257-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm7-11-2019
nội hàm của hành vi khách quan
“khai thác trái phép rừng” của tội
vi phạm quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và lâm sản (Điều
232 BLHS).
Thứ hai,
về mặt lý luận và quy
định của pháp luật hình sự thì
đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu (Chương XVI
BLHS) phải là tài sản có sự đầu tư
sức lao động của con người, thông
qua đó bảo vệ giá trị sức lao động
của người khác, trừng trị các hành
vi tước đoạt giá trị sức lao động
của người khác. Do đó, “khúc gỗ
trắc khô” từ rừng tự nhiên trong
vụ án này không phải là đối tượng
tác động của các tội xâm phạm sở
hữu và hành vi mang khúc gỗ trắc
vừa chặt ra khỏi rừng không phải
là hành vi trộm cắp tài sản.
Hành vi mang khúc gỗ trắc khô
ra khỏi rừng thuộc nội hàm của
hành vi khách quan “khai thác trái
phép rừng” của tội vi phạm quy
định về khai thác, bảo vệ rừng
và lâm sản (Điều 232 BLHS) và
“khúc gỗ trắc khô” không phải
là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu nên không cấu
thành tội trộm cắp tài sản (Điều
173 BLHS). Hay nói cách khác,
đây không phải là trường hợp
phạm nhiều tội.
Cùng một khúc gỗ không
thể tách thành hai hành vi
Có thể thấy điểm chưa phù hợp
khoa học luật hình sự trong lập
luận của chánh án TAND Tối cao
nằm ở chỗ:
Thứ nhất,
tách rời hành vi khai
thác trái phép rừng thành hai hành
vi: Chặt trái phép cây rừng và lấy
trái phép cây rừng vừa chặt thành
hai hành vi độc lập để từ đó cho
rằng cấu thành hai tội độc lập (tội
vi phạm quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và lâm sản - Điều
232 BLHS và tội trộm cắp tài
sản - Điều 173 BLHS).
Thứ hai,
đánh tráo đối tượng tác
động và khách thể của tội phạm
trong vụ án là khúc cây gỗ trên
rừng tự nhiên (chưa có sự đầu tư
sức lao động của con người) và
khách thể “chế độ quản lý nhà
nước về khai thác, bảo vệ rừng”
ở hành vi chặt cây rừng thành đối
tượng khúc gỗ có sự đầu tư sức
lao động của con người và xâm
phạm sở hữu ở hành vi mang
khúc gỗ vừa chặt ra khỏi rừng.
Cùng một khúc gỗ trong rừng tự
nhiên thì không thể có tính chất
thay đổi được để có thể xử nhiều
tội khác nhau.
Hậu quả của việc áp sai
tội danh vụ cưa gỗ khô
Việc xét xử vụ án cưa khúc gỗ
khô trong rừng ở Kon Tum là một
trong những “án lạ” trong pháp
luật hình sự Việt Nam và nó để
lại những hậu quả trong cả lý luận
và quy định của pháp luật:
Thứ nhất,
nó vi phạm chính sách
hình sự có sự phân biệt khi xử lý
các tội xâm phạm sở hữu với các
tội phạm có liên quan đến tài sản
khác như các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế, các tội phạm
về môi trường…
Yêu cầu đấu tranh phòng, chống
tội phạm của địa phương phải dựa
TS PHAN ANH TUẤN,
Trưởng bộ môn
Luậthìnhsự,TrườngĐHLuậtTP.HCM
T
rả lời chất vấn các đại biểu
Quốc hội (QH) tại nghị trường
về vụ án cưa gỗ khô ngày 5-11,
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn
Hòa Bình đã đưa ra quan điểm,
lập luận về việc áp dụng tội danh
trộm cắp tài sản trong vụ án này.
Hành vi trong vụ cưa gỗ
khô có phạm nhiều tội?
Trả lời trước QH, Chánh án
TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
cho rằng:
“Nếu như để gỗ ở rừng,
chặt rừng thì phạm tội phá rừng
(hủy hoại rừng - PV) nhưng mang
gỗ về thì phạm tội ăn cắp (trộm cắp
tài sản - PV)”.
Như mọi người đã biết, trong
vụ án đang được đề cập, các bị
cáo có hành vi cưa trộm cây gỗ
trắc đã chết khô, không còn khả
năng sinh trưởng và phát triển, có
thể tích 0,123 m
3
và trị giá hơn 19
triệu đồng.
Đáng lưu ý, “cây gỗ trắc đã chết
khô” mà bị cáo cưa trộm thuộc rừng
tự nhiên chứ không phải là tài sản
do con người bỏ sức lao động tạo
ra, cho nên nó không phải là đối
tượng tác động của các tội xâm
phạm sở hữu mà hành vi này “vi
phạm quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và lâm sản” quy định tại Điều
232 BLHS. Tuy nhiên, do khối gỗ
chỉ có thể tích 0,123 m
3
nên không
đủ định lượng cấu thành tội này.
Nói tóm lại, hành vi chặt phá rừng
(tự nhiên) có dấu hiệu phạm vào
tội vi phạm quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232
BLHS) nếu có đủ dấu hiệu định
lượng của tội này.
Vấn đề cần tranh luận ở đây là
có phải sau khi cưa gỗ, phạm tội
phá rừng mà tiếp tục
“mang gỗ về
thì phạm tội ăn cắp”
(trộm cắp tài
sản - PV) như ý kiến của chánh án
TAND Tối cao,
có nghĩa là mang
khúc gỗ trắc vừa chặt ra khỏi rừng
thì phạm thêm tội trộm cắp tài sản
(Điều 173 BLHS)?
Thứ nhất,
hành vi mang khúc
gỗ ra khỏi rừng sau khi cưa trộm
trong trường hợp này vẫn trong
Chánh án TANDTối caoNguyễnHòa Bình trả lời tại Quốc hội ngày 5-11. Ảnh: TTXVN
trên nền tảng nguyên tắc pháp chế
chứ không phải bỏ qua nó. Các quy
định của BLHS là ý chí của nhân
dân cả nước thông qua QH và do
đó nó phải được ưu tiên trước các
yêu cầu đấu tranh phòng, chống
tội phạm ở địa phương.
Thứ hai,
về mặt thực tiễn, với
việc xét xử vụ án này (kết án tội
trộm cắp tài sản), chắc có lẽ không
bao giờ có việc xử lý hình sự về
tội vi phạm quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232
BLHS) mà chỉ có thể xử lý hình sự
về tội trộm cắp tài sản (Điều 173
BLHS) mà thôi. Bởi đối tượng phá
rừng nào cũng mong muốn đem
gỗ khai thác được ra khỏi rừng.
Thứ ba,
nếu thực sự
“qua tổng
kết xét xử mới đây, Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao đã hướng
dẫn…”
như ý kiến của chánh án
TAND Tối cao đã trình bày thì
chúng tôi thật sự lo lắng cho thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự.
Đó là hướng dẫn của TAND Tối
cao không gắn liền với nền tảng
lý luận của khoa học luật hình sự.
Với những gì diễn ra trong quá
trình xét xử vụ án này cho đến nay
chắc chắn nó còn là câu chuyện dài
về khoa học và thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự ở Việt Nam.•
Yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm
của địa phương phải
dựa trên nền tảng
nguyên tắc pháp chế chứ
không phải bỏ qua nó.
Các quy định của BLHS
là ý chí của nhân dân cả
nước thông qua QH và
do đó, nó phải được ưu
tiên trước.
2 điểm chưa
chuẩn trong
lý giải của
chánhánTốicao
Giới luật học dễ dàng nhận thấy trong phát biểu
trước Quốc hội của Chánh án TANDTối cao
NguyễnHòa Bình về việc xét xử vụ án cưa gỗ
khô có ít nhất hai điểmkhông khớp với nguyên
lý nền tảng của luật hình sự nước ta.
Trong khoa học luật hình sự,
phạm nhiều tội
được
hiểu là trường hợp chủ thể có nhiều hành vi phạm
tội độc lập hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng
đã thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau
(phạm nhiều tội khác nhau). Như vậy, có hai trường
hợp phạm nhiều tội:
Trường hợp thứ nhất
: Người phạm tội có nhiều hành
vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi này cấu thành
một tội riêng. Những hành vi phạm tội này có thể có
mối liên quan với nhau hoặc không. Trường hợp này
còn gọi là phạm nhiều tội thực tế.
Ví dụ: Một người có hành vi trộm cắp tài sản (Điều
173 BLHS) sau đó lại có hành vi cố ý gây thương tích
cho người khác hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Điều 134 BLHS). Trong trường hợp này
người phạm tội có hai hành vi và mỗi hành vi đều cấu
thành một tội độc lập nên người đó phạm nhiều tội.
Trường hợp thứ hai:
Người phạm tội có một hành vi
phạm tội nhưng hành vi này lại cấu thành nhiều tội
khác nhau. Trường hợp này còn gọi là tổng hợp tội
phạm trừu tượng.
Ví dụ: Người phạm tội có hành vi cố ý tước đoạt tính
mạng của chủ tài sản để chiếmđoạt tài sản thì hành vi
này cấu thành hai tội khác nhau: Tội giết người (Điều
123 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Trong
trường hợp này người phạm tội tuy chỉ có một hành
vi nhưng hành vi này lại cấu thành hai tội độc lập nên
người đó phạm nhiều tội.
Cơ sở để xử lý hình sự về nhiều tội trong trường hợp
tổng hợp trừu tượng là nội hàm cấu thành tội phạm
của một tội không bao hàmhết các dấu hiệu của hành
vi phạm tội thực tế nên phải xử lý về nhiều tội. Chẳng
hạn trong ví dụ nêu trên thì nội hàm của cấu thành tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS) không bao hàm (chứa hết)
khách thể là tínhmạng củangười khác nênbuộcphải xử
lý hình sự thêm về tội giết người (Điều 93 BLHS). Hoặc
nếu sử dụng vũ khí quân dụng để đi cướp tài sản thì
phải xử lý hình sự về hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168
BLHS) và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều
304 BLHS). Bởi vì nội hàm của tội cướp tài sản không
bao gồmkhách thể là chế độ quản lý vũ khí quân dụng
của Nhà nước nên phải xử lý hình sự về hai tội.
Thế nào là phạm nhiều tội?
Tiêu điểm
Báo cáo trước QH, Chánh án
TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
nói:“Qua tổng kết xét xửmới đây,
HộiđồngThẩmphánTANDTốicao
đãhướngdẫnnếunhư trongmột
vụ án có nhiều hành vi thỏamãn
nhiều tội thì phải điều tra, truy tố,
xét xử theo nhiều tội”.
Ông Bình ví dụ dùng súng mà
bắn chết người thì phạm tội giết
người và tội sử dụng vũ khí quân
dụng.Thamnhũngmà lấy tiền đi
đầu tư thì phạm tội tham nhũng
cộng với tội rửa tiền…“Nếu như
để gỗ ở rừng, chặt rừng thì phạm
tội phá rừng (hủy hoại rừng - PV)
nhưng mang gỗ về thì phạm tội
ăn cắp (trộm cắp tài sản - PV)” -
ông Bình nói.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook