291-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa17-12-2019
PHÚNGUYỄN
C
hiều 16-12, tạiVăn phòng
Chủ tịch nước, được sự
ủy quyền của Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng, Ủy
viên Trung ương Đảng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chủ tịch
nước Đào Việt Trung chủ trì
họp báo công bố lệnh của
Chủ tịch nước CHXHCN
Việt Nam công bố 11 luật
đã được Quốc hội khóa XIV
thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Trong đó, đáng chú ý là Bộ
luật Lao động.
Tăng tuổi nghỉ hưu
theo lộ trình chậm
Trình bày về Bộ luật Lao
động, Bộ trưởng Bộ LĐ-
TB&XH Đào Ngọc Dung
cho biết điều sửa đổi, bổ
sung lớn, quan trọng, đáng
chú ý nhất là quy định về
tuổi nghỉ hưu (Điều 169).
Theo đó, bộ luật điều
chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu
chung, nam nghỉ hưu ở tuổi
62 (vào năm 2028) và nữ
ở tuổi 60 (vào năm 2035);
theo lộ trình mỗi năm tăng
bốn tháng đối với nữ và mỗi
năm tăng ba tháng đối với
nam kể từ năm 2021.
Quyền nghỉ hưu sớm hơn
không quá năm tuổi, trừ
trường hợp pháp luật có quy
độ chuyên môn kỹ thuật cao
và một số trường hợp đặc
biệt. Việc này sẽ có nghị
định quy định chi tiết về
tuổi nghỉ hưu và điều kiện
hưởng lương hưu.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung
cho biết tới đây Bộ LĐ-
TB&XH sẽ ban hành danh
mục những nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm làm cơ
sở để xác định những trường
hợp NLĐ có thể nghỉ hưu ở
độ tuổi thấp hơn. Theo đó
có khoảng 1.810 nghề với
số lượng NLĐ đang làm các
chức quốc tế thì Việt Nam
đang bước vào giai đoạn
già hóa dân số và là quốc
gia có tốc độ già hóa dân
số nhanh nhất.
Bộ trưởng Đào Ngọc
Dung cũng cho hay điều
chỉnh tuổi hưu nhằm bảo
toàn, phát triển bền vững
của quỹ BHXH; rút dần
khoảng cách chênh lệch về
giới (hiện chênh năm tuổi),
tiến tới tuổi nghỉ hưu của
nam, nữ có thể cân bằng…
Liên quan đến vấn đề
lương, ông cho hay từ ngày
1-1-2021 sẽ tách bạch lương
công chức, viên chức và
lương hưu. Lương hưu lấy
từ nguồn BHXH, lương
công chức, viên chức do
Nhà nước trả.
“Như vậy chúng ta có thể
phân loại ra có những đối
tượng người nghỉ hưu sẽ
được quan tâm cao hơn. Ví
dụ, hiện nay lương của người
nghỉ hưu từ năm 1993 rất
thấp, những người nghỉ hưu
trước đó càng thấp và khó
khăn, do đó tới đây chúng ta
phải điều chỉnh” - Bộ trưởng
Đào Ngọc Dung nói.
Ông cũng nhấn mạnh mục
tiêu khi điều chỉnh tuổi nghỉ
hưu cộng BHXH với mục
tiêu là nhiều người tham
gia BHXH hơn. “Bộ luật
không dừng lại ở 20 triệu
người đóng bảo hiểm bắt
buộc mà sẽ mở rộng hơn ở
34,5 triệu người trong khu
vực phi chính thức, không
có quan hệ lao động để số
lượng đóng bảo hiểm tăng
lên, kể cả tự nguyện. Khi đó
người già khi về hưu có thụ
hưởng từ BHXH. Đây là một
trong hai trụ cột quan trọng
nhất trong hệ thống an sinh
của NLĐ” - ông cho hay.
Bộ trưởng
Bộ LĐ-
TB&XHĐào
Ngọc Dung
trao đổi với
báo chí
tại buổi
công bố Bộ
luật Lao
động 2019.
Ảnh: TTXVN
Ngày 16-12, trang tin quochoi.vn cho biết từ hôm
nay (17-12) đến ngày 18-12, phiên họp thứ 40 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra tại
nhà QH, thủ đô Hà Nội. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim
Ngân khai mạc phiên họp và cùng với các phó chủ
tịch QH thay phiên điều hành các nội dung phiên họp.
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp UBTVQH
sẽ tiến hành xem xét, thông qua các nghị quyết về:
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện
tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm
2019 giữa các bộ, ngành và địa phương và giao kế
hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương
giai đoạn 2016-2020 cho Ngân hàng Phát triển Việt
Nam; chương trình công tác năm 2020 của UBTVQH;
chương trình hoạt động đối ngoại năm 2020 của
UBTVQH…
Cạnh đó UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến về: Chủ
trương xây dựng chiến lược phát triển Kiểm toán
Nhà nước giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm
2035; chương trình, hợp tác quốc tế của Hội đồng
Dân tộc, các ủy ban, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các
cơ quan của UBTVQH, Kiểm toán Nhà nước và Văn
phòng QH; UBTVQH tổng kết kỳ họp thứ 8 và cho ý
kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9 của QH;
đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối
ngoại, hợp tác quốc tế năm 2019 của UBTVQH.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Nội vụ, tất cả 45/45 tỉnh,
thành phố đã gửi phương án tổng thể sắp xếp đơn vị
hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019-2021
về Bộ Nội vụ. Đến thời điểm hiện nay đã có 39/45
tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề án chi tiết đến Bộ Nội
vụ. Còn sáu tỉnh, thành phố chưa gửi hồ sơ đề án gồm
Hà Nội, TP.HCM, Thái Bình, Cần Thơ, Khánh Hòa,
Kiên Giang. Trong đó, Hà Nội vừa họp xong HĐND
TP, đang hoàn thiện tờ trình để gửi về Bộ Nội vụ. Thái
Bình, HĐND tỉnh vừa họp ngày 11-12-2019 để thông
qua đề án.
UBND TP.HCM có văn bản đề nghị lùi thời hạn sắp
xếp trong năm 2020 sau khi tổ chức đại hội đảng bộ
các cấp. Kiên Giang dự tính sắp xếp một xã theo diện
khuyến khích khi thành lập TP Phú Quốc.
Bộ Nội vụ đã tổ chức thẩm định đề án của 39/39
tỉnh, thành phố. Bộ Nội vụ cũng đã trình Chính phủ hồ
sơ đề án của 31 tỉnh. Chính phủ đã trình UBTVQH hồ
sơ đề án của 23 tỉnh. UBTVQH đã thông qua hồ sơ đề
án của 10 tỉnh, thành phố gồm Thanh Hóa, Hải Dương,
Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Phú Yên, Điện Biên, Bình Thuận (còn tỉnh Hòa
Bình đang phải hoàn thiện hồ sơ đề án).
ĐỨC MINH
(Theo
quochoi.vn
)
định khác, được áp dụng đối
với người lao động (NLĐ)
bị suy giảm khả năng lao
động; làm nghề, công việc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm; làm việc ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn. Cạnh đó
là các trường hợp pháp luật
có quy định khác, được áp
dụng đối với NLĐ có trình
công việc này là khoảng 3
triệu người.
Tăng tuổi hưu, tăng
số người đóng BHXH
Trả lời báo chí về việc tăng
tuổi nghỉ hưu thì NLĐ được
hưởng lợi như thế nào, ảnh
hưởng sao tới quỹ lương,
quỹ BHXH, Bộ trưởng Đào
Ngọc Dung cho biết xu
hướng của nhiều quốc gia
hiện nay, nhất là các quốc
gia có dân số đang già như
Việt Nam thì việc điều chỉnh
tuổi hưu chưa bao giờ là dễ
và Việt Nam đang thực hiện
với “quyết tâm thể hiện tầm
nhìn dài, có tính chất chiến
lược để đi tắt đón đầu xu
hướng già hóa dân số”.
“Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu
là thực hiện đa mục tiêu,
trước hết là tăng trưởng kinh
tế, giải quyết công ăn việc
làm cho giới trẻ, thích ứng
với già hóa dân số…” - Bộ
trưởng Dung nói và cho biết
theo nghiên cứu của nhiều tổ
“Lương của chồng
chuyển vào tài
khoản của vợ là
hoàn toàn do hai vợ
chồng thỏa thuận!”
Lương chồng
vào túi vợ
Vềquyđịnh lươngcủachồng
có thể chuyển thẳng vào tài
khoản của vợ, Bộ trưởng Đào
NgọcDungcho rằngviệcnày là
hết sức bình thường, hợppháp
nếu có sự thỏa thuận giữa hai
vợ chồng. “Cái này hoàn toàn
do hai vợ chồng thỏa thuận để
tạo ra thuận lợi, tránh tình trạng
lươngcủatôichuyểnkhoảncho
tôi, sau tôi lại chuyển khoản
cho vợ. Tôi thấy thuận lợi hơn
thì lương của tôi chuyển thẳng
cho vợ kiểm soát càng tốt có
gì đâu” - Bộ trưởng Đào Ngọc
Dung nói.
Tiêu điểm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho hay
Bộ luật Lao động mới thông qua bổ sung
thêmmột ngày nghỉ lễ liền kề trước hoặc sau
ngày Quốc khánh 2-9; luật cũng quy định về
tổ chức của NLĐ không thuộc hệ thốngTổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam và hoạt động
của tổ chức này trong việc đại diện, bảo vệ
quyền lợi của NLĐ trong quan hệ lao động;
luật cũng nới trần làm thêm giờ theo tháng
từ 30 giờ/tháng lên 40 giờ/tháng và quy định
cụ thể các trườnghợpđược làmthêmgiờđến
300 giờ/năm; về chính sách tiền lương, luật
quy định Nhà nước chỉ ban hành mức lương
tối thiểu, người sử dụng NLĐ tự quyết định
chính sách tiền lương (thang, bảng lương)
trên cơ sở thamvấn với tổ chức đại diện NLĐ.
Thêm ngày nghỉ, thêm giờ làm
Lương chồng có thể chuyển thẳng
vào tài khoản vợ
Bộ luật Lao độngmới còn quy định về tăng tuổi nghỉ hưu, tăng giờ làm, ngày nghỉ...
UBTVQHsẽ quyết nghị sắp xếp lạimột số xã, huyện
TP.HCMcó văn bản đề nghị lùi thời hạn sắp xếp trong năm2020.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook