269-2019 - page 12

12
ANHIỀN
N
hiều giáo viên (GV)
đang rất lo lắng trước
thông tin về việc từ
ngày 1-7-2020 cho đến khi
lương GV được trả theo vị
trí việc làm từ tháng 1-2021,
trong khoảng thời gian này
lương của họ có thể sẽ giảm
vì không có bảng lương riêng
cho nhà giáo và cũng chưa thể
trả lương theo vị trí việc làm.
GV lo lắng lương
sẽ giảm
Vào ngày 12-11 vừa qua,
Quốc hội đã đồng ý thực hiện
điều chỉnhmức lương cơ sở từ
1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6
triệu đồng/tháng. Đồng thời
điều chỉnh lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng
tháng theo quy định và trợ cấp
ưu đãi người có công với cách
mạng từ ngày 1-7-2020. Như
vậy, việc tăng lương cơ sở
cho cán bộ, công chức, viên
chức đã được thông qua, thu
nhập của cán bộ, công chức,
viên chức từ ngày 1-7-2020
sẽ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, hiện có một số
thông tin cho rằng vào thời
điểmviệc tăng lương cơ sở có
hiệu lực, tháng 7-2020 cũng
chính là lúc Luật Giáo dục
mới chính thức có hiệu lực.
Luật Giáo dục mới trong đó
có điều khoản quan trọng là
tiền lương của GV sẽ không
còn phụ cấp thâm niên và
một số khoản phụ cấp, trợ
cấp khác cũng không còn.
Không có bảng lương riêng
cho nhà giáo, chưa thể trả
lương theo vị trí việc làm
từ ngày 1-7-2020 nên khi
đó lương GV có thể sẽ giảm.
Cô Lê Thị Hồng Huê, GV
Tổng phụ trách đội Trường
Tiểu học Vật Lại (huyện Ba
Vì, Hà Nội), băn khoăn: “Có
Nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục (BộGD&ĐT), khẳng
định việc lo lắng về lương có
thể giảm của GV là không có
căn cứ. Lý do là bởi hiện nay
chính sách về lương của GV
và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục đang được thực hiện theo
Nghị định số 204 ngày 14-12-
2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang. Cùng với đó,
chính sách này còn căn cứ vào
các văn bản sửa đổi, bổ sung
như Nghị định số 14/2012,
Nghị định số 17/201, Nghị
định số 117/2016.
Theo đó, mức lương cơ sở
của cán bộ, công chức, viên
chức, trong đó có GV đều
tăng hằng năm, chẳng hạn
như mức lương cơ sở năm
2016 là 1.210.000 đồng/tháng,
đến năm 2019 tăng lên mức
1.490.000 đồng/tháng. Mức
lương cơ sở năm2020 tiếp tục
được tăng lên cho đến khi áp
dụng chính sách tiền lương
mới vào năm 2021.
Ngoài ra, các nhà giáo công
tác ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn
tiếp tục được hưởng các chính
sách theo quy định tại Nghị
định số 76/2019 ngày 8-10-
2019 và các chính sách khác
theo quy định hiện hành của
pháp luật.
“Trong thời gian từ tháng
7-2020 đến khi áp dụng chính
sách tiền lương mới vào năm
2021, lương của GV, kể cả
với GV ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn vẫn
thực hiện theo các quy định
của Chính phủ như đã nêu ở
trên, trong đó có cả lộ trình
tăng mức lương cơ sở” - ông
Minh cho biết.
Chia sẻ thêm về chính sách
tiền lương mới được thực
hiện từ ngày 1-1-2021, ông
Hoàng Đức Minh còn cho
hay chính sách tiền lương
mới được áp dụng từ năm
2021 đối với ngành giáo dục
đảm bảo theo vị trí việc làm,
chức danh nghề nghiệp, tính
chất, mức độ phức tạp, đặc
thù công việc của nhà giáo.
Lương mới được thực hiện
từ năm 2021 không thấp
hơn mức lương năm 2020,
được tính theo lộ trình tăng
lương cơ sở và được thực
hiện theo các quy định của
Chính phủ.
Chế độ tiền lương đối với
công chức, viên chức ngành
giáo dục được áp dụng từ năm
2021 là một chính sách đặc
biệt quan trọng. Tiền lương
phải thực sự là nguồn thu nhập
chính, cơ bản đảm bảo đời
sống nhà giáo và gia đình.•
Không có chuyện lương
giáo viên sẽ giảm
Họ đã nói
Trả lương đúng
góp phần đổi mới
toàn diện giáo dục
Trả lươngđúng là đầu tư cho
pháttriểnđộingũnhàgiáoởcác
cấp học, tạo động lực cho nhà
giáo yên tâm cống hiến, nâng
cao chất lượng giáo dục đào
tạo. Trả lương đúng góp phần
quan trọng thực hiện đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo cũng như đổi mới giáo
dục phổ thông.
Ông
HOÀNG ĐỨC MINH
,
Cục trưởng Cục Nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục
một số thông tin trên mạng
rằng năm 2020 Nhà nước sẽ
cắt bỏ một số phụ cấp lương
dành cho GV, trong đó có
phụ cấp thâm niên. Về cơ
bản, lương GV chúng tôi
đã thấp rồi, không được dạy
thêm, vậy nếu cắt bỏ phụ cấp
thâm niên thì tiền lương sẽ
rất thấp, ảnh hưởng đến cuộc
Lương mới được
thực hiện từ năm
2021 không thấp
hơn mức lương năm
2020, được tính theo
lộ trình tăng lương
cơ sở.
sống của GV, GV không thể
yên tâm công tác, cống hiến
cho nghề”.
Lo lắng lương GV giảm
không có căn c
Trao đổi với
Ph p Luật
TP.HCM
về chính sách tiền
lương của GV, ông Hoàng
Đức Minh, Cục trưởng Cục
Chính sách tiền lương mới năm 2021
cho giáo viên có gì đặc biệt?
Hiện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tham
mưu lãnh đạo Bộ GD&ĐT xây dựng đề án “Xây dựng bảng
lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và
phụ cấp theo nghề đối với công chức, viên chức ngành
giáo dục”. Đề án đó của Cục đã được Bộ GD&ĐT chuyển
sang Bộ Nội vụ.
Trong đề án mới này, lương của đối tượng GV mới vào
nghề được quan tâm để thu hút, khuyến khích các GV trẻ,
có năng lực tham gia công tác ngành giáo dục. Trước kia
lương củaGV được tính theo thâmniên, thâmniên càng cao
thì lương càng cao, GV mới vào nghề lương đã thấp, thâm
niên cũng thấp nên tổng lương thấp. Đề án lương mới này
chúng tôi quan tâm đến đội ngũ GV trẻ. Như vậy, khoảng
cách giữa lương của GV trẻ và GV lâu năm trong ngành sẽ
được rút ngắn hơn.
Ông
PHẠMTUẤN ANH
,
Phó Cục trưởng
Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Đời sống xã hội -
ThứNăm21-11-2019
Việc lo lắng
về lương có
thể giảm của
giáo viên là
không có
căn cứ.
Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính, cơ bản đảmbảo đời sống nhà giáo và gia đình.
Ảnh: TV
Ngày 20-11, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) phối
hợp với chương trình Alive & Thrive (thuộc tổ chức Sức
khỏe gia đình quốc tế FHI 360) đã trao danh hiệu “Bệnh
viện (BV) thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho
BV Hùng Vương (TP.HCM).
Đây là BV thứ năm trên cả nước và là BV đầu tiên của
TP.HCM đạt chứng nhận này do đã nỗ lực thực hiện đúng
quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và hỗ trợ nuôi
con bằng sữa mẹ.
Theo TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV
Hùng Vương, cho con bú sữa mẹ là điều tự nhiên nhưng
không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tại Việt Nam, 94% bà
mẹ sinh con tại các cơ sở y tế chỉ có 27% bé được bú mẹ
trong vòng một giờ đầu sau sinh. Nhiều bé không được
hưởng trọn vẹn những giọt sữa non vô giá chỉ sản sinh
trong 72 giờ vàng sau sinh.
BV thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc sẽ hỗ trợ bà
mẹ cho con bú sớm và hoàn toàn trong
thời gian nằm BV. Ngoài ra, BV sẽ thực
hiện đầy đủ và đúng quy trình các bước
chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm, cho bé
da kề da liên tục với mẹ trong 90 phút
sau sinh, đảm bảo mẹ và bé được bên
nhau trong suốt thời gian ở BV.
Những kiến thức về nuôi con bằng sữa
mẹ sẽ được cập nhật, trang bị cho người
mẹ từ khi làm hồ sơ sinh cho đến khi
xuất viện. Qua đó người mẹ sẽ hiểu tầm
quan trọng, biết cách để duy trì nguồn
sữa, cho con bú hoàn toàn trong sáu
tháng đầu sau sinh, tiếp tục cho bú đến 24 tháng và hơn nữa.
Khảo sát trong ba quý đầu của năm 2019 tại BV Hùng
Vương, 80% trẻ sơ sinh được da kề da liên tục 90 phút với
mẹ ngay sau sinh, 83% trẻ có cữ bú đầu tiên khi da kề da
với mẹ. Ngoài ra, 92% sản phụ tại BV
Hùng Vương đánh giá tích cực hiệu
quả tư vấn kiến thức, kỹ năng nuôi con
bằng sữa mẹ của cán bộ y tế trong thời
gian thăm khám và sinh con tại BV.
Hơn 70% cho con bú hoàn toàn (không
nước, không sữa công thức) trong thời
gian nằm BV.
Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ
trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, nuôi
con bằng sữa mẹ không chỉ là nhiệm
vụ của một mình người mẹ mà đòi hỏi
sự chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ của gia
đình, cộng đồng, đặc biệt là các cơ sở y tế. Tư vấn và hỗ
trợ nuôi con bằng sữa mẹ là thực hiện đúng vai trò chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của các BV có dịch vụ
sản khoa trên cả nước.
HOÀNG LAN
BVHùngVươngnhậndanhhiệu“thực hànhnuôi conbằng sữamẹ xuất sắc”
ÔngNguyễnĐức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức
khỏe bàmẹ trẻ em(Bộ Y tế), trao danh
hiệu “BV thực hành nuôi con bằng sữamẹ
xuất sắc” cho BVHùng Vương. Ảnh: TC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook