246-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu25-10-2019
Gỡ khó cho hàng Việt tắc tại
cửa khẩu Trung Quốc
MAI HIỀN
N
hững ngày qua, hàng
trăm xe chở nông sản,
trong đó chủ yếu là
thanh long bị ùn tắc tại cửa
khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
khiến người dân và doanh
nghiệp lo lắng đến mất ăn
mất ngủ. Bởi mỗi ngày chưa
được thông quan sẽ kéo theo
nhiều chi phí khác phát sinh:
Chi phí kho lạnh, chi phí thuê
xe, chất lượng nông sản giảm
dần sẽ bị ép giá…
Liên tục ùn tắc
Theo báo cáo của tỉnh Lạng
Sơn, tính đến ngày 18-10, số
xe nông sản bị ùn tắc tại đây
là 500 xe. Trong đó đa số là
thanh long và một số mặt
hàng nông sản khác từ các
tỉnh như Bình Thuận, Long
An, Tây Ninh, Ninh Thuận,
Gia Lai, Tiền Giang…
Ngay sau khi nắm được
thông tin sự việc, Thứ trưởng
Bộ NN&PTNT Phùng Đức
Tiến đã có chuyến công tác
lên Lạng Sơn để kịp thời tìm
phương án tháo gỡ. Lý giải về
nguyên nhân khiến xe nông
sản bị ùn tắc, Thứ trưởngTiến
cho biết đó là do nước ta đang
vào vụ thu hoạch cuối năm
khiến lượng hàng hóa tăng
lên. Đồng thời, lực lượng hải
quan Trung Quốc (TQ) cũng
thay đổi thủ tục kiểm tra xuất
nhập khẩu, tăng cường thời
gian kiểm soát xe, kể cả xe
không hàng và có hàng của
Việt Nam (VN) qua cửa khẩu
Tân Thanh vào TQ. Ví dụ,
TQ gắn camera, máy soi...
để kiểm tra xe hàng.
Quá trình này khiến thời
gian làm thủ tục thông quan
tăng đáng kể. Trước đây việc
thông quan không quá 2 phút/
xe thì nay mất khoảng 6-7
phút/xe và trung bình một
ngày tối đa chỉ thông quan
được khoảng 100 xe, so với
trước đây là 300 xe mỗi ngày.
“Đểgiải quyết tình trạngnày,
chúng tôi đã đề nghị UBND
tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ
quan phối hợp với phía TQ
như hải quan, kiểm dịch động
vật, kiểm dịch thực vật, biên
phòng... tăng thời gian thông
quan đến 21 giờ, tức đến 22
giờ đêm ở TQ. Làm được
như thế, lượng xe nông sản
thông quan sẽ tăng lên, đảm
bảo được chi phí vận chuyển
logistics, chất lượng” - Thứ
trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Thông tin thêm, ông Lê
Thanh Hòa, Phó Cục trưởng
Cục Chế biến và Phát triển
thị trường nông sản (Bộ
NN&PTNT), cho biết ngoài
những nguyên nhân trên thì
do hiện TQ đang giám sát rất
chặt việc buôn lậu.
“Họ từng nói với ta về tình
trạng khi khai báo và bao bì
thì ghi loại hoa quả này nhưng
trong ruột lại là một loại hoa
quả khác. Do đó vừa qua họ
yêu cầu các xe vận tải của
VN phải mở hết mui bạt ra
để kiểm tra nên mất thêm thời
gian” - ông Hòa nói.
Mở thị trường mới
Tình trạng ùn tắc nông sản
tại các cửa khẩu mỗi khi đến
mùa thu hoạch là chuyện
không mới. Ông Đặng Phúc
Nguyên, Tổng thư ký Hiệp
hội Rau, quả VN, lý giải: “Đa
số người dân, doanh nghiệp
Việt đều đưa hàng qua Quảng
Tây, Vân Nam (TQ) và đây là
những vùng trồng thanh long
rất nhiều. Đáng nói làmình lại
đưa hàng sang đúng vào thời
điểm từ tháng 5 đến tháng 11
hằng năm- thời điểmTQcũng
đang thu hoạch thanh long nên
cảnh đụng chợ, ùn tắc, bị ép
giá là điều khó tránh khỏi, lặp
lại năm này qua năm khác”.
Vậy giải pháp đưa ra là gì?
Ông Đặng Phúc Nguyên cho
Phó Thủ tướng đề nghị tháo gỡ
vướng mắc
Chiều 23-10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương
ĐìnhHuệđã tiếpPhóBí thưTỉnhủy tỉnhVânNam(TQ)Vương
Dư Ba. Tại buổi tiếp, ông Vương Dư Ba bày tỏ Vân Nam hoan
nghênhtiếpnhậnnôngsảncủaVNxuấtkhẩusangđịaphương
này trong thời gian tới. Tỉnh Vân Nam cũng muốn phát triển
hơn khu vực mậu dịch tự do Hà Khẩu và góp phần đưa Lào
Cai trở thành khu vực hợp tác xuyên biên giới giữaVN vàTQ.
Nhất trí với đề xuất của phó bí thư Vân Nam trong tăng
cường kim ngạch xuất khẩu với VN, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ bày tỏ khó khăn hiện nay trong xuất khẩu hàng
hóa, nông sản từVN tại các cửa khẩuThanhThủy (Hà Giang),
Tân Thanh (Lạng Sơn) và đề nghị ông Vương Dư Ba cùng
lãnh đạo tỉnh Vân Nam quan tâm tháo gỡ.
Trong khi đó, Đại sứĐặcmệnh toàn quyềnTQ tạiVNHùng
Ba cho biết vấn đề ách tắc nông sản củaVN tại các cửa khẩu
phía bắc là bất ngờ đối với phía TQ vì lượng nông sản xuất
khẩu tăngmạnh. Hiện nay Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây Lộc Tâm Xã đã trực tiếp đi thị sát các cửa khẩu
với VN để xử lý các vướng mắc này.
Ngày 24-10, một nhóm nhà đầu tư lớn của Công ty Huy
Việt Nam (VN), đơn vị sở hữu chuỗi nhà hàng Món Huế,
đã tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện ông Huy Nhật,
nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty Huy VN, tại TAND
TP.HCM. Trước đó, các nhà đầu tư này cũng đã thành
công trong việc xin được lệnh phong tỏa tài sản của ông
Huy Nhật từ các cơ quan tài phán ở nước ngoài.
“Những động thái pháp lý này nhắm tới ông Huy và các
cộng sự, bao gồm bà Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc điều
hành Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế), liên quan đến
cáo buộc vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản
lý, các giao dịch bất thường và có thể có yếu tố lừa đảo vì
ông Huy Nhật đã chiếm dụng một lượng lớn tiền mặt và
tài sản” - đại diện nhóm đầu tư trên cho biết.
Nhóm đầu tư trên cũng cho hay việc đóng cửa hàng loạt
nhà hàng khi chưa có các chấp thuận cần thiết từ các nhà
đầu tư và cũng không vì lý do thương mại rõ rệt đã khiến
hơn 1.500 nhân viên người Việt mất việc làm.
“Mặc dù rất thất vọng khi buộc phải tiến hành các thủ
tục tố tụng trên, nhóm nhà đầu tư hy vọng có thể được
giải quyết khiếu kiện nhanh chóng và công bằng tại các
tòa án VN, tương tự như lệnh phong tỏa tài sản đã được
ban hành trước đó ở nước ngoài. Các hành động này
không chỉ nhằm bảo vệ doanh nghiệp nói chung và khoản
đầu tư của các nhà đầu tư vào Công ty Huy VN mà còn
đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhân viên công ty, các nhà
cung cấp, các đối tác kinh doanh trong nỗ lực khôi phục
hoạt động ổn định cho doanh nghiệp này” - nhóm đầu tư
trên nêu quan điểm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, kể từ năm 2013 đến nay,
nhóm nhà đầu tư nói trên đại diện cho một nhóm quỹ
đầu tư tư nhân quốc tế đã đầu tư vào Huy VN với tổng
số vốn hơn 70 triệu USD. Các thành viên của nhóm bao
gồm ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress
Investments, Gryphus Capital và Welkin Capital.
Hiện Công ty Huy VN có các thương hiệu Món Huế,
Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy, Great Bánh Mì, Phở 99
và TP Tea. Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty đã tuyển dụng
hơn 2.500 nhân viên trên toàn quốc và phục vụ 47.000
khách hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, hệ thống chuỗi nhà hàng
Món Huế đã đóng cửa, không trả nợ cho các nhà cung cấp
và lãnh đạo công ty biệt tăm.
TÚ UYÊN
rằng người dân trồng thanh
long nên tiến hành rải vụ, từ
tháng 11 năm trước đến tháng
5 năm sau. Lý do là thời điểm
đó TQ không có thanh long,
một số nơi trồng nhưng cũng
không có trái.
Cạnh đó, doanh nghiệp
Việt nên mở rộng thị trường
ở phía bắc TQ, vì nếu cứ tập
trung ở các tỉnh biên giới
như Quảng Tây, là nơi trồng
thanh long rất nhiều, thì khó
tránh khỏi khó khăn trong
quá trình tiêu thụ.
“Cácdoanhnghiệpnên tham
gia các cuộc xúc tiến thương
mại, hội chợ ở phía bắc TQ để
tìm kiếm khách hàng mới, thị
trường mới, tránh cảnh ùn tắc
tại cửa khẩu. Tôi biết có những
doanh nghiệp ở TP.HCM đã
chuyển hàng từ đường bộ qua
biên giới sang chuyển hàng
bằng đường thủy vào phía bắc
TQ. Sản phẩm của họ đi lên
Thượng Hải, phía bắc TQ rất
thuận lợi, không gặp khó khăn
gì hết” - ông Nguyên chia sẻ.
Thứ trưởng BộNN&PTNT
Phùng Đức Tiến cũng nhấn
mạnh: Để tránh cảnh tượng
ùn tắc, nước ta cần có quy
hoạch bài bản, tính toán được
nhu cầu của thị trường, tính
được sản lượng thu hoạch cụ
thể. Thứ hai, phải áp dụng
các giải pháp khoa học công
nghệ để sản xuất. Riêng đối
với mặt hàng thanh long, bộ
đã chỉ đạo các địa phương rà
soát lại diện tích trồng thanh
long cũng như nhiều loại rau
quả khác, làm sao giảm diện
tích nhưng sản lượng tăng lên.
“Đợt kiểm tra, giám sát vừa
rồi cho thấy TQ tiệm cận quy
định của các nước tiên tiến.
Tất nhiên, việc thông báo của
họ cho ta và ta thông báo cho
doanh nghiệp xuất khẩu cần
phải xem xét, hai bên trao đổi
rút kinhnghiệmđể ta chủđộng.
Ví dụ, một ngày có trên 200
xe mà chỉ thông quan có hơn
160 xe thôi thì không tránh
khỏi ứ đọng” - Thứ trưởng
Phùng Đức Tiến nói.•
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam cho biết vấn đề ách tắc nông sản của Việt Nam
tại các cửa khẩu là bất ngờ đối với phía Trung Quốc.
Thứ trưởng BộNN&PTNT PhùngĐức Tiến
(bìa phải)
kiểmtra thực tế tình hình ùn tắc nông sản ở
cửakhẩuLạngSơn
(ảnh lớn)
. Hàng trămxenông sảnbị tắcởcửakhẩu
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: KHƯƠNGLỰC
Nhiều doanh
nghiệp ở TP.HCM
đã chuyển hàng từ
đường bộ qua biên
giới sang chuyển
hàng bằng đường
thủy vào phía bắc
TQ rất thuận lợi.
Tiêu điểm
Trung Quốc thích ăn
thanh long Việt Nam
VN là nước nhiệt đới và nằm
cạnhTQ, thị trường tiêu thụ lớn
với1,4tỉdânthìđólàmộtthuận
lợi.TQrấtcầntráicâynhiệtđới.Ví
dụ, ngườiTQ rất thích ăn thanh
long củaVN, nhất là thanh long
ruột trắng. Theo đánh giá của
các doanh nghiệp TQ, thanh
long củaVNngọt hơn, ănngon
hơn thanh long TQ.
Ông
ĐẶNG PHÚC NGUYÊN
,
Tổng thư ký Hiệp hội Rau, quả VN
Nhà đầu tư kiện ông chủ của Món Huế ra tòa
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook