269-2019 - page 13

13
Nhờ công nghệ
số, bệnh nhân
hết cảnh đợi chờ
TRẦNNGỌC
G
iờ đây bà con tới BV
quậnThủĐức(TP.HCM)
không phải đứng mỏi
chân, ngồi ê ẩm mình mẩy
chờ tới lượt khám. Lý do BV
này vừa đưa vào nhiều ứng
dụng tiện lợi để bệnh nhân
không phải đợi lâu.
Ngồi nhà bấm điện
thoại chọn giờ khám
Ngồi chờ tới lượt tại phòng
khámcơxươngkhớpBVquận
Thủ Đức, bà Hai (60 tuổi)
nói: “Hổm rày thời tiết thay
đổi, sáng sớm se lạnh nên
tôi liên tục đau nhức xương
cốt. Đi đứng một hồi là phải
ngồi rồi lấy tay đấm đấm
chân cẳng, lưng, vai cho đỡ
đau. Con trai lớn bảo tôi đi
BV để bác sĩ (BS) khám và
cho thuốc uống. Tôi nói BV
lúc nào cũng đông, đứng chờ
tới lượt khám mỏi rã chân”.
Bà Hai kể tiếp: “Thằng
con cười, không nói gì rồi
cầm điện thoại bấm bấm. Tôi
vừa ngoáy xong miếng trầu
thì nó kêu thay đồ để chở tới
BV. Nó còn nói đã chọn giờ
và phòng khám, kể cả đóng
tiền khám luôn rồi. Tôi không
tin, ký đầu nó một cái rồi nói:
“Tía mày, tưởng tao lẩm cẩm
hay sao mà định gạt tao”. Nó
cười hè hè rồi đẩy xe ra cửa”.
“Thằng con nói BV cho số
thứ tự là 425, tới phòng khám
tôi thấy tấmbảng hiện số 420.
Chỉ còn bốn người nữa là tới
lượt, tôi không phải chờ lâu.
Giờ thì tôi tin những gì thằng
con nói rồi. Đi khám bệnh
không chen lấn, chẳng chờ
lâu, thong dong như đi chơi
thì sướng” - bà Hai phấn khởi.
Con trai bàHai góp lời: “Tôi
tải phần mềm ứng dụng đăng
ký khám bệnh của BV quận
Thủ Đức vô điện thoại. Trước
khi đi khámbệnh, tôi mở phần
mềmvà chọn danhmục khám
là cơ xương khớp. Phần mềm
cho tôi biết thời gian dự kiến
tới lượt khám. Tôi xác nhận,
phần mềm tiếp tục hiện ra số
tiền khám. Sau khi đóng tiền
cũng thông qua ứng dụng này,
phần mềm báo tôi biết số thứ
tự và phòng khám. Do đã biết
thời gian khám và số phòng
nên tôi canh giờ chở mẹ đi,
không phải chờ đợi”.
Quẹt thẻ bảo hiểm
y tế là xong
Căn bệnh tiểu đường đeo
bám ông Bảy (54 tuổi) gần
chục năm và ông chọn BV
quận Thủ Đức là nơi điều trị.
Trước đây, mỗi lần tái
khám là ông phải mang theo
sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm
y tế (BHYT), CMND, toa
thuốc… Ông còn phải mất
khá nhiều thời gian chờ nhân
viên y tế hỏi này hỏi nọ, ghi
ghi chép chép… “Thiệt tình
mà nói mỗi lần tái khám là
tôi rầu vì tốn không ít thời
gian làm thủ tục và chờ lượt
khám. Nhiều khi đi từ lúc mặt
trời chưa ló dạng tới trưa trời
trưa trật mới xong” - ông Bảy
than thở.
“Giờ tôi đi khám bệnh mà
cứ như dạo chơi, thong dong
thong thả, chẳng mang gì
nhiều. Tới BV, tôi quẹt thẻ
BHYT tại các máy đặt ở khu
đăng ký khám bệnh thì thông
tin giờ khám, phòng khám, số
thứ tự hiện ra ngay. Tôi ghé
căn tin uống nước, canh tới
giờ là vô khám ngay” - ông
Bảy nói tiếp.
“Chưa hết đâu nghe. Trước
đây xét nghiệm tôi phải ngồi
chờ lấy kết quả rồi vòng lại
phòng khám đưa BS coi, mất
cả tiếng. Giờ thì lấy máu tôi
xong là BS cho phiếu hẹn ghi
rõ thời gian có kết quả. Mà
ngộ nghe, kết quả xét nghiệm
của tôi BS khám bệnh cũng
biết nên tôi ghé lại phòng
khám mà không cần tới chỗ
làm xét nghiệm lấy kết quả.
Kết luận xong bệnh, BS cho
toa thuốc rồi tôi về. Nếu có
phát sinh thêm tiền ngoài
khoản BHYT chi trả thì tôi
chỉ mất vài phút đóng. Khỏe
hết sức” - ông Bảy cười hà hà.
Giảm 50% thời gian
bệnh nhân chờ đợi
BSHuỳnhMỹThư, Trưởng
Phòng quản lý chất lượng BV
quận Thủ Đức, cho biết trước
đây bệnh nhân khám lần đầu
Trả kết quả x t nghiệm qua mạng
BV quận Thủ Đức áp dụng trả kết quả xét nghiệm qua
mạng để tránh tình trạng bệnh nhân tới lui nhiều lần. Bệnh
nhân xét nghiệmmáu và nước tiểu, chụp X-quang hoặc CT
scan đều được phát phiếu hẹn trả kết quả, có ghi giờ cụ thể.
Kết quả xét nghiệm, chụp X-quang… sau đó được chuyển
thẳng qua mạng tới BS khám bệnh để tổng hợp. Đúng giờ
ghi trên phiếu hẹn, bệnh nhân chỉ cần tới gặp BS để được
kết luận bệnh.
Với ứng dụng công
nghệ số, người bệnh
được cung cấp giờ
giấc khám nên chủ
động sắp xếp thời
gian tới BV mà
không phải chờ đợi.
Đời sống xã hội -
ThứNăm21-11-2019
ỞBV quậnThủĐức, TP.HCM, bệnh nhân đi khám
khôngmang theo sổ, chẳng chen lấn và bớt đợi chờ.
Tiêu điểm
Sở Y tế TP.HCM cho biết mô
hình “BV số” của BV quận Thủ
Đức làmột trong 37 công trình
“Y tế thôngminh”của ngành y
tế TP.HCM năm 2019 được xét
chọn vào vòng hai.
Bệnh nhân chỉ cần quẹt thẻ bảo hiểmy tế là biết được giờ và phòng khám. Ảnh: TRẦNNGỌC
hoặc tái khámđều phải tới BV
để đăng ký. Việc làm này gây
nên tình trạng ùn tắc, chen
lấn, chờ đợi, tiêu tốn nhiều
thời gian.
“Gần đây BV áp dụng
nhiều ứng dụng công nghệ số
để phục vụ người bệnh. BV
cho ra đời phần mềm đăng ký
khám bệnh tại nhà. Với ứng
dụng này, người bệnh được
cung cấp giờ giấc khám nên
chủ động sắp xếp thời gian
tới BV mà không phải chờ
đợi. Người bệnh còn có thể
đóng tiền khám thông qua ứng
dụng này để không tốn thời
gian đóng tiền tại BV” - BS
Thư nói.
TheoBSThư, bệnh nhân có
thẻBHYTkhi tái khámchỉ cần
quẹt thẻ này là biết ngay giờ
giấc và phòng khám. “Riêng
bệnh nhân có thẻBHYTkhám
lần đầu, khi quẹt thẻ thì toàn
bộ thông tin sẽ nhập vào máy
tính. Nhân viên y tế hỏi và
sàng lọc bệnh để chuyển tới
khoa khám bệnh. Tiếp theo,
nhân viên y tế in số thứ tự
có ghi thời gian dự kiến chờ
khám. Căn cứ vào những
thông tin này, người bệnh chủ
động tới phòng khám đúng
giờ mà không phải chờ đợi.
Khám xong bệnh nhân chỉ
đem thuốc về nhà mà không
mang theo sổ khám bệnh, kết
quả xét nghiệm…” - BS Thư
nói thêm.
“Mỗi ngày BV quận Thủ
Đức khám cho khoảng 6.500
lượt bệnh nhân. Trong đó trên
dưới 80%có thẻBHYT.Trước
đây khu vực đăng ký khám
và xét nghiệm thường ùn tắc.
Tuy nhiên, sau khi đưa vào
sử dụng các ứng dụng phần
mềm “BV số”, hai khu vực
nói trên khá thông thoáng.
Chưa hết, thời gian chờ đợi
của một bệnh nhân giảm gần
50% so với trước đây” - BS
Thư chia sẻ.•
BộY tế chỉ đạo xử lý vụ sảnphụ tửvongnghi do thuốc gây tê
Chiều 20-11, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em đã có công văn
khẩn gửi Sở Y tế TP Đà Nẵng yêu cầu làm rõ về sự việc.
Trước hết, yêu cầu BV Đà Nẵng và các đơn vị liên quan
tập trung nguồn lực, nhân lực hỗ trợ và chăm sóc, điều trị
tốt nhất cho sản phụ NTH.
Cùng với đó, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em yêu cầu BV
Phụ nữ TP Đà Nẵng thành lập hội đồng chuyên môn theo
quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đánh giá về quá
trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí đối với trường
hợp sản phụ VTNS và sản phụ NTH. Nếu BV Phụ nữ TP
Đà Nẵng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên
môn thì Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn. Sau khi
có kết luận của hội đồng chuyên môn thì thông báo tới gia
đình sản phụ và cơ quan truyền thông.
Xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân nếu có sai phạm về
chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề
nghiệp theo quy định hiện hành.
Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch
vụ sản phụ khoa và sơ sinh nghiêm túc thực hiện Công
văn số 5069/BYT-BM-TE ngày 29-8-2019 về sử dụng
phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai.
Trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng
trong quá trình điều trị cho các sản phụ cần chỉ đạo đơn
vị lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn
tại Quyết định số 1088/QĐ-BYT ngày 4-4-2013 của bộ
trưởng Bộ Y tế, khẩn trương gửi về Trung tâm DI&ADR
quốc gia, đồng gửi Cục Quản lý dược, Cục Quản lý khám
chữa bệnh và Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em.
Trước đó, vào sáng 17-11, hai sản phụ là chị VTNS (33
tuổi, trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) và chị NTH (33 tuổi, trú
quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) nhập BV Phụ nữ TP Đà Nẵng
để sinh mổ.
Sau khi gây tê tủy sống, mổ lấy thai cho bệnh nhân, đến
cuối ca mổ thì sản phụ VTNS bất ngờ có biểu hiện duỗi
thẳng hai chi dưới từng cơn, mạch tăng nhanh nên được
chuyển sang BV Phụ sản Nhi Đà Nẵng, sau đó tử vong.
Còn sản phụ NTH thì ngay sau khi gây tê tủy sống đã
có biểu hiện tê, đau vùng mông, khó chịu, bứt rứt nên các
bác sĩ đã chuyển chị sang BV Đà Nẵng. Tại đây, sau khi
mổ lấy thai nhi, chị H. được chuyển vào Khoa hồi sức tích
cực - chống độc trong tình trạng nguy kịch.
Thông tin về sự việc này, ông Nguyễn Út, Phó Giám
đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho biết sở đã yêu cầu BV Phụ
nữ TP Đà Nẵng, nơi xảy ra sự cố tiến hành niêm phong
phòng mổ, niêm phong các lô thuốc gây tê và lấy mẫu
gửi đi kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm thuốc trung
ương. Đồng thời đề nghị các cơ sở y tế có sử dụng thuốc
này tạm ngưng sử dụng, chờ kết quả cuối cùng để tránh
trường hợp tương tự.
A.HIỀN - T.AN
BV Phụ nữ TPĐàNẵng, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: ĐỖTÂM
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook