246-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu25-10-2019
Tiêu điểm
Góc nhìn
Mỹdùng“chiêu”TrungQuốc
tấncôngTrungQuốcởbiểnĐông
Lâu naymột số học giả cho rằngMỹ và phương Tây chưa thực
sự hiểu về TrungQuốc. Điều đó khiến các động thái chống lại sự
bành trướng của BắcKinh tại biểnĐông trở nên thiếu hiệu quả.
Hôm 23-10, phát biểu tại Viện Brookings, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard
Spencer cảnh báo Mỹ đang gặp phải một đối thủ “không cần phân biệt đâu là
nguồn lực dân sự và nguồn lực quân sự”. Đó chính là Trung Quốc (TQ). Cụ
thể, TQ sẵn sàng huy động toàn bộ sức mạnh từ khu vực công đến khu vực tư để
đối đầu với Mỹ. Bộ trưởng Spencer gọi là “cách tiếp cận toàn bộ chính phủ”.
Ông Spencer đã nhận diện chính xác những gì TQ đã triển khai trong hầu
hết mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội trong nước lẫn nước ngoài. Đặc
biệt rõ thấy nhất chính là biển Đông. Bắc Kinh đầu tư không chỉ vào lực lượng
hải quân mà ngay cả các lực lượng tàu hải cảnh, dân quân biển nhằm triển
khai chiến thuật “tằm ăn dâu”, “cắt lát salami” hay “vùng xám”. Thực tế,
các lớp tàu dân quân biển được hộ tống và bảo vệ bởi các lớp tàu hải cảnh,
tàu chiến của TQ đã ngang ngược tham gia nhiều hoạt động gây hấn, đe dọa,
khảo sát địa chất và tài nguyên, thậm chí là dùng vũ lực chiếm đóng các thực
thể ở biển Đông một cách trái phép.
Mặt khác, nhiều chuyên gia nhận thấy TQ khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp nước này tham gia quá trình tiếp cận, đánh cắp công nghệ, trong đó
có công nghệ vũ khí để nâng cao năng lực ngành công nghiệp quốc phòng,
cạnh tranh lại các loại vũ khí tối tân của Mỹ ở biển lẫn trên không.
Trong khi đó, Mỹ và nhiều nước phương
Tây lâu nay tiếp cận biển Đông chủ yếu
bằng các giải pháp quân sự. Điều này
không khó lý giải. Thứ nhất, các báo cáo
củaLầuNămGóc về năng lực quốc phòng
và sự hiện diện quân sự của TQ tại khu
vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương cho
thấy quân đội TQđangmạnh lên đếnmức
nguy hiểm. Kèm theo đó là các động thái
ngang ngược của Bắc Kinh, vốn bị Mỹ
điểm mặt đặt tên là “dọa nạt, ăn hiếp”
các nước khác. Hai là dường như người
Mỹ rất rạch ròi giữa quân sự và dân sự
khi tiếp cận TQ. Điều đó khiến họ chưa hình dung hết các chiêu trò và ý đồ
“không đánh mà thắng” trong tư duy của người TQ. Vậy nên dù liên tục tăng
cường tập trận và tuần tra tự do hàng hải, Washington dường như chưa thể
“ghè chân” được Bắc Kinh.
Bình luận về sự kiện TQ hung hăng cử đội tàu Địa chất hải dương 8 xâm
phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ hồi
tháng 7 vừa qua, chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến
Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), nhận định: “Cả chính quyền Tổng thống
Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đều không có giải pháp đối
phó chiến lược lấn biển của TQ một cách hiệu quả. Cả hai tổng thống Mỹ đã
phụ thuộc quá nhiều vào Bộ Quốc phòng, tức là các giải pháp quân sự. Trong
khi đó, vấn đề cốt lõi tại biển Đông vốn không chỉ là vấn đề quân sự và không
thể giải quyết bằng quân đội, khí tài. Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đang thiếu
những nỗ lực cấp cao, đó mới chính là giải pháp cần thiết cho biển Đông.
Trong bối cảnh đó, cảnh báo của Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer
hôm 23-10 và kèm theo đề xuất rất đáng chú ý: Bộ Quốc phòng Mỹ chống lại
TQ bằng cách tiếp cận tương tự TQ đã làm. Cụ thể, Lầu Năm Góc cần huy
động và phối hợp với nhiều cơ quan chính phủ dân sự khác như Bộ Thương
mại, Bộ Tài chính hay Bộ Nông nghiệp. Cách tiếp cận này dường như đã bắt
đầu được Mỹ áp dụng: (i) Cuộc chiến thương mại chống lại TQ, trong đó có
mục tiêu xóa nạn đánh cắp công nghệ; (ii) Hạ viện và Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã tiến hành mở rộng quyền giám sát của Ủy ban Đầu tư nước ngoài
tại Mỹ (CFIUS), trong đó có mục tiêu quản lý việc các công ty TQ đang mua
rất nhiều tài sản ở Mỹ; (iii) Tổ chức các đơn vị giám sát đặc biệt TQ,…
Cách tiếp cận mới này nếu được hỗ trợ bằng nhiều động thái cụ thể, quyết
liệt hơn nữa thì chắc chắn TQ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện
mưu đồ biến biển Đông thành “ao nhà”.
ĐỖ THIỆN
Thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ tạo vai trò
mới của Nga ở Trung Đông
Các sự kiện gần đây ở Syria cho thấyMoscow đã nắmgiữ vị trí củaWashington, trở thành bên trung gian
thiết lập ổn định khu vực Trung Đông.
HÀMINHTHU
T
ổ n g t h ố n g
Nga Vladimir
Putin và người
đồng cấp Thổ Nhĩ
Kỳ Recep Tayyip
Erdogan tiết lộ một
bản ghi nhớ gồm 10
điểm sau một cuộc
đàm phán kéo dài
về tình hình Syria
hôm 22-10 ở TP
Sochi, Nga. Thỏa
thuận yêu cầu các
tay súng người Kurd
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi thỏa thuận đạt được giữa
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là “chiến thắng lớn” mặc dù những người chỉ trích
cho rằng quyết định của ông Trump rút lực lượng Mỹ khỏi khu vực đã
củng cố vai trò củaNga như nhà hòa giải quyền lực chính ởTrungĐông.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tỏ ra thận trọng với thỏa thuận
Nga - Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Stoltenberg nói rằng một giải pháp chính trị ở
đông bắc Syria sẽ được thảo luận giữa các bộ trưởng quốc phòng ở
Brussels (Bỉ) ngày 24-10. Bộ Ngoại giao Iran cho biết thỏa thuận này là
một bước tiến tích cực và họ ủng hộ bất kỳ động thái nào nhằm khôi
phục sự ổn định trong khu vực.
Ông Bashar al-Assad giành được
lợi thế từhai việc: Sựcôngnhậncuộc
nổi dậy ở Syria là chiến tranh khu
vực và lời nhắc nhở với cộng đồng
quốc tế rằng không có sự thay thế
khả thi nào với chính phủ của ông.
JOE MACARON
, thành viên của
Arab Center Washington DC (Mỹ)
Không phân chia rạch
ròi các khu vực thành
đồng minh hay kẻ thù,
Nga có cách tiếp cận
thực tế hơn.
Tổng thống ThổNhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gặp gỡ Tổng thốngNga Vladimir Putin ở
TP Sochi. Ảnh: DPA
của Các đơn vị bảo
vệ nhân dân người
Kurd (YPG) rút khỏi biên giới
với Thổ Nhĩ Kỳ 30 km vàAnkara
dừng chiến dịch tấn công người
Kurd ở đông bắc Syria. Theo
đó, Moscow và Damascus sẽ
giám sát việc rút quân của các
chiến binh người Kurd và tham
gia tuần tra ở “vùng an toàn”.
Được và mất của
chính quyền Damascus
Việc Mỹ rút quân khỏi vùng
đông bắc Syria và thỏa thuận
mới nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ
Kỳ là chiến thắng và đồng thời là
thách thức dành cho Tổng thống
Syria Bashar al-Assad, hãng tin
AP
cho hay.
Đầu tiên, khi người Kurd bị
đồng minh Mỹ “bỏ rơi” và phải
đối mặt với những cuộc tấn công
từ Ankara, họ không còn cách
nào khác là phải tìm đến sự trợ
giúp của chính phủ Damascus.
Điều này đã tăng uy thế của
Damascus với hy vọng giành lại
những vùng đất mà những tay
súng người Kurd chiếm đóng,
trong đó có các vùng với mỏ dầu
đem lại nguồn lợi lớn cho Syria.
Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ bằng thỏa
thuận với Nga đã ngầm công
nhận chính quyền Damascus dù
từng ủng hộ phiến quân chống
lại ông Assad. Đây được xem
là khởi đầu của sự bình thường
hóa trong mối quan hệ mà cộng
đồng quốc tế dành cho chế độ
của ông Assad, theo bà Lina
Khatib, người đứng đầu chương
trình Bắc Phi và Trung Đông tại
Chatham House.
Tuy nhiên, thỏa thuận ngày
22-10 cũng cho phép Ankara
quyền kiểm soát “vùng an toàn”
trên lãnh thổ quan trọng của
Syria trong khi Thổ Nhĩ Kỳ
đã nắm giữ một phần lớn hơn
ở biên giới phía tây bắc Syria
trong các cuộc tấn công trước
đây. Lực lượng cảnh sát biên
phòng Syria sẽ cùng tham gia
tuần tra vùng này với Moscow
và Ankara nhưng với số lượng
hạn chế, theo hãng tin
AP
.
Chiến lược của Moscow
ở Trung Đông
Đồngminh củaSyria làNga cũng
giành chiến thắng qua thỏa thuận
vừa rồi, báo
Financial Times
cho
hay. Theo đó, Moscow chính là
bên đã tìm ra giải pháp cho người
Kurd sau khi cáo buộc Mỹ “phản
bội và từ bỏ”. Moscow còn làm
tốt vai trò trung gian của mình
để tạo ra một thỏa thuận giữa
chính quyền ông Assad và YPG
để giờ đây lực lượng chính phủ
Damascus có thể trở lại miền Bắc
Syria sau hơn bảy năm. Ngoài ra,
sự vắng mặt của quân đội Mỹ có
thể là điều bất lợi cho một vài
bên nhưng lại là điểm cộng cho
Moscow: Lực lượng cảnh sát
quân sự của Nga có quyền tuần
tra biên giới của một đất nước là
thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương (NATO).
Theo tờ
The Guardian
, việc
duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất
cả các bên là cốt lõi trong chiến
lược Trung Đông của Moscow.
Không phân chia rạch ròi các khu
vực thành đồng minh hay kẻ thù,
Nga có cách tiếp cận thực tế hơn.
Moscow sẽ thiết lập mối quan hệ
hợp tác với những nước chia sẻ
chung lợi ích. Trong trường hợp
bất đồng quan điểm, họ sẽ chấp
nhận mỗi bên làm những gì có
thể để đạt những gì họ muốn và
tiếp tục phối hợp trong những
vấn đề khác.
Đứngởvị trí trung gian,Moscow
vừa bảo vệ chế độ Damascus, vừa
giúp Israel và Iran tránh những
cuộc đụng độ. Bên cạnh đó,
Moscow cũng đang dần cải thiện
mối quan hệ với Saudi Arabia.•
Bộ trưởngHải quânMỹ Richard
Spencer. Ảnh: RICHARDSPENCER/FB
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook