246-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu25-10-2019
Họ đã nói
Cần giải mật
các tài liệu trong
hồ sơ vụ án
Theo chuyên gia, tài liệu đã đưa vào hồ sơ vụ án và
nhiều người nghiên cứu thì khi tòa xét xử công khai
không cần phải bí mật nữa.
PHƯƠNG LOAN
N
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, các luật sư
(LS) bào chữa trong vụ
ông Nguyễn Hữu Tín cùng đồng
phạm vụ giao đất số 15 Thi Sách
cho công ty của Vũ “nhôm” vừa
kiến nghị TAND TP.HCM xem
xét tính pháp lý của các tài liệu
mật trong hồ sơ.Vì theo Điều 25
BLTTHS 2015 thì “tòa án xét
xử công khai, mọi người đều có
quyền tham dự…”.
Có lạm dụng chữ “mật”?
Theo LS, quy định về việc xét
xử công khai là hành vi tự động
giải mật đối với các tài liệu, văn
bản mật có trong vụ án. Người
bào chữa có thể sử dụng công
khai các tài liệu có trong vụ án
mà không vi phạm pháp luật. Các
LS đã đề nghị cơ quan xét xử có
hướng dẫn cụ thể để thống nhất
trong việc sử dụng các tài liệu,
văn bản mật (chưa được giải mật)
đối với người bào chữa khi xét xử
công khai và xử kín. Cụ thể, về
hình thức, cách thức, phạm vi sử
dụng văn bản thế nào…
Còn nhớ mới đây, ngay phần mở
đầu phiên tòa vụ Pharma buôn thuốc
giả, chủ tọa lưu ý trong hồ sơ vụ
án có tài liệu đóng dấu mật, tuyệt
mật. Những người sử dụng tài liệu
này phải chú ý, ai cố tình làm lộ
bí mật sẽ bị xử lý theo quy định.
Sau đó, trong quá trình xét xử,
chủ tọa đã mời đại diện Cục Quản
lý dược cung cấp toàn bộ tài liệu
Bộ Y tế đã có quyết định giải
mật để sử dụng cho quá trình xét
xử. Đó là những tài liệu gửi tới
CQĐT thông tin phục vụ cho quá
trình điều tra, kết luận giám định
của hội đồng chuyên môn thuốc
H-Capital...
Không chỉ trong hoạt động xét
xử, tháng 4-2019, trong bối cảnh
tiền điện tăng đột biến theo giá mới,
trong dự thảo danh mục bí mật nhà
nước (BMNN) ngành công thương,
Bộ Công Thương cũng đề xuất đưa
phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá
điện chưa công bố vào danh mục
tài liệu mật. Đề xuất này đã gặp
ngay phản đối bởi xăng dầu, điện
là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của người dân nên
Đang góp ý về danh mục bí mật nhà nước
Thực hiện kế hoạch của Thủ tướng về việc triển khai thi hành Luật Bảo
vệ BMNN (có hiệu lực từ ngày 1-7-2020) và Văn bản 1565 ngày 16-9 của
Bộ Công an về việc đề nghị lập danh mục BMNN thuộc TAND trình Thủ
tướng ban hành, hiện nay các bộ, ngành, TANDTối cao, VKSNDTối cao…
đang góp ý về danh mục BMNN thuộc lĩnh vực mình.
Đã ra tòa thì không còn
bí mật nữa
Đối với các quy định riêng cho Bộ
Công an và tòa án để giải quyết các
vụ án thì chỉ xác định độmật của văn
bản khi lập chuyên ánđể đánh án, tòa
án - VKS để phối hợp. Còn khi đã đưa
ra xét xử công khai, tất cả tài liệu đã
đưa vào hồ sơ, nhiều người nghiên
cứu và biết thì không cần bí mật nữa.
Theo tố tụng hình sự, khi LS nghiên
cứu, sao chụp tài liệu có trong hồ sơ
vụ án thì họ có quyền nêu ra văn bản,
viện dẫn và công bố các tài liệu đó.
LS
NGUYỄN HOÀNG NAM
,
Đoàn LS TP.HCM
P.LOAN
Cần có hướng dẫn cụ thể
Tôi từng tham gia công tác xét xử
và trọng tài thương mại nhiều năm
và thấy rằng trước hết phải xác định
độmật của tài liệu trên theo quy định
của Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm
2000. Cạnh đó, tính chất mật của tài
liệu cũng có thời hạn nhất định, tức
có những tài liệu sau một thời gian
sẽ tự giải mật. Trong vụ án, khi ra tòa
xét xử thì cần phải công khai chứng
cứ để làm rõ vụ án. Vì vậy, trong vụ án
cụ thể, tòa và VKS cần có hướng dẫn
cụ thể để người bào chữa thực hiện
tốt nhiệmvụ củamình trongquá trình
tranh tụng.
LS
NGUYỄN THỊ KIMVINH
,
Đoàn LS TP.HCM
HOÀNG YẾN
ghi
Căn cứ để giải mật
Hiện nay các văn bản quy định về bảo vệ BMNN gồm: Pháp lệnh Bảo
vệ BMNN 2001, Nghị định 33/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Bảo vệ BMNN; Thông tư 33/2015 Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định 33/2002. Ngoài ra còn có các văn bản quy định về
bảo mật trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể.
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2015 của Bộ Công an, khi cần giải
mật, cơ quan quản lý tài liệu mật làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền
quyết định giải mật danh mục BMNN của cơ quan, tổ chức mình. Điều
12 Thông tư 33/2015 quy định về nguyên tắc, căn cứ, thẩm quyền, thời
hạn, trình tự, thủ tục giải mật.
Việc giải mật có thể căn cứ vào danh mục BMNN do các cơ quan có
thẩm quyền ban hành; căn cứ vào thay đổi của tình hình thực tế; căn cứ
vào nội dung của từng tài liệu, vật mang BMNN cụ thể, nếu thấy việc tiết
lộ không gây nguy hại cho lợi ích của Nhà nước; căn cứ vào việc toàn bộ
hoặcmột phần tài liệu, vật mang BMNNđược công bố trong tài liệu khác.
Khi hồ sơ vụ án ở tòa để
chuẩn bị xét xử thì tòa
cần kiến nghị cơ quan
ban hành tài liệu mật
giải mật các tài liệu
trước khi cho LS tiếp cận
hồ sơ.
phải được công bố chứ không thể
cho là… mật.
Trước đó, tháng 5-2018, HĐND
TP.HCM giám sát tại Sở Tài chính
liên quan đến quản lý, sử dụng đất
công. Sở này đã gửi đến các đại
biểu tham dự một bản báo cáo hiệu
quả công tác quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên đất trên địa bàn
TP, trọng tâm là tài nguyên đất do
Nhà nước trực tiếp quản lý nhưng
đóng dấu mật.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê
Thị Nga từng nói về tình trạng
lạm dụng dấu mật khi góp ý cho
dự thảo Luật Bảo vệ BMNN 2018:
“Có những bộ đóng dấu mật cả vào
chất vấn của đại biểu Quốc hội dù
không có thông tin mật làm cho đại
biểu Quốc hội không thể trả lời cử
tri về thông tin mà mình chất vấn
được. Nhiều cơ quan, bộ, ngành
lạm dụng dấu mật để không công
khai thông tin, ảnh hưởng đến việc
phòng, chống tham nhũng và đẩy
người dân vào tình trạng dễ bị quy
chụp. Quy định về mật không rõ
ràng còn đẩy một số cá nhân vào
vòng lao lý khi bị quy là làm lộ
tài liệu mật”.
Tòa phải giải mật hoặc
hướng dẫn
Theo TS-LS Nguyễn Hữu Thế
Trạch, Đoàn LS TP.HCM, việc các
LS vụ ông Nguyễn Hữu Tín kiến
nghị tòa giải thích và yêu cầu cơ
quan liên quan dấu mật phải giải
mật là cần thiết. Vấn đề cần bàn là
hiểu sao về tài liệu mật và pháp luật
quy định thế nào về việc giải mật.
Điều 12 Thông tư 33/2015 của
Bộ Công an có quy định về giải
mật, giảm mật, tăng mật tài liệu,
vật mang BMNN do cơ quan, tổ
chức soạn thảo. Thông tư cũng quy
định về căn cứ để đề xuất giải mật,
giảm mật, tăng mật. Vì vậy, kiến
nghị trên của các LS thể hiện sự
tôn trọng và chấp hành đúng các
quy định của pháp luật và để tránh
những sự việc đáng tiếc. Cũng theo
LS Trạch, khi hồ sơ vụ án ở tòa để
chuẩn bị xét xử thì tòa cần kiến nghị
cơ quan ban hành tài liệu mật giải
mật các tài liệu trước khi cho LS
tiếp cận hồ sơ. Việc này vừa bảo
đảm được tính bí mật của tài liệu,
vừa bảo đảm tiến độ xét xử, tránh
mất thời gian.
LS Nguyễn Văn Dũ, Đoàn LS
TP.HCM, cho rằng liệu đóng dấu
mật trong hồ sơ vụ án có thể là văn
bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền
hoặc trao đổi giữa các cơ quan,
ban, ngành về một vấn đề cụ thể
nào đó. Nếu tài liệu này có giá trị
phục vụ cho việc làm rõ bản chất
của vụ án và được thu thập theo
đúng quy định BLTTHS thì được
xem là chứng cứ. Khi đó, tài liệu
này cần được sử dụng tại phiên
tòa để phục vụ cho việc xét hỏi,
tranh luận, nghị án và tuyên án.
Song vì tài liệu đang còn dấu mật
nên không ai được phép công bố,
nên cần phải được giải mật trước
khi sử dụng.
“Nhiều tài liệu đóng dấu mật
đang là một bức tường ngăn cản
việc tiếp cận vụ việc không chỉ của
các LS. Hiện nay có tình trạng cơ
quan chức năng nhà nước lạm dụng
Khu đất số
15 Thi Sách
(quận 1,
TP.HCM) liên
quan đến sai
phạmcủa
ôngNguyễn
Hữu Tín
(ảnh nhỏ)
đồng phạm.
Ảnh: HOÀNG
GIANG
để đóng dấu mật lên nhiều loại văn
bản, báo cáo không thật sự cần
thiết vì không thuộc BMNN” - LS
Kim Ron Tha, Đoàn LS TP.HCM,
nói. Theo LS Tha, cần làm rõ một
số quy định về những danh mục
BMNN, tránh lạm dụng. Riêng
với vụ án Nguyễn Hữu Tín đang
trong giai đoạn xét xử, hồ sơ tài
liệu cần kết luận và công bố sớm
để chứng tỏ không có vùng cấm
nào nằm ngoài pháp luật.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook