246-2019 - page 9

9
Bộ KH&ĐT phản hồi TP.HCM về tuyến metro số 2
Lý giải việc các tuyến
metro đội vốn, chậm
tiến độ
Theo Bộ GTVT, các dự ánmetro TPHà Nội, TP.HCMđội vốn và chậm
tiến độ là do chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm thực hiện, công tác lập,
thẩmđịnh dự án đầu tư còn hạn chế.
VIẾT LONG
B
ộ GTVT vừa có văn
bản báo cáo Quốc hội
về việc thực hiện nghị
quyết của Quốc hội đối với
hoạt động chất vấn tại kỳ
họp thứ 5 và 7, Quốc hội
khóa XIV.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết
hiện nay có bốn tuyến đường
sắt đô thị đang thi công bị
chậm tiến độ, đội vốn. Trong
đó, hai dự án tuyến đường sắt
số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)
và số 2 (Bến Thành - Tham
Lương) do UBND TP.HCM
làm chủ đầu tư (CĐT). Một
dự án (tuyến Nhổn - ga Hà
Nội) do UBND TP Hà Nội
làm CĐT và hai dự án (Cát
Linh - Hà Đông, Yên Viên
- Ngọc Hồi) do Bộ GTVT
làm CĐT.
Bộ GTVT cho rằng các
dự án trên đều là dự án lớn,
công nghệ phức tạp lần đầu
tiên được xây dựng tại Việt
Nam, do đó CĐT chưa có kinh
nghiệm quản lý thực hiện.
Bên cạnh đó, tư vấn tham
gia thực hiện dự án đều là các
tư vấn lớn nhưng thiếu kinh
nghiệm về hệ thống quản lý
và quy trình thủ tục ở Việt
Nam nên trong quá trình thực
hiện gặp nhiều vướng mắc.
Nhà đầu tư và tư vấn lập dự
án chưa có kinh nghiệm với
loại hình công trình đường
sắt đô thị. Do vậy, khi lập dự
án tính toán tổng mức đầu tư
chưa xác thực với thực tế,
phải điều chỉnh nhiều nội
dung thiếu sót và chưa phù
hợp trong thiết kế cơ bản ban
đầu. Cụ thể, thay đổi về thông
số kỹ thuật như tải trọng trục,
cự ly tim đường, đường kính
trong hầm…
Một nguyên nhân quan
trọng nữa theo Bộ GTVT là
công tác giải phóng mặt bằng
chậm. Từ đó dẫn đến kéo dài
tiến độ dự án, tăng tổng mức
đầu tư như biến động giá của
một số nguyên liệu, nhiên vật
liệu và tăng mức lương tối
thiểu theo quy định…
Ngoài ra, kế hoạch vốn
ODA hằng năm không được
bố trí đủ làm chậm trễ thanh
toán cho các nhà thầu, dẫn
đến tiến độ thi công bị ảnh
Bộ GTVT khẳng
định để dự án chậm,
đội vốn trách nhiệm
đầu tiên thuộc về
CĐT.
hưởng. Công tác đấu thầu
lựa chọn nhà thầu gặp nhiều
vướng mắc, khó khăn do các
ràng buộc phức tạp về quy
chế đấu thầu của các nhà
tài trợ...
Hệ thống quy chuẩn cũng
còn nhiều bất cập, đơn cử như
quy chuẩn QCVN 08:2009
của Bộ Xây dựng, quy định
về công trình ngầm đô thị có
quy định khoảng cách từ công
trình đến nhà dân chưa phù
hợp dẫn đến tình trạng khiếu
kiện kéo dài. “Việc cập nhật
tỉ giá ngoại tệ, tỉ lệ tính toán
các chi phí dự phòng, rủi ro
trượt giá cũng được cập nhật
theo quy định mới, ảnh hưởng
chung đến việc tăng tổng
mức đầu tư...” - Bộ trưởng
Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
nhấn mạnh.
Bộ GTVT khẳng định để dự
án chậm, đội vốn trách nhiệm
đầu tiên thuộc về CĐT. Chậm
giải phóngmặt bằng tráchnhiệm
thuộc về địa phương. Để dự
án tăng tổng mức đầu tư ngoài
trách nhiệm của CĐT còn có
thêm tư vấn thực hiện dự án.
Đối với việc kéo theo quy
trình thẩm định, phê duyệt
điều chỉnh dự án (có tổng mức
đầu tư 10.000 tỉ đồng) thường
mất nhiều thời gian do Chính
phủ xem xét, báo cáo Quốc
hội thông qua trước khi phê
duyệt điều chỉnh…Bộ GTVT
cho rằng có trách nhiệm chung
của một số bộ, ngành.•
BộKH&ĐTvừacóýkiếntrảlờiVănbản3245/2019
của UBNDTP.HCMvề đề nghị thẩmđịnh nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh của dự
án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM,
tuyến Bến Thành - Tham Lương.
Theo đó, về nguồn vốn nước ngoài, dự án
có cơ sở thu xếp đủ nguồn vốn nước ngoài để
thực hiện theo tổng mức đầu tư điều chỉnh dự
kiến thể hiện qua cam kết của các nhà tài trợ
ADB, KfW, EIB.
Về vốn đối ứng, giai đoạn 2016-2020 UBND
TP.HCM đã bố trí 4.314,626 tỉ đồng cho dự án
và còn thiếu so với số liệu trong báo cáo thẩm
định là 389,556 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT còn nêu những tồn
tại của dự án cần giải quyết như sau: Dự án có
khảnăngbố trí vốnnướcngoài cấpphát từngân
sách trung ương đề nghị UBND TP.HCM trong
quá trình thẩm định làm rõ cơ sở pháp lý, căn
cứ xác định giá trị phần vốn vay nước ngoài cấp
phát từ ngân hàng trung ương và giá trị phần
vốn vay lại.
Từ đó làm cơ sở đề xuất bố trí từ ngân sách
trung ương cho dự án giai đoạn 2021-2025. Đối
với nguồn vốn vay EIB, đề nghị TP.HCM nghiên
cứu kỹ các điều kiện của Hiệp định vay nguồn
vốn EIB và cân nhắc làm thủ tục hủy phần vốn
không sử dụng.
Về hạnmức dư nợ, UBNDTP.HCMcầndự kiến
mức dư nợ từng nămgiai đoạn 2021-2025 đảm
bảo dư nợ trong hạn mức cho phép.
Về nguồn vốn đối ứng, TP.HCM cần đảm bảo
bố trí đủ vốn đối ứng từ nguồn ngân sách địa
phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để
thực hiện dự án theo tiến độ điều chỉnh.
K.CƯỜNG - T.TRINH
Tuyến đường sắt số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đoạn qua cầu Sài Gòn. Ảnh: HOÀNGGIANG
GốmsứThanhHà
đính chính thông tin
Ngày 24-10, ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch Công
ty CP Gốm sứ Thanh Hà, nơi cung cấp số dầu thải đổ
vào nguồn nước sạch sông Đà, có văn bản đính chính
thông tin trước đó trao đổi với báo chí là không đúng.
Trước đó PV
Pháp Luật TP.HCM
có buổi làm việc
trực tiếp với ông Nguyễn Đức Truyền tại trụ sở Công
ty CP Gốm sứ Thanh Hà (tỉnh Phú Thọ). Tại đây, ông
Truyền xác nhận số dầu thải mà các bị can đổ xuống
nguồn nước sạch nhà máy sông Đà có nguồn gốc từ
công ty của mình. Theo ông Truyền, dầu thải này xuất
phát từ quá trình vận hành hệ thống các máy ép, máy
nâng. Công ty không có chủ trương cung cấp dầu thải
cho các bị can mà đây là do nhân viên phòng vật tư lén
lút tuồn ra ngoài. Thực tế, dầu thải đều được công ty
gom lại và thuê Công ty Môi trường xanh Minh Phúc
(Hải Dương) xử lý.
Tuy nhiên, tại văn bản đính chính thông tin, Công ty
CP Gốm sứ Thanh Hà cho hay hiện tại không còn ký
hợp đồng với Công ty Môi trường xanh Minh Phúc mà
thay vào đó là Công ty CPMôi trường công nghệ cao
Hòa Bình (Công ty Hòa Bình). Thời điểm ký hợp đồng
là vào đầu năm 2019.
Giải thích về việc nhầm lẫn trên, ông Truyền cho rằng
do các tài liệu liên quan đã bị cơ quan công an thu giữ,
nhân viên đưa cho ông bản hợp đồng cũ nên ông đưa lại
cho báo chí.
PV đặt vấn đề trong thời gian chấm dứt hợp đồng với
Công ty Môi trường xanh Minh Phúc (cuối năm 2017)
đến khi ký hợp đồng mới với Công ty Hòa Bình (đầu
năm 2019) thì chất thải của công ty thuê đơn vị nào xử
lý. Ông Truyền nói do toàn bộ hồ sơ đã bị công an thu
giữ nên không thể nhớ và cung cấp ngay được.
Trước đó, trong suốt buổi trao đổi với PV, ông Truyền
luôn khẳng định dầu thải của công ty ông đều được gom
lại để chờ Công ty Môi trường xanh Minh Phúc đến lấy
xử lý. “Phải đủ khoảng 15 m
3
 thì họ mới đến thu một lần
nhưng chưa đủ thì sự việc đã xảy ra” - ông Truyền thông
tin.
Một diễn biến khác, tại biên bản kiểm tra của Cục
Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) do chính Công ty
CP Gốm sứ Thanh Hà cung cấp cho PV, vào năm 2012,
công ty này có hai dây chuyền sản xuất được cấp phép
sử dụng nhiên liệu chiết xuất từ săm, lốp cao su thải.
Theo đó, quá trình vệ sinh, súc rửa các béc đốt dầu sẽ
phát sinh khoảng 1 kg cặn dầu lẫn dung môi súc rửa mỗi
ngày. Số dầu này được thu gom, đổ vào téc nhựa loại
1.000 lít lưu giữ tại khu vực để thùng dầu thải của công
ty.
Nhiều chuyên gia hóa học cho rằng công nghệ nung
lốp cao su phế thải ngoài thu được dầu FO-R làm nhiên
liệu đốt thì còn có than carbon, khí gas, thép dây và một
phần cặn lẫn với nước nhiễm dầu (còn gọi là dầu thải).
Dầu thải này không thể cháy, cực bền về hóa học, mùi
hôi đặc trưng, tiếp xúc qua bay hơi cũng có thể gây nôn
mửa, dị ứng, rất độc hại nếu phát tán ra môi trường….
Trả lời vấn đề trên, ông Truyền thừa nhận trước đây
công ty có sử dụng công nghệ đốt săm, lốp cao su để lấy
dầu đốt. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, sau khi
hợp tác với “đối tác bên Mỹ” và sử dụng “công nghệ
4.0”, công ty đã không còn dùng công nghệ này nữa,
thay vào đó là dầu diesel rồi đến khí gas công nghiệp.
Đáng chú ý, khi được hỏi bà Nguyễn Thị Huyền
Trang (con gái ông Truyền) và ông Trần Thành Trung
(nhân viên phòng vật tư) hiện nay vẫn tiếp tục làm việc
với công an hay đã trở về công ty, ông Truyền nói không
biết.
TUYẾN PHAN
Khu vực chứa dầu thải của Công ty CPGốmsứ ThanhHà.
Ảnh: TUYẾNPHAN
VỤ DẦU THẢI SÔNG ĐÀ
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook