257-2019 - page 11

Doanh nghiệp
&
Cộng đồng -
ThứNăm7-11-2019
KỶ NIỆM 25 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
MB đón nhận huân chương
Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
Sau 25 năm cómặt trên thị trường tài chính Việt Nam, Ngân hàng TMCPQuânĐội (MB) đã tạo dựng được
thương hiệu và vị thế vững chắc.
THANHLỊCH
N
gày 2-11 vừa qua, MB
đã kỷ niệm 25 năm
ngày thành lập (4-11-
1994 – 4-11-2019) và đón
nhận huân chương Bảo vệ Tổ
quốc hạng Nhất. Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng, phó thống
đốc Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), các khách hàng,
đối tác thân thiết trong và
ngoài nước đã đến tham dự
và chúc mừng MB.
Từ một ngân hàng với số
vốn điều lệ ít ỏi, MB để lại
nhiều dấu ấn khi là ngân hàng
cổ phần duy nhất có lãi trong
giai đoạn khủng hoảng kinh
tế (1997-1998). MB cũng là
ngân hàng cổ phần duy nhất
đảm bảo cổ tức cho các cổ
đông trong các thời kỳ, trở
thành một hiện tượng đặc
biệt trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Quy mô tổng tài sản của
MB chỉ có 32,7 tỉ đồng khi
thành lập và đến hết tháng
9-2019, tổng tài sản của MB
vượt 397.441 tỉ đồng, tăng
trưởng bình quân 46%/năm.
Vốn chủ sở hữu đạt 37.683 tỉ
đồng. Quy mô cho vay khách
hàng đạt trên 240.211 tỉ đồng,
tài trợ vốn cho các dự án trọng
điểmquốc gia, các ngành kinh
tế mũi nhọn và các lĩnh vực
được Bộ Quốc phòng khuyến
khích. Đến nay mạng lưới
giao dịch củaMB gồm: Ba sở
giao dịch, sáu công ty con và
khoảng 300 chi nhánh trong
nước, hai chi nhánh tại nước
ngoài (Lào, Campuchia) và
văn phòng đại diện tại Nga.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch,
ỦyviênBộChínhtrị,Bộtrưởng
Bộ Quốc phòng, nhận định:
“Trong những năm qua, MB
đã có nhiều giải pháp tích cực,
xây dựng nguồn nhân lực chất
lượng cao; nâng cao năng lực
quản trị điều hành, kinh doanh
đúng hướng, bảo toàn và phát
triển vốn; đảm bảo hài hòa
quyền lợi của cổ đông, khách
hàng và người lao động. MB
là một trong những tập đoàn
tài chính, ngân hàng đóng
thuế thu nhập cao nhất, đóng
góp lũy kế vào ngân sách nhà
nước hằng năm hơn 10.000 tỉ
đồng và tham gia nhiều hoạt
động thiết thực thể hiện trách
nhiệm cao đối với xã hội”.
PhóThống đốcNHNNĐào
Minh Tú khẳng định: “Với bề
dày 25 năm hoạt động, MB
luôn có những sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hiện đại,
chú trọng phát triển các sản
phẩmngân hàng số công nghệ
4.0, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội theo chủ
trương của Đảng, Nhà nước
và của ngành ngân hàng”.
Định hướng phát triển MB
trong tương lai, Thượng tướng
Lễ kỷ niệm25 nămngày thành lập và đón nhận huân chương
Bảo vệ Tổ quốc hạngNhất củaMB.
Lê Hữu Đức, Chủ tịchHĐQT
NgânhàngMB,chobiết:“Trong
giai đoạn mới, HĐQT và ban
điều hành MB đã và đang tập
trungnguồn lực triểnkhai chiến
lược phát triển MB giai đoạn
2017-2021, bámsát thị trường,
bám sát các chỉ đạo của Nhà
nước, Chính phủ, Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng,
NHNNvới phươngchâm“Đổi
mới, hiện đại, hợp tác, bền
vững” và tôn chỉ “Thượng
tôn pháp luật”, vững vàng là
“Top 5 ngân hàng thươngmại
tại Việt Nam về hiệu quả hoạt
động và an toàn”.
Ông TrầnMinh Đạt, Bí thư
Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc
MB, bày tỏ: “MB xin tiếp thu
các chỉ đạo của đồng chí bộ
trưởng Bộ Quốc phòng và
phó thống đốcNHNN. Chúng
tôi xin hứa MB sẽ phát huy
truyền thống tốt đẹp 25 năm
qua, phấn đấu xây dựng Ngân
hàng Quân đội đạt thành tích
cao hơn nữa, đóng góp tích
cực vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và
thamgia củng cố quốc phòng,
an ninh, luôn xứng đáng với
phần thưởng cao quý của
Đảng, Nhà nước trao tặng”.•
9B
(028)
Với các thành tích đặc
biệtxuấtsắctronglaođộng,
sáng tạo, MB vinhdựđược
nhận nhiều phần thưởng
caoquýmàĐảng,Nhànước
và nhân dân trao tặng, đó
là huân chương Lao động
hạngBa(2009),huânchương
LaođộnghạngNhất(2014),
Anhhùng laođộng (2015)
và huân chương Bảo vệTổ
quốc hạng Nhất (2019).
Năm 2019 cũng là năm
thứnămliêntiếpMBlọtvào
top 50 thương hiệu giá trị
nhất thị trường Việt Nam
do Brand Finance - công
ty tư vấn định giá và chiến
lược độc lập hàng đầu thế
giới vinh danh.
“Kinh tế chia sẻ”: Đình đám,
tiềm năng, rồi sao nữa?
“Kinh tế chia sẻ” làmô hình kinh doanh hiện đại và đang định hình lại thói quenmua sắm của
người tiêu dùng Việt Namvà thế giới.
PHƯƠNGCHI
C
huyên giaAnnie Leonard
của Tổ chức Hòa bình
Xanh (Greenpeace) cho
rằng: “Kinh tế chia sẻ giúp
bảo tồn nguồn tài nguyên,
tạo cơ hội cho mọi người
tiếp cận những tài sản mà
họ không thể sở hữu và xây
dựng cộng đồng”. 
Với nhiều ưu thế vượt trội,
nền “kinh tế chia sẻ” đang
tăng trưởng nhanh chóng, phủ
sóng khắp các quốc gia. Theo
nghiên cứu của Công ty Kiểm
toán PricewaterhouseCoopers
(PwC), ước tínhdoanh thu toàn
cầu từ các công ty cung cấp
ứng dụng nền tảng kinh doanh
chia sẻ đạt 335 tỉUSDvàonăm
2025, tăng 22 lần so với con
số 15 tỉ USD của năm 2013.
Kinh tế chia sẻ đã manh
nha từ năm 1995 và bắt đầu
bứt phá vào năm 2008. Là cái
nôi của nền kinh tế chia sẻ
thế giới, nước Mỹ đã cho ra
đời hàng loạt tên tuổi lớn như
Uber, Airbnb, Task Rabbit…
và khẳng định vị thế trong tốp
những quốc gia có nền kinh tế
chia sẻ lớn mạnh và phát triển
bậc nhất toàn cầu. Riêng giá
trị vốn hóa thị trường của hai
“ông lớn” Uber vàAirbnb đã
đạt 103 triệu USD, xấp xỉ một
đất nước giàu có.Năm 2016,
có 44,8 triệu người trưởng
thành ở Mỹ đã sử dụng các
ứng dụng nền tảng kinh doanh
chia sẻ. Con số này ước tính
sẽ đạt đến 86,5 triệu vào năm
2021. Một nghiên cứu khác
của PwC cũng chỉ ra thêm:
83% số người trưởng thành
ở Mỹ cho rằng kinh tế chia
sẻ mang lại nhiều tiện ích
cũng như hiệu quả cao hơn
so với các mô hình kinh tế
truyền thống.
Dù còn khá mới mẻ ở Việt
Nam, kinh tế chia sẻ đã nhanh
chóng phổ biến, len lỏi vào
từng ngóc ngách, thói quen
sinh hoạt của mỗi người. Cư
dân các đô thị lớn đã quá
quen với việc đi lại bằng
GrabBike, GrabCar, gọi đồ
ăn thức uống qua GrabFood,
thanh toán qua ví điện tử
Moca trên ứng dụng Grab,
đặt phòng qua Airbnb…
Các startup Việt cũng rất
năng động nắm bắt cơ hội,
nhập cuộc với mô hình kinh
doanh mới mẻ: Ahamove.
com, Triip.me, Luxstay…
Thậm chí, trước khi khái
niệm “kinh tế chia sẻ” hình
thành, người Việt đã rất
quen thuộc với việc cho thuê
những tài sản ít sử dụng để
tăng thu nhập.
KhảosátcủaCôngtyNielsen
với 30.000 người tiêu dùng
Grabike đã ngày càng quen thuộc với người dân.
trực tuyến trên 60 quốc gia ở
châu Á - Thái Bình Dương,
châu Âu, châu Mỹ Latinh,
Trung Đông, châu Phi và
Bắc Mỹ cho thấy các quốc
gia đang phát triển sở hữu
tiềm năng lớn để phát triển
kinh tế chia sẻ. Theo kết quả
nghiên cứu của Nielsen, cứ
bốn người Việt Nam được
hỏi thì ba người nói họ thích
ý tưởng kinh doanh theo mô
hình này; 76% cho biết sẵn
sàng tận dụng các sản phẩm
và dịch vụ chia sẻ; chỉ 18%
từ chối chia sẻ tài sản cá nhân
của mình.
Non trẻ và sung sức, mô
hình kinh tế chia sẻ tại Việt
Nam hiện vẫn còn nhiều
không gian để phát triển và
sẽ hứa hẹn lấp đầy khoảng
trống của các thị trường kinh
doanh truyền thống để lại. Tuy
nhiên, muốn đẩy mạnh kinh
doanh theo hướng này, chúng
ta cần phát triển đồng bộ ba
yếu tố: Công nghệ; nguồn
nhân lực; và môi trường pháp
lý rõ ràng, minh bạch.
Từ trước đến nay, kinh
tế chia sẻ ở Việt Nam nhìn
chung còn mang tính tự
phát, trong khi cơ quan quản
lý còn khá lúng túng với
mô hình mới mẻ này. Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,
Luật Giao dịch điện tử… và
các quy định về thuế hiện
hành hầu như còn bỏ ngỏ
với kinh tế chia sẻ, đặt ra
không ít thách thức với các
nhà hoạch định chính sách.
Vì vậy, Quyết định 999/
QĐ-TTg thông qua đề án
thúc đẩy mô hình kinh tế
chia sẻ do Thủ tướng Chính
phủ ký vào tháng 8-2019
đáp ứng đúng lúc những đòi
hỏi thực tế, tạo điều kiện để
hoàn chỉnh khung pháp lý,
thúc đẩy môi trường kinh
doanh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp theo mô hình
kinh tế chia sẻ và kinh tế
truyền thống.•
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook