291-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
2.950
ô tô thuộc 19 xã, phường trên địa bàn
thị xã Ninh Hòa nằm trong bán kính
10 km tính từ trạm thu phí đã được Bộ
GTVT đồng ý miễn, giảm phí.
Thu phí trong 23 năm 8 tháng
Theo Bộ GTVT, từ 0 giờ ngày 16-12, Công ty CP 501 bắt đầu thu phí BOT
tại hai trạm thu phí đặt ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) và xã Ninh Xuân,
thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Việc thu phí này nhằm hoàn vốn cho dự án
đầu tư xây dựng, nâng cấp khoảng 48 km QL26; trong đó đoạn nằm trên
địa phận tỉnh Khánh Hòa dài 18,5 km, đoạn nằm qua tỉnh Đắk Lắk dài 29,5
km. Dự án chỉ có tổng mức đầu tư 814 tỉ đồng, thế nhưng Công ty 501 lại
được thu phí trong 23 năm 8 tháng.
0 giờ ngày 16-12, khi trạm này bắt
đầu thu phí thì người dân đã tập
trung phản đối. Trong ngày đầu tiên
trạm này gần như không thu được
gì vì phải xả trạm liên tục. Dù đã
xả trạm nhưng nhiều xe vẫn tiếp
tục đỗ giữa các làn thu phí để phản
đối. Đại diện Công ty 501 cho biết
đã báo cáo tình hình đến UBND tỉnh
Khánh Hòa, các cơ quan chức năng
để có hướng xử lý.
Cũng trong ngày 16-12, nhiều
người dân đã tập trung phản đối tại
trạm thu phí trên QL26 đặt tại xã Ea
Đar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) khiến
chủ đầu tư cũng phải xả trạm.
“Không thể áp dụng
khoảng cách 70 km!”
Sự bất hợp lý về vị trí đặt các trạm
BOT ở Khánh Hòa cũng là vấn đề
được báo chí phản ánh, quan tâm
nhiều tại các cuộc họp báo do UBND
tỉnh này tổ chức vừa qua. PV
Pháp
Luật TP.HCM
đã đề nghị UBND tỉnh,
Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa giải thích
nhiều vấn đề liên quan đến trạm thu
phí BOT Ninh Xuân.
Theo ông Nguyễn Văn Dần, Giám
đốc Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa, đoạn
đường BOT trên thuộc dự án tuyến
tránh QL26 qua thị xã Ninh Hòa có
chiều dài chỉ 11,5 km. Trong năm
2017, dự án đã hoàn thành giai đoạn
một, xây trạm thu phí. Tuy nhiên,
nhà đầu tư, Bộ GTVT thấy việc triển
khai thu phí có vấn đề phát sinh cần
xem xét, bổ sung. Sau đó nhà đầu tư
đã triển khai giai đoạn hai, nâng cấp
thêm 4 km nữa rồi tiến hành thu phí.
Ông Dần cũng cho biết tỉnh Khánh
Hòa đã thỏa thuận, thống nhất với
Bộ GTVT, nhà đầu tư đặt trạm BOT
tại xã Ninh Xuân.
Tại cuộc họp báo trước đây, PV
đặt câu hỏi vì sao tỉnh thống nhất cho
đặt trạm BOT Ninh Xuân chỉ cách
trạm BOT NinhAn gần 8 km. Giám
đốc Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa đáp:
“Hai trạmBOTnày là của hai nhà đầu
tư khác nhau, hai dự án khác nhau,
nằm trên hai QLkhác nhau. Mỗi nhà
đầu tư phải có phương án tài chính
để thu hồi vốn. Việc có trạm thu phí
cho nhà đầu tư là đương nhiên. Tôi
cho rằng vị trí trạm thu phí mà tỉnh
thống nhất với Bộ GTVT, nhà đầu
tư đặt ở đó là phù hợp!”.
PV hỏi tiếp căn cứ pháp lý nào để
cho đặt hai trạm BOT chỉ cách nhau
8 km. Ông Dần đáp: “Với một dự
án BOT thì có phương án tài chính
riêng, phải có trạm thu phí riêng. Còn
khoảng cách trạm thu phí thì không
thể lấy vị trí trạm thu phí ở QL này
để tính trạm trên QL kia được. Dự
án nằm ở đâu thì thu ở đó. Tỉnh thấy
TẤNLỘC
N
gày 16-12, trạm thu phí BOT
trên quốc lộ (QL) 26 đặt tại
xã Ninh Xuân, thị xã Ninh
Hòa (Khánh Hòa) đã phải xả trạm
liên tục do bị nhiều người dân tập
trung phản đối. Đây là ngày đầu
tiên Công ty CP Đầu tư - Xây dựng
501 (Công ty 501) tổ chức thu phí
nhằm hoàn vốn cho dự án đầu tư xây
dựng, nâng cấp 48 km QL26 đoạn
qua hai tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk
theo hình thức hợp đồng BOT do
công ty này làm chủ đầu tư.
Xả trạm liên tục
Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm
nhiều xe tải dừng tại khu vực trạm
thu phí BOT Ninh Xuân. Hàng chục
xe tải chạy qua lại trạm thu phí liên
tục nhưng tài xế không chịu mua vé.
Một số xe đỗ hẳn giữa các làn thu phí
với lý do xe bị hỏng đột ngột. Ở hai
đầu trạm thu phí, hàng loạt ô tô nối
đuôi nhau thành hàng dài. Nhiều tài
xế còn yêu cầu tháo dỡ trạm thu phí
Ninh Xuân, di chuyển đến nơi khác.
Đại diện các doanh nghiệp, nhiều
tài xế cho rằng việc đặt trạm thu phí
BOT trên QL26 tại xã Ninh Xuân
là không hợp lý. Theo các tài xế,
Công ty 501 chỉ xây mới một đoạn
đường tránh nhưng lại đặt trạm thu
phí trên đoạn đường độc đạo và chỉ
nâng cấp, sửa chữa vài cây số trên
đoạn đường này. Còn người dân cho
rằng việc đặt trạm thu phí BOT tại
xã Ninh Xuân là để nhà đầu tư “hốt
sạch” các ô tô lưu thông trên QL26.
Theo nhiều tài xế ở thị xã Ninh
Hòa, họ rất bất bình khi trạm BOT
Ninh Xuân chỉ cách trạmBOTNinh
Lộc trên QL1 đặt tại xã Ninh Lộc
(thị xã Ninh Hòa) chỉ khoảng 8 km.
Ngay sau đó các lực lượng chức
năng như CSGT, thanh tra giao thông
có mặt giải tỏa ách tắc giao thông
nhưng vẫn không thể giải phóng
khu vực này. Do đó Công ty 501 đã
không thể thu phí.
Theo ông Phan Xuân Hạnh, trạm
trưởng trạm thu phí Ninh Xuân, từ
Xe tải đỗ giữa làn thu phí trạmBOTNinh Xuân để phản đối. Ảnh: TL
Ngày đầu thu phí, BOT quốc lộ 26
bị dân phản ứng
Đại diện các doanh nghiệp, nhiều tài xế cho rằng việc đặt trạm thu phí BOT trênQL26 tại xã Ninh Xuân
là không hợp lý.
vị trí nào phù hợp thì thống nhất với
Bộ GTVT, nhà đầu tư”.
Nói về quy định khoảng cách tối
thiểu 70 km giữa hai trạm thu phí có
còn hiệu lực không, ông Dần nói tiếp:
“Hiện nay chúng tôi tham mưu trên
từng dự án, trên từng tuyến đường.
Không thể áp dụng khoảng cách tối
thiểu 70 km cho tất cả tuyến đường.
Quy định khoảng cách 70 km là trên
cùng tuyến đường. Còn ở đây hai dự
án độc lập nhau”.
PV tiếp tục đặt vấn đề nếu xảy ra
tình hình phức tạp tại trạmBOTNinh
Xuân do Sở GTVT thammưu, sở có
chịu trách nhiệm không? Ông Dần
cho rằng đã lấy ý kiến của UBND thị
xã Ninh Hòa trước khi thỏa thuận và
thống nhất với Bộ GTVT, nhà đầu tư.
Chiều 16-12, ngay khi vụ việc
xảy ra, chúng tôi đã liên hệ với ông
Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở
GTVT tỉnh Khánh Hòa, ông Dần cho
hay Công ty 501 đã báo cáo nhanh
tình hình. Tỉnh đã ghi nhận và đang
phối hợp giải quyết. Việc giải quyết
thế nào, trách nhiệm chính thuộc về
chủ đầu tư.•
Chốt thời gian giao mặt bằng xây dựng sân bay Long Thành
Hàng chục xe tải chạy
qua lại trạm thu phí liên
tục nhưng tài xế không
chịu mua vé. Một số xe
đỗ hẳn giữa các làn thu
phí với lý do xe bị hỏng
đột ngột.
Ngày 16-12, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến
Dũng có buổi làm việc với các cơ quan chức năng để nghe
báo cáo về những khó khăn và giải pháp tháo gỡ trong thực
hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tại buổi làm việc, theo báo cáo của UBND huyện
Long Thành, đối với khu vực ưu tiên giải phóng mặt
bằng hơn 1,8 ngàn hecta, hiện nay đã đo đạc, kiểm đếm
được 702 trường hợp và 467 thửa đất vắng chủ với diện
tích hơn 544 ha. Hiện nay trong khu vực ưu tiên giải
phóng mặt bằng còn hơn 85 ha chưa thực hiện đo đạc,
kiểm đếm.
Đối với khu vực còn lại hơn 3.000 ha phục vụ xây dựng
sân bay Long Thành giai đoạn hai, các cơ quan chức năng
đã đo đạc, kiểm đếm đối với 320 trường hợp với diện tích
gần 270 ha. Hiện còn hơn 4.000 trường hợp chưa đo đạc,
kiểm đếm.
Theo UBND huyện Long Thành, trong quá trình thực
hiện đo đạc phát sinh các khó khăn, vướng mắc như việc
đối chiếu hồ sơ kỹ thuật thửa đất với thông tin địa chính do
hộ dân cung cấp; nhiều trường hợp đất vắng chủ phải có
hồ sơ kỹ thuật thửa đất mới đủ cơ sở để tiến hành kiểm tra,
kiểm đếm tài sản tại thực địa. 
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu huyện Long
Thành triển khai thực hiện đo đạc, kiểm đếm đối với phần
diện tích đất để đảm bảo tiến độ bàn giao hoàn tất mặt bằng
xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn một cho chủ đầu tư
vào tháng 10-2020.
Riêng đối với phần diện tích đất các cơ quan, tổ chức
phải hoàn tất chi trả tiền bồi thường ngay trong năm 2019.
Theo dự kiến, khoảng tháng 9-2020, các hộ dân nằm
trong diện di dời, giải tỏa để phục vụ xây dựng Cảng hàng
không quốc tế Long Thành giai đoạn một sẽ nhận đất để
xây dựng nhà tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. 
Khu tái định cư này có diện tích hơn 280 ha. Đây là nơi ở
mới của gần 300 hộ dân nằm trong diện giải tỏa xây dựng
sân bay Long Thành giai đoạn một. Hiện công tác xây dựng
cơ sở hạ tầng khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đang được
gấp rút tiến hành.
VŨ HỘI
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook