15
XuânKỷHợi 2019
đến làng Kalash, nơi có sẵn
một viên cảnh sát địa phương
đứng chờ. Sau màn tay bắt mặt
mừng, anh cảnh sát huyện bàn
giao tôi cho viên cảnh sát địa
phương rồi trở ra.
Không biết họ đã trao đổi
điều gì mà anh cảnh sát ở làng
hết sức căng thẳng. Sau một
hồi lòng vòng đi tìm chỗ ở, tôi
quyết định ở homestay trên
núi vì muốn được trải nghiệm
cuộc sống cùng người dân địa
phương. Anh cảnh sát bám
theo sát nút, một phút không
rời. Cứ tưởng dẫn tôi đến
homestay là xong việc, không
ngờ viên cảnh sát cho hay anh
cũng ở lại, ngay sát phòng tôi.
“Cô được tự do thoải mái đi
lại trong phòng, nếu muốn ra
ngoài thì phải báo tôi” - anh
căn dặn. Cứ nghĩ anh chỉ nói
chơi, vừa đặt ba lô xuống
giường, tôi phóng ra ngoài.
Anh cảnh sát đang ngồi trò
chuyện với chủ nhà lật đật vác
súng chạy theo. Tôi chợt hiểu
ra đó là mệnh lệnh: Anh phải
theo tôi 24/24. Từ đó cho
đến ngày về, tôi không thấy
mặt mũi chủ nhà đâu nữa vì
anh cảnh sát đã kiêm luôn đầu
bếp, chẻ củi cho tôi sưởi, dọn
phòng, rửa chén lẫn hướng
dẫn viên, bảo vệ… trong suốt
những ngày tôi ở.
Xao lòng ngôi làng cổ tích
thanh bình
Kalash có ba thung lũng
với vài ngôi làng nhỏ cổ xưa
nằm trên núi. Mỗi ngôi làng
là một khóm nhà bằng gỗ
xây xếp chồng lên nhau. Nhà
này muốn qua nhà kia thì cứ
trèo cầu thang. Nhà nào cũng
bé tí teo. Không nơi nào có
hàng rào nhưng “nhà chung
cư” của người Kalash có một
khoảng sân chung rộng cho
lũ trẻ chạy nhảy. Lũ cừu, bò
cũng bắng nhắng trên sân.
Được tin rằng là hậu duệ
của Alexander Đại đế, người
Kalash dáng cao, da trắng,
mắt xanh hoặc vàng sâu hút,
sóng mũi cao vút.
Ở đâu hiện đại không biết,
còn giữa thung lũng này,
người Kalash vẫn sống như tổ
tiên mình thuở xa xưa. Các bé
gái ở làng cạo trọc đầu phía
sau, chừa ba chòm tóc thật dài
và tết thành ba dải, đầu đội
khăn và quần áo điệu đà màu
sắc như công chúa thời xưa.
Lúc mới đến, thấy những bé
gái trong trang phục này tôi cứ
ngỡ có lễ hội nào đó nhưng
hoa ra đó là trang phục thường
ngày. Những cô gái Kalash
xinh đẹp đến ngỡ ngàng
nấp sau ô cửa nhìn tôi cười
bẽn lẽn.
Nhà anh cảnh sát cũng ở đây
nên anh mời tôi đến thăm.
Ngôi nhà nhìn qua dãy núi
tuyết phủ trắng xoa. Bên ô
cửa, nhâm nhi chùm quả khô
ngon lành nhà anh hái trong
rừng, ngồi trên chiếc ghế nhỏ
đan từ da bò ngộ nghĩnh, tôi
phóng mắt nhìn ngắm núi và
phong cảnh hùng vĩ hữu tình
trước mặt. Lòng tôi thầm nghĩ
không biết anh cảnh sát có biết
rằng view của nhà mình đẹp
hơn bao nhiêu khách sạn năm
sao trên thế giới này không.
Là tộc người khác biệt và
ngàn năm sống thu mình
trong những thung lũng xa
vắng, người Kalash có phong
tục tập quán, văn hoa, ngôn
ngữ khác hẳn các vùng miền
khác ở Pakistan. Lũ trẻ con ở
làng vô tư đùa giỡn, hò hét
mà không cần phân biệt giới
tính. Do không phải sống
trong khuôn phép nên lũ
trẻ ở đây nghịch ngợm hồn
nhiên thay vì nghiêm nghị,
chững chạc như nhiều đứa
trẻ Pakistan khác.
Kalash cũng là nơi mà phụ
nữ có sự bình đẳng nhiều
nhất với nam giới ở Pakistan.
Họ được tự do yêu, tự do
kết hôn, thậm chí được đổi
chồng nếu muốn. Dẫn tôi
đi dạo thung lũng Kalash,
anh cảnh sát chỉ tay lên
ngọn núi cho hay bên kia
là Afghanistan. Giữa vùng
lửa khói nhưng làng Kalash
lại quá đỗi thanh bình, đến
nỗi khiến tôi cứ mềm lòng
không muốn rời mặc cho
ngày nào cánh quân đội cũng
đến hỏi “Khi nào cô đi?”.
Rồi thì ngày tôi phải tạm
biệt thung lũng Kalash cũng
đến. Tội nghiệp anh cảnh sát
địa phương lại lẽo đẽo đưa
tôi về lại đồn cảnh sát huyện
Chitral để trình diện trước
khi rời đi. Cứ tưởng đến
đây chuyến phiêu lưu đã kết
thúc. Nào ngờ xe buýt vừa
đi một đoạn thì mấy chiếc
jeep cảnh sát chắn ngang
đầu. Một vị có vẻ là sếp bước
xuống chào, sau khi hỏi đủ
thứ và k đủ thứ giấy tờ thì
cho phép tôi đi tiếp. Chỉ
vài phút sau, xe cảnh sát hai
chiếc, chiếc trước và sau hú
còi dẫn đường. Không hiểu
chuyện gì sẽ xảy ra nhưng
đã quá quen với những tình
huống bất ngờ nên trở nên
“lì đòn”, tôi không còn sợ
hãi. Qua cả trăm km, xe tôi
vẫn bị kẹp giữa hai xe cảnh
sát với còi hụ dẹp đường.
Lúc này thì tôi hiểu ra mình
không bị bắt về đồn mà đang
được cảnh sát áp giải (hay
hộ tống). Nhóm cảnh sát
còn kiên nhẫn ngồi đợi tôi
ăn tối rồi tiếp tục dẫn đường
để tôi về Islamabad. Lần đầu
tiên trải nghiệm cảm giác của
một yếu nhân, tôi chỉ thấy
mất tự do. Làm người bình
thường thôi mà vui.
Kalash, tôi từng muốn giấu
riêng cho mình biết
Cũng giống nhiều người
khác, sau những chuyến đi
qua những vùng đất mới trở
về, tôi thường chia sẻ với
mọi người về những điều
mình đã trải qua và nhìn
thấy bằng hình ảnh và những
câu chuyện nhỏ dọc đường.
Không phải để khoe khoang
hay tự hào, chỉ là tôi muốn
kể cho bạn bè thân thương
của mình nghe về những
điều diệu kỳ, thú vị của cuộc
sống và cuộc đời không phải
chỉ quẩn quanh “ngủ trong
giường chiếu hẹp, giấc mơ
con đè nát cuộc đời con”.
Thế nhưng ngôi làng lưu lạc
trên đường biên giới Pakistan
và Afghanistan là một ngoại lệ
tôi từng muốn chỉ giữ cho riêng
mình. Không hẳn do lòng ích
kỷ mà chỉ vì ai cũng muốn giữ
gìn, nâng niu một nơi chốn
bình yên nhất để mỗi khi mỏi
mệt, buồn phiền mình có nơi
quay về nương náu. Cho dù chỉ
là giữ trong tim, tôi cũng không
muốn góc riêng của mình bị
quấy quá phiền hà. Nhưng rồi
tôi cũng hiểu nghĩa của sự chia
sẻ, cũng như nhận ra bình yên
nhất là khi trong lòng mình ấm
áp và yêu thương. Nơi nương
náu vững bền, ấm áp nhất chính
là tâm trí của mình đó thôi.•
Bà cụ người Kalash.
Bữa ăn do anh cảnh sát kiêmđầu bếp sửa soạn cho chúng tôi.
Tác giả ở thung lũng Kalash.