286-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư11-12-2019
Ngày 26-12 xửông
NguyễnHữuTín
vụgiaođất vàng
TANDTP.HCMyêu cầu di lý ông NguyễnHữu Tín
(cựu phó chủ tịchUBNDTP.HCM) vào TP.HCMđể
phục vụ cho việc xét xử.
TAND TP.HCM vừa ấn định lịch xét xử vụ án Nguyễn
Hữu Tín (SN 1957, cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM) cùng
các đồng phạm liên quan đến vụ giao đất ở số 15 Thi Sách
(quận 1, TP.HCM) cho công ty của Phan Văn Anh Vũ (Vũ
“nhôm”, chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam
79). Theo đó, phiên xử sẽ diễn ra công khai trong ba ngày,
từ ngày 26-12 tới.
Nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết hiện ông Tín
và đồng phạm vẫn đang bị tạm giam ở phía bắc. TAND
TP.HCM đã yêu cầu di lý vào TP.HCM để phục vụ cho việc
xét xử. Hơn một tháng trước, tòa cũng đã yêu cầu di lý
nhưng vẫn chưa thực hiện.
Cạnh đó, một nguồn tin khác cho biết khá lo lắng về sức
khỏe các bị cáo. Miền Bắc hiện đang rét, nếu không di lý
sớm, sức khỏe các bị cáo có đảm bảo cho phiên tòa sắp đến
không?
Ông Tín và Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT),
Trương Văn Út (cựu phó trưởng Phòng quản lý đất, Sở
TN&MT), Lê Văn Thanh (cựu phó chánh Văn phòng UBND
TP), Nguyễn Thanh Chương (cựu trưởng Phòng đô thị, Văn
phòng UBND TP) cùng bị xét xử tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Mở rộng điều tra vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ đối với Vũ “nhôm” và đồng phạm,
CQĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
này.
VKS xác định Vũ “nhôm” lợi dụng danh nghĩa công ty,
là tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo Bộ Công an,
đã ký nhiều văn bản hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký
nhiều văn bản gửi UBND TP.HCM.
Nội dung các văn bản là đề nghị TP hỗ trợ, tạo điều kiện
để được thuê, giao ch định nhà, đất số 15 Thi Sách nhằm
phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành công an.
Ông Tín được giao phụ trách lĩnh vực xây dựng, quản
lý đất đai, môi trường của TP.HCM, nhận thức rõ nhà, đất
trên là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Việc tham mưu sắp
xếp, xử lý thuộc trách nhiệm của Ban ch đạo 09 TP (Sở Tài
chính).
Tuy nhiên, khi tiếp nhận đề nghị của Bộ Công an về việc
cho phép Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 được trực tiếp
ký hợp đồng thuê đất tại số 15 Thi Sách, ông Tín không báo
cáo chủ tịch UBND TP.HCM.
Ông Tín cũng không giao Ban ch đạo 09 tham mưu, đề
xuất mà đã bút phê ch đạo: “Giao Sở TN&MT hướng dẫn
thủ tục”. Các ông Thanh, Chương, Kiệt và Út đã tham mưu
cho ông Tín ký ban hành chủ trương, quyết định cho thuê
đất, bán ch định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà,
đất trên trái quy định. Hậu quả là Nhà nước thất thoát 6,777
t đồng.
Trước đó, một số luật sư đề nghị tòa xem xét tính pháp lý
của các tài liệu, văn bản mật trong vụ án để yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền giải mật nhằm phục vụ cho quá trình xét xử.
Theo luật sư, tất cả tài liệu, văn bản có trong hồ sơ của vụ
án, bao gồm cả các tài liệu mang dấu mật buộc phải được
công khai tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ
án nhằm làm căn cứ cho HĐXX nhận định và tuyên án.
Sau khi xem xét các kiến nghị, phó chủ tịch UBND
TP.HCM đã ch đạo Sở Tư pháp TP.HCM chủ trì, phối hợp
với Công an TP.HCM nghiên cứu các đề nghị của luật sư,
thống nhất tham mưu cho UBND TP.HCM xem xét các đề
nghị này theo đúng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và
các quy định pháp luật có liên quan.
HOÀNG YẾN
ÔngNguyễnHữu Tín
(bìa trái)
và các đồng phạm. Ảnh: CA
LÊÁNH
N
gày 10-12, TAND t nh Bình
Dương tiếp tục xét xử sơ thẩm
bị cáo Nguyễn Hồng Khanh
(cựu bí thư thị xã Bến Cát, Bình
Dương) cùng sáu bị cáo khác.
Phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi
hai bị cáo Nguyễn Quang Lộc (cựu
phó trưởng Phòng quan hệ khách
hàngdoanhnghiệp) vàNguyễnThành
Luân (cựu cán bộ đo vẽ Văn phòng
Đăng ký đất đai thị xã Bến Cát).
Các bị cáo được xét hỏi riêng để
đảm bảo tính khách quan trong quá
trình xét xử. Trước đó, trong ngày
xét xử đầu tiên (9-12), HĐXX mới
ch xét hỏi xong bị cáo Nguyễn Huy
Hùng (cựu giámđốcChi nhánhNgân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) Chi nhánh Tây Sài Gòn).
Như vậy, qua hai ngày xét xử,
tòa mới ch xét hỏi xong các bị
cáo Hùng, Lộc và Luân. Hôm nay
HĐXX sẽ tiếp tục xét hỏi bốn bị cáo
còn lại, trong đó có bị cáo Nguyễn
Hồng Khanh.
Tại tòa, hai bị cáo Lộc và Luân
đều không đồng tình với cáo trạng
mà VKS đưa ra. Hai bị cáo này cho
rằng cáo trạng VKS đưa ra chưa
đúng với bản chất của vụ việc.
Trong quá trình điều tra, thời gian
bị cáo được xem lại kết luận điều
tra và các hồ sơ liên quan quá ngắn
nên không thể hiểu hết các tình tiết
trong kết luận điều tra. CQĐT nói
với các bị cáo rằng “muốn nói gì
thì lên tòa trình bày”.
Theo cáo trạng, bị cáo Lộc bị
truy tố về tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước,
gây thất thoát, lãng phí; Luân tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ. Trong đó, bị
cáo Lộc là người trực tiếp thực hiện
hồ sơ để xử lý tài sản thế chấp của
Công ty An Tây.
Khi trả lời các câu hỏi của HĐXX,
VKS và các luật sư, bị cáo Lộc
cho rằng nếu bị cáo có sai thì ch
sai trong lần xử lý tài sản thế chấp
đầu tiên (năm 2012). Bà Hiệp nói
rằng không còn tiền chi trả cho hoạt
động của công ty và cuộc sống nên
tự thỏa thuận với bị cáo Khanh bán
hơn 52.000 m
2
đất với giá hơn 3,3
t đồng và giữ lại hơn 1,3 t đồng,
ngân hàng thu hồi lại 2 t đồng.
Còn bị cáo Luân là người đo vẽ,
làm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận
số diện tích đất khi bị cáo Khanh
mua lại của bà Hiệp. Bị cáo cũng
cho rằng VKS truy tố mình về tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ là không chính
xác. Nếu thật sự có sai, bị cáo cũng
không cố ý.
Trước đó, trong ngày xét xử đầu
Tòa chưa xét hỏi
cựu bí thư Bến Cát
Trong ngày xét xử thứ hai, các bị cáo được xét hỏi cho rằng
cáo trạng truy tố của VKS chưa đúng với bản chất vụ việc.
Bị cáoNguyễn Thành Luân giải thích quá trình đo vẽ củamình khi làmhồ sơ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: LA
Ngân hàng thiệt hại gần 36 tỉ đồng
Từ năm 2005 đến 2008, bà Hồ Thị Hiệp (Giám đốc Công ty An Tây) đã
vay của BIDV Tây Sài Gòn hơn 72 tỉ đồng, thể hiện qua sáu bản hợp đồng.
Tài sản thế chấp là hơn 20 ha đất, nhà xưởng, máy móc của Công ty An
Tây với trị giá theo thẩm định tài sản gần 81 tỉ đồng.
Đến năm 2008, Công ty An Tây không có khả năng trả nợ nên BIDV
đã đưa khoản vay này vào danh mục nợ xấu, sau đó phải bán tài sản thế
chấp để thu hồi nợ.
Thông qua môi giới, bị cáo Khanh đã mua toàn bộ tài sản thế chấp của
bà Hiệp với giá gần 46 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ thu hồi được hơn
10 tỉ đồng, thiệt hại gần 36 tỉ đồng. Ngoài ra, Hùng, Lộc còn lỏng lẻo trong
quản lý tài sản thế chấp, để sót 1.689m
2
đất trị giá hơn 748 triệu đồng của
bàHảo thế chấp choBIDVTây Sài Gònđể chobị cáoKhanhquản lý, sửdụng.
Các bị cáo Linh, Luân, Tâm, Thọ biết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với diện tích 1.689 m
2
kê khai không đúng với
nguồn gốc đất thực tế. Tuy nhiên, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn thực hiện các thủ tục và ký xác nhận vào hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Theo bị cáo Lộc, bà Hiệp
tự thỏa thuận với bị cáo
Khanh bán hơn 52.000
m
2
đất với giá hơn 3,3 tỉ
đồng và giữ lại hơn 1,3 tỉ
đồng, ngân hàng thu hồi
lại 2 tỉ đồng.
tiên, bị cáo Hùng trả lời mình không
hề gặp mặt bị cáo Khanh hay bất
cứ ai mua tài sản thế chấp của bà
Hiệp. Bị cáo cũng cho rằng công ty
định giá đã định giá quá cao so với
giá trị thực của tài sản thế chấp nên
không đồng tình với vấn đề này.
Theo cáo trạng, các bị cáo Khanh,
Hùng và Lộc bị truy tố về tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước, gây thất thoát, lãng phí.
Bốn bị cáo còn lại gồm Nguyễn
Thành Luân, Lê Hoài Linh (cựu
giám đốc Chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai thị xã Bến Cát),
Nguyễn Minh Tâm (cựu phó chủ
tịch UBND xã An Tây, thị xã Bến
Cát) và Đặng Văn Thọ (cựu cán bộ
địa chính UBND xãAn Tây) bị truy
tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook