286-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư11-12-2019
Những trường hợp không được BHYT chi trả
Bé sơ sinh nằm than bị bỏng nặng, nhiễm trùng máu
Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi,
bổ sung năm 2014, có 12 trường hợp
không được hưởng bảo hiểm y tế, cụ thể
như sau:
1.
Chi phí trong trường hợp đã được
ngân sách nhà nước chi trả cho các
nhóm đối tượng sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
- Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán
sớm một số bệnh.
- Vận chuyển người bệnh từ tuyến
huyện lên tuyến trên trong trường hợp
cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú
phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật
đối với đối tượng: Người có công với
cách mạng; người thuộc diện hưởng trợ
cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy
định của pháp luật; người thuộc hộ gia
đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang
sinh sống tại vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
trẻ em dưới sáu tuổi; người thuộc hộ gia
đình cận nghèo.
2.
Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở
điều dưỡng, an dưỡng.
3.
Khám sức khỏe để đi học hoặc đi làm.
4.
Xét nghiệm, chẩn đoán thai không
nhằm mục đích điều trị.
5.
Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút
thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình
ch thai nghén do nguyên nhân bệnh lý
của thai nhi hay của sản phụ.
6.
Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7.
Sử dụng vật tư y tế thay thế bao
gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính
mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp
vận động trong khám bệnh, chữa bệnh
và phục hồi chức năng.
8.
Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy,
nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
9.
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng trong trường hợp thảm họa.
10.
Giám định y khoa, giám định pháp
y, giám định pháp y tâm thần.
11.
Tham gia thử nghiệm lâm sàng,
nghiên cứu khoa học.
12.
Chi phí trong các trường hợp sau
đã được ngân sách nhà nước chi trả:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
- Vận chuyển người bệnh từ tuyến
huyện lên tuyến trên đối với đối tượng
sau trong trường hợp cấp cứu hoặc khi
đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến
chuyên môn kỹ thuật:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ
sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công
tác trong lực lượng công an nhân dân,
học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan,
chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công
an nhân dân; người làm công tác cơ yếu
hưởng lương như đối với quân nhân; học
viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính
sách theo chế độ, chính sách đối với học
viên ở các trường quân đội, công an.
- Người có công với cách mạng, cựu
chiến binh.
- Trẻ em dưới sáu tuổi.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo
trợ xã hội hằng tháng.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người
dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người
đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang
sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
- Thân nhân của người có công với
cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
chồng, con của liệt sĩ; người có công
nuôi dưỡng liệt sĩ.
G.THANH
Trao đổi về tác hại
nghiêm trọng từ hành
động cắt đôi test xét
nghiệm HIV của nhân
viên BV Xanh Pôn,
GS-BS Nguyễn Anh Trí,
nguyên Giám đốc Viện
Huyết học và Truyền máu
trung ương, đại biểu Quốc
hội, khẳng định đây là
hành động sai trái, không
đúng nguyên tắc của nhân
viên BV.
Theo GS Trí, mỗi test
HIV được sản xuất đều
được tính toán rất kỹ, mẫu
mã phải trải qua rất nhiều
khâu. Test thử dài, rộng bao
nhiêu, tiếp nhận máu ở vị
trí nào…, để cho ra kết quả
xét nghiệm chính xác nhất
phải trải qua hàng vạn thử
nghiệm. Từ thử nghiệm đó
nhà sản xuất đưa ra thông
số nhất định và phải đúng
thông số đó mới có thể đưa
ra thị trường.
“Mọi yêu cầu của que
test phải được tính toán
kỹ lưỡng, do đó việc cắt
tùy tiện là không thể được,
điều này chắc chắn làm kết
quả xét nghiệm không thể
chính xác. Và như trường
hợp quay được trong clip
là sai sót rất lớn và cố tình
làm sai.
Theo tôi, riêng theo
thông tin về việc nhân viên
BV trộn chung bốn mẫu
máu khác nhau cho vào
chung một giếng trong xét
nghiệm miễn dịch bán tự
động (ELISA) lại là vấn
đề nghiêm trọng hơn. Nếu
thực sự như vậy thì nguy
cơ bỏ sót gấp bốn lần.
Hiện tại, sau vài ngày điều trị tại Khoa
sơ sinh BV Nhi đồng 2, tình trạng sốt
của bé NHMN (sinh tháng 11, ngụ Bình
Phước) có giảm nhưng tổn thương ở lưng
không đỡ mà còn diễn tiến nặng hơn.
Trước đó, ngày 5-12, bé được chuyển
BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) cấp cứu trong
tình trạng sốt cao, lừ đừ, bụng chướng,
lưng bị sưng nề, đỏ.
Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm
cần thiết, bé được chẩn đoán bị bỏng độ
2, áp xe, nhiễm trùng máu.
Chị NTB, mẹ bé, cho biết sau khi sinh
bé, trời rất lạnh nên người nhà đốt than
dưới giường để sưởi ấm cho hai mẹ con.
Ngày đầu tiên nằm than, bé khóc, sốt
nhẹ nhưng bế lên lại nín nên người nhà
cứ nghĩ bé đòi mẹ ẵm bồng.
Đến ngày thứ hai, bé sốt cao hơn và
liên tục không giảm. Bụng chướng, sờ
vùng da lưng thấy cứng, bé khóc nhiều
hơn. Sang ngày thứ ba, bé khóc dữ
dội, bỏ bú, gia đình không cho bé nằm
than nữa và đem bé vào bệnh viện địa
phương thăm khám. Các bác sĩ ở đây
nhận định bé có khả năng bị viêm ruột,
sưng mô và chuyển lên tuyến trên.
Hiện tại vùng lưng của bé nổi bóng
nước, da phập phều lên, vùng trung tâm
bị hoại tử. Bé được rạch dẫn lưu mủ, điều
trị chỗ áp xe, đồng thời tiếp tục điều trị
kháng sinh. Dự kiến mất 20-30 ngày bé
mới có thể lành vết thương và hồi phục.
ThS-BS Nguyễn Thị Kim Anh, Quyền
Trưởng Khoa sơ sinh BV Nhi đồng 2,
cho biết th nh thoảng khoa có nhận các
bé bị bỏng do nằm than nhưng mức độ
tổn thương không nặng như ca này.
BS KimAnh khuyến cáo người nhà
không nên thực hiện sưởi ấm cho bé bằng
than do da trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị tổn
thương. Trẻ lại quá nhỏ, chưa biết nói nên
phụ huynh sẽ không thể biết được tình
trạng bỏng của trẻ. Ngoài ra, khí CO sinh
ra khi đốt than có thể gây ngạt nếu nằm
trong phòng kín.
HOÀNG LAN
Người đi khámthai định kỳmà đã được
ngân sách nhà nước chi trả thì không được
hưởng bảo hiểmy tế theo Luật Bảo hiểmy tế
sửa đổi, bổ sung năm2014. Ảnh: HTD
GS-BSNguyễnAnh Trí, nguyênGiámđốc ViệnHuyết học và
Truyềnmáu trung ương. Ảnh: H.PHƯỢNG
XanhPôn b t nh t
Ý kiến chuyên gia
Cắt test sẽ làmsai lệch
hoàn toànkết quả
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Đức
Thắng Ý, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết
nếu CQĐT xác minh, làm rõ và đủ cơ sở
kết luận những người thực hiện hành vi
gian lận xét nghiệm đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản
(có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên) mà mình
có trách nhiệm quản lý (cụ thể là chiếm
đoạt các que test của bệnh viện để mang đi
bán và lấy tiền) thì hành vi của họ đã phạm
tội tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS.
Có thể khởi kiện dân sự
Cũng theo luật sư Ý, trong trường hợp
những người thực hiện hành vi nêu trên làm
những việc vượt ra ngoài phạm vi chức vụ,
quyền hạn của mình và không nhằm mục
đích để chiếm đoạt tài sản của người khác thì
hành vi của họ có thể phạm tội vi phạm quy
định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha
chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ
y tế khác theo Điều 315 BLHS.
Nếu các hành vi không đủ yếu tố cấu
thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hành
chính theo quy định tại Nghị định số
96/2011 (quy định xử phạt hành chính về
khám chữa bệnh).
Mặt khác, theo luật sư Kim Ron Tha, Đoàn
Luật sư TP.HCM, đối với bệnh nhân thì hành
vi của các nhân viên y tế bệnh viện cũng đã
vi phạm sự thỏa thuận trong giao dịch dân
sự. Bởi họ đã tiến hành xét nghiệm không
đúng quy chuẩn đã cam kết; làm xâm hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp của bệnh nhân
(khách hàng)... Các bệnh nhân đã đến đây xét
nghiệm có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bệnh
viện phải thực hiện việc xét nghiệm lại và bồi
thường thiệt hại (nếu có).
HOATHI
Xét nghiệm ELISA không
khuếch đại gen lên hàng
triệu lần như xét nghiệm
PCR nên việc trộn bốn mẫu
máu như vậy là làm sai
hoàn toàn. Việc áp dụng
máy móc rất nguy hiểm.
Kết quả âm tính giả rất
nhiều” - GS Trí nhấn mạnh.
GS Trí cũng khẳng định
những sai sót này sẽ để
lại hậu quả về mặt chuyên
môn rất nghiêm trọng. Cụ
thể là làm lọt các trường
hợp có nồng độ thấp hay
còn gọi là âm tính giả, nếu
tiếp tục làm thế này sẽ có
nhiều trường hợp nhiễm
bệnh có thể bị bỏ qua.
Đánh giá chung về hành
động trên, GS Trí cho rằng
BV Xanh Pôn đã buông
lỏng trách nhiệm quản lý.
BV Xanh Pôn cần có lời
xin lỗi đến bệnh nhân và
cho các bệnh nhân làm lại
xét nghiệm miễn phí.
Đồng quan điểm với GS
Nguyễn Anh Trí, ThS-
BS Nguyễn Ngọc Hưng,
Trưởng khoa Nội tổng hợp,
BV 09, cũng có ý kiến
tương tự. BS Hưng cho
rằng quy trình xét nghiệm
HIV bằng các sinh phẩm
cần thiết phải đảm bảo theo
nguyên tắc, quy trình mới
đạt được kết quả.
Theo BS Hưng, thực tế
các que test đều có xác suất
nhất định về âm tính giả và
dương tính giả. Ví dụ, que
thử có độ nhạy quá cao có
thể dẫn đến kết quả dương
tính giả do bệnh nhân sử
dụng các chất kích thích
tương tự. Vì vậy, kết quả
của que test nhanh HIV có
ý nghĩa sàng lọc và đánh
giá bước đầu để bác sĩ lựa
chọn đưa bệnh nhân vào
nhóm điều trị, nếu như có
sai lệch nhỏ thì việc xét
nghiệm tiếp theo rất khó
chính xác.
HÀ PHƯỢNG
ghi
Bé sơ sinh nằmthan bị bỏng, phải mất 20-30
ngàymới có thể lành vết thương và hồi phục.
Ảnh: HL
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook