286-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
Thứ Tư11-12-2019
Tiêu điểm
"Một vết thương hở trong
trái tim châu Âu" - Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron mô
tả về cuộc nội chiến ở Ukraine.
Bộ tứNormandy thống nhất thực hiện “Công thức Steinmeier”, tổ chức bầu cử ở các vùng Donetsk
và Lugansk ởmiềnĐông Ukraine theo hướng trao quyền tự trị cho các vùng này.
"Ánh sáng cuối đường hầm" cho
nội chiến Ukraine
ĐĂNGKHOA
K
ết quả cuộc đối thoại
của Bộ tứ Normandy tại
Paris (Pháp) cho thấy đã
có ánh sáng le lói cuối đường
hầmvề hòa bình cho Ukraine,
dù con đường còn có thể sẽ
dài, cây bút BryanMacDonald
nhận định trong bài viết cho
đài
RT
(Nga).
Ánh sáng cuối
đường hầm
Tất cả nội dung các lãnh đạo
BộtứNormandyđạtđượctrong
tuyênbốchungtạiParisđềutích
cực: Thả các tù nhân ở cả hai
bên (chính phủUkraine và phe
đòi ly khai ởmiềnĐông - PV)
vào cuối nămnay; lập ba vùng
đệmmới không liên quan đến
cuộc xung đột; lập các hành
lang cho phép dân thường di
chuyểnquacác tuyếnkiểmsoát
ngăn cách các vùng Donetsk,
Lugansk ởmiềnĐông và phần
còn lại của Ukraine.
Đặc biệt, Bộ tứ Normandy
cũng thốngnhất ápdụng“Công
thức Steinmeier” vào luật pháp
Ukraine.Mangtêncựungoạitrưởng
Đức Frank-Walter Steinmeier,
“Công thức Steinmeier” kêu
gọi tổ chức bầu cử ở các vùng
Donetsk và Lugansk ở miền
Đông Ukraine theo hướng
trao quyền tự trị cho các vùng
này. Ukraine, Nga và Tổ chức
An ninh và Hợp tác châu Âu
(OSCE) đã đồng ý về nguyên
tắc công thức này từ tháng 10.
Ngày 9-12 cũng là lần gặp
đầu tiên giữa Tổng thống Nga
Vladimir Putin và tân Tổng
thống Ukraine Volodymyr
Zelenskiy. Trao đổi nhanh với
báo chí trước khi ăn tối với ba
lãnh đạo còn lại, ông Putin nói
ông “hài lòng” với quá trình
đối thoại.
Chile
: Ngày 10-12, một máy bay vận
tải quân sự C-130 Hercules của Chile chở
theo 38 hành khách và phi hành đoàn đã
mất tín hiệu liên lạc và biến mất khi đang
bay tới một căn cứ ở Nam Cực, theo hãng
tin
Reuters
. Công tác tìm kiếm cứu nạn đã
được triển khai. Hiện chưa có thông tin về
danh tính của những người trên máy bay
nhưng phần lớn là thành viên không quân
Chile.
Nhật Bản
: Tờ
The Nikkei
hôm 9-12 đưa
tin Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản
bắt đầu từ năm 2020 sẽ loại bỏ toàn bộ và
ngừng mua các thiết bị bay không người
lái (UAV) của Trung Quốc do các lo ngại
về bảo mật dữ liệu. Ngân sách dự kiến của
năm sau cũng đã bổ sung chi phí thay mới
UAV do các nước khác sản xuất. Được
biết Nhật Bản lâu nay sử dụng UAV Trung
Quốc cho các công tác trinh sát và tìm
kiếm cứu nạn trên biển.
CH Czech
: Ít nhất sáu người thiệt mạng
trong một vụ xả súng xảy ra tại một bệnh
viện ở TP Ostrava ngày 10-12
(ảnh)
, đài
CNN
cho hay. Sau 3 giờ truy lùng, cảnh
sát tuyên bố một hung thủ đã tự sát, hai
tên còn lại đang lẩn trốn. Dù vậy, nhà chức
trách từ chối bình luận về danh tính nạn
nhân, thông tin về động cơ và bối cảnh
xung quanh vụ tấn công. Đây là vụ tấn
công nghiêm trọng tại CH Czech từ sau
vụ xả súng năm 2015 làm tám người thiệt
mạng ở TP Uhersky Brod.
VĨ CƯỜNG
20.000
lính Mỹ và 13.000 thiết bị quân sự dự kiến
sẽ được triển khai đến châu Âu nhằm tham
gia cuộc tập trận Defender-Europe 2020 với
khối NATO, đài
Fox News
dẫn lời Chỉ huy Lực
lượng Bộ binh Mỹ ở châu Âu Christopher
Cavoli ngày 9-12 cho biết. Cùng với 9.000
línhMỹ hiệnđangđóngở khu vực này, đây là
kế hoạch triển khai quân đội tới châu Âu lớn
nhấttrongvòng25nămquacủaWashington.
Ông Cavoli cho biết cuộc tập trận sẽ làminh
chứng cho camkếtMỹ sẵn sànghỗ trợNATO
nếu có khủng hoảng.
VĨ CƯỜNG
Các lãnh đạo Bộ tứNormandy gặp nhau tại Paris (Pháp) ngày 9-12. Ảnh: REUTERS
EU khẳng định sẽ tiếp tục
trừng phạt Nga
Tại Bỉ, ngày 9-12, Cao ủy An ninh và Đối ngoại Liên minh
châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết EU hiện không có kế
hoạch dỡ bỏ trừng phạt cho Nga sau hội nghị này. Theo lời
ông Borrell, “rõ ràng không ai nghĩ đến chuyện dỡ bỏ trừng
phạt mà không thấy được các kết quả về vấn đề đã khiến các
lệnh trừng phạt được ban hành”.
Một khi không có quyết định dỡ bỏ, các lệnh trừng phạt
kinh tế của EU với Nga sẽ được gia hạn vào cuối tháng này.
Bộ tứ Normandy
thống nhất sẽ lại
gặp nhau sau bốn
tháng nữa.
Lần gặp gần nhất của Bộ tứ
Normandy làvàonăm2016với
mụcđíchbàncáchthihànhThỏa
thuậnMinskđể giải quyết cuộc
xung đột ởĐôngUkraine. Tuy
nhiên, từ sau cuộc gặp này đến
nay, tiến trình không có nhiều
thay đổi. Cuộc gặp ngày 9-12
mang lại rất nhiều hy vọng vì
ông Zelenskiy chủ trương hòa
giải với Nga, không như người
tiền nhiệm Petro Poroshenko
vốn có quan điểm cứng rắn
hơn.Một tínhiệu lạcquankhác
là lãnh đạo Bộ tứ Normandy
thống nhất sẽ lại gặp nhau sau
bốn tháng nữa, không phải
ba năm như sau cuộc gặp lần
trước năm 2016. Với các tiến
triển đạt được, hy vọng về hòa
bình lập lại choĐôngUkraine
hoàn toàn có cơ sở.
Nhìn gần nhưng vẫn
rất xa
Có thể nói ánh sáng cuối
đườnghầmchohòa bìnhĐông
Ukraineđãxuất hiệnnhưngcon
đường đi tới có lẽ vẫn còn xa.
Trước hết, hai ông Putin và
Zelenskiy vẫn chưa thể thống
nhất về một giải pháp chính
trị dài hạn. Ông Zelenskiy
yêu cầu Kiev được trao quyền
kiểm soát toàn diện biên giới
đất nước trước khi tổ chức bầu
cử theo hướng tự trị hóa các
vùngDonetskvàLugansk.Ông
Zelenskiy chủ trương các cuộc
bầu cử được tổ chức theo luật
Ukraine và chỉ tổ chứcmột khi
các lực lượng nước ngoài rút
hết khỏi Donetsk và Lugansk.
Trong khi đó, phía Nga đề
xuất hai bên (quânchínhphủvà
quânpheđòi lykhai ởUkraine)
cùng rút quân. Nhưng theo nhà
báo MacDonald, chính phủ
Ukraine sẽ không đồng ý. Lý
do có thể là vì quân chính phủ
Ukraine dần chiếm lại được
thêm lãnh thổ và khôngmuốn
kềm đà thắng lợi. Đó cũng là
lý do khiến ông Putin ngày
9-12 đề cập đến chuyện nhất
thiết phải tuân thủ Thỏa thuận
Minsk.Cụ thể, tại cuộchọpbáo
chung với các lãnh đạo Pháp,
Đức, Ukraine ở Paris tối 9-12,
ông Putin nói rõ: “Chúng tôi
thực sự có những quan điểm
bất đồng. Chúng tôi muốn
Thỏa thuận Minsk được tuân
thủ. Chỉ cần đọc Thỏa thuận
Minsk nói gì. Tại sao chúng
ta cần phải hủy bỏ và viết lại
Thỏa thuận Minsk?”.
Thỏa thuậnMinsk được Bộ
tứ Normandy thông qua ngày
12-2-2015 với các nội dung:
Quân đội Ukraine và phe đối
lập sẽ tiến hành ngừng bắn, rút
các loại vũ khí hạng nặng và
các lực lượng nước ngoài phải
rời khỏi Ukraine; phóng thích
tù nhân; Donetsk và Lugansk
phải tiến hành bầu cử lại; thay
đổi Hiến pháp Ukraine theo
hướng trao thêm nhiều quyền
tự trị cho các vùng phía đông;
khôi phục mọi hoạt động kinh
tế tại miền Đông.
Hai ông Putin -
Zelenskiy, ai gặp
khó hơn?
Tình hình trước khi Bộ tứ
Normandy có cuộc gặp ngày
9-12 khác với tình hình trước
cuộcgặpbanămtrướcvàsovới
Ukraine, mọi thứ có vẻ thuận
lợi hơn với Nga. Trong khi
các vùngDonetsk và Lugansk
trông cậy vào hỗ trợ của Nga,
tình hình có vẻ phức tạp hơn
với ông Zelenskiy.
Với chủ trương hòa giải với
Nga và mang lại hòa bình cho
ĐôngUkraine,điềuôngZelenskiy
đang phải đối mặt không chỉ
là Nga hay lực lượng ly khai
mà cả bộ phận trong nước có
quan điểm cứng rắn với Nga,
xemviệc thực hiện “Công thức
Steinmeier” đồng nghĩa với
việc đầu hàng Moscow.
Bộ phận này đã từng lật đổ
Tổng thốngViktorYanukovych
có quan điểm thân Nga năm
2014vàcóthểsẽlạilàmnhưthế
một lần nữa với ôngZelenskiy.
Khả năng này còn nguy hiểm
hơn khi nhớ lại tiền lệ phương
Tây đã chấp nhận và khuyến
khích cuộc cáchmạngMaidan
lật đổ ông Yanukovych.
Dù vậy, khả năng phương
Tây đồng lòng ủng hộ một
cuộc cáchmạng nữa như cuộc
cách mạngMaidan năm 2014
sẽ khó xảy ra. Pháp đang chủ
trươngưu tiênbình thườnghóa
quan hệ với Nga, vì thế Tổng
thống Emmanuel Macron sẽ
khó ủng hộ bất kỳ cuộc nổi
dậy nào ảnh hưởng đến ông
Zelenskiy. Thủ tướng Đức
AngelaMerkel thì đang ở giai
đoạn cuối cùng trước khi về
hưu và rời chính trường.
Trong khi đó về phía Mỹ,
không như người tiền nhiệm
Barack Obama, Tổng thống
Donald Trump không quá tỏ
ra ủng hộ việc mở rộng khối
NATO. Thực tế việc ông
Zelenskiy chưa thể có được
một cuộc gặp với ông Trump
tại Nhà Trắng phần nào làm
suy yếu sức ảnh hưởng của
ông trongnước.ÔngZelenskiy
cũng không nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ từ Mỹ trước khi
sang Paris và đây là một điểm
trừ. Bối cảnh còn phức tạp hơn
choUkraine khi Ngoại trưởng
Nga Sergey Lavrov tối 9-12
đã đi trực tiếp từ Paris sang
thủ đôWashington để hội kiến
người đồng cấpMike Pompeo
và có thể gặp cả ông Trump.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook