêu thị mua nước tinh khiết về dùng.
Bình to, bình nhỏ, chai lớn, chai nhỏ
đều được người dânmua sạch. Một số
người cònmua nhầmcả nước khoáng,
loại nước chỉ dùng để uống, không nấu
ăn được. Chị Thanh (ThanhXuân, Hà
Nội) cho biết tối 16-10, gia đình chị
phải vào siêu thị để mua nước. Đến
nơi đã thấy siêu thị trống trơn, toàn
bộ kệ nước không còn chai nào, kể
cả nước khoáng.
Cũng trong chiều 16-10, các hộ
dân ở tòa nhà Intracom 1 (Trung
Văn, Nam Từ Liêm) bất ngờ nhận
được thông báo tạm dừng cấp nước
sinh hoạt của ban quản lý. Thời gian
tạm dừng cấp nước từ 13 giờ 45 cùng
ngày, tuy nhiên thời gian cấp nước
trở lại thì chưa được xác định. Lý do
dừng cấp nước là để súc xả tuyến ống
truyền tải nước sạch sông Đà. Hơn
nữa bể chứa nước sinh hoạt của tòa
nhà cũng không đủ để cung cấp như
bình thường. “Đi làm về chúng tôi
phải mang xô chậu đi xin nước dùng.
Chưa biết bao giờ được cấp nước trở
lại. Chúng tôi cũng không dám sử
dụng nước sạch của đơn vị này để ăn
uống nữa. Phải mua nước đóng bình,
đóng chai để thay thế” - chị MT, một
cư dân của tòa nhà, chia sẻ.
Cùng ngày, Viwasupco lẫnViwaco
Người dân khu chung cưHH LinhĐàm(HoàngMai, HàNội) xếp hàng
lấy nước sạch từ xe téc. Ảnh: CTV
Mỗixeđẩyđầyắpnướclàcủamộtnhà(ẢnhchụptạiSiêuthịRoyalCity).Ảnh:ANHIỀN
Phương án cấp nước sạch
cho người dân Hà Nội
Do nhu cầu của người dân quá cao nên Công ty Nước sạchHà Nội phải thực hiện việc cấp nước cho người dân
theo thứ tự đăng ký.
vị cung ứng nước sạch, ôngDũng cho
hay hiện Thủ tướng đã giao nhiệm
vụ cho Hà Nội, các cơ quan chức
năng đang làm rõ. Theo ông Dũng,
so với vụ cháy Rạng Đông, Hà Nội
đã có những phản ứng nhanh hơn,
tích cực hơn, tuy nhiên vẫn phải mất
mấy ngày (PV - sáu ngày) mới đưa
ra khuyến cáo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng
Chính phủ cho rằng các cơ quan chức
năng không phải do thiếu tinh thần
trách nhiệm, mà do các sự việc như
trên chưa gặp nhiều nên phương án
xử lý đưa ra có phần lúng túng. “Cái
này liên quan đến rút kinh nghiệm
chung cả nước trong xử lý các sự cố
chứ không chỉ riêng Hà Nội…” - ông
Dũng nói và cho biết Văn phòng
Chính phủ cũng sẽ tiếp thu, nghiên
cứu để tham mưu cho Chính phủ
đưa ra chỉ đạo chung, mang tính quy
trình để xử lý các sự cố như trên.•
Đầu năm 2021 khởi công xây dựng sân bay quốc tế Long Thành
Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh
Đình Dũng cùng đại diện các bộ, ngành liên quan đã có
buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về dự án Cảng
hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). 
Tại buổi làm việc, theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng
Nai, để đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái
định cư phục vụ sân bay Long Thành, đến nay địa phương
đã thông báo thu hồi đất đối với 18 tổ chức và 5.283
hộ/15.716 thửa đất của hộ gia đình có đất bị thu hồi. Trước
mắt phấn đấu bàn giao khu đất 1.810 ha cho chủ đầu tư vào
cuối năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cho
rằng khó khăn hiện nay của địa phương là quá trình thực
hiện kiểm đếm. Bởi có nhiều thửa đất ngành chức năng
không gặp được người đăng ký chính chủ, chuyển nhượng
bằng giấy viết tay nên khó xác định.
UBND tỉnh Đồng Nai xác định việc kết nối giao thông với
sân bay Long Thành là rất cấp bách, tỉnh đã thống nhất với
Bộ GTVT về quy hoạch tuyến đường chính từ quốc lộ 51 vào
sân bay Long Thành. Tuyến đường này cần được thi công
trong năm 2020. Nếu chậm thực hiện sẽ không có đường để
vận chuyển vật liệu, phương tiện phục vụ thi công sân bay.
Đối với chính sách tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi
đất để xây dựng sân bay, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng
Hà lưu ý tỉnh Đồng Nai phải bảo đảm công khai, minh bạch
và công bằng.
Kết luận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao
nỗ lực của tỉnh Đồng Nai và lưu ý đây là dự án lớn, thu
hồi diện tích lên đến hơn 5.000 ha nên nếu không có giải
pháp hữu hiệu sẽ không đạt được tiến độ đề ra. Phó Thủ
tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai, các bộ, ngành đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sân bay Long
Thành, trong đó trọng điểm là thu hồi đất, giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ, tái định cư.
Phó Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai cần vận dụng linh hoạt
các chính sách để giảm thời gian thực hiện thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng, tái định cư, phấn đấu bàn giao mặt bằng
sạch cho chủ đầu tư và lập tức mua sắm thiết bị, lựa chọn
các nhà thầu. Phấn đấu đến đầu năm 2021, khởi công giai
đoạn một dự án để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng.
Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác Chính phủ đã đến
thị sát khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn tại xã Bình Sơn,
huyện Long Thành.
VŨ HỘI
“Thủ tướng rất không
hài lòng khi thấy thông
tin người dân phản ánh
đơn vị cung cấp dịch vụ
che giấu sự việc” - ông
Dũng nhấn mạnh.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook