Xuan-final-2019 - page 32

18
XuânKỷHợi 2019
K
hông có tiền thì
khó lòng yêu
được gái đẹp.
“Chân lý” đó
diễn ra không
chỉ ở New York, Paris hoa
lệ mà còn ở tận cánh rừng
S’Tiêng heo hút này. Với
Điểu Đố, tiền ở đây là của
cải, vì buổi mờ xa đó dân tộc
S’Tiêng của chàng không có
tiền tệ. Chữ viết còn không
có, huống chi phương tiện
thanh toán thế nhân gọi là
“tiền” kia.
Quần quật từ thuở mười ba
Để có “tiền”, Điểu Đố đã
quần quật lao động từ thời
mười ba, mười lăm và rực
cháy là từ sau tuổi mười bảy.
Không ai thấy chàng rảnh rỗi
ở bòn (làng) hằng ngày. Chàng
cài đặt mình dính luôn trên
núi Gùng Păng, nơi những
cánh rừng Rwech có suối Wơ
é, Wơ lơng quẩn quanh, cùng
dòng sông Da Dơng sùng sục
chảy bao đời ở nơi xa tít bòn
của mình. Cơ thể sùng sục
tráng khí, trai núi vào thì. Lầm
lũi giữa núi rừng tím ngắt và
núi rừng hào hiệp.
Những ngọn đồi phủ đầy
lúa rẫy của chàng rồi cũng xuất
hiện khắp nơi, cùng những
đàn trâu hàng chục con thả ăn
trong rừng xa. Buổi rừng núi
là của Yang, con người làm
rẫy tự do và trâu bò sinh chơi
tự do, không có cái thước kẻ
nào lên mặt của thiên nhiên.
Người đi rừng thấy những đàn
trâu đó biết ngay chỉ có thể là
trâu của chàng. Trâu và lúa
chỉ dấu của cải, thành tựu. Có
thời điểm đàn trâu của chàng
lên đến cả trăm con và lúa thu
được cả ba trăm
sa vài
(gùi).
Chở về nhà kho không đủ để
chất cất, chàng lập luôn chòi
kho trên rừng.
Chàng dùng trâu, lúa để đổi
T’rap
(tố, ché, ghè). Người
sơn nguyên, như S’Tiêng
chàng đây, coi T’rap quy, chứ
vàng thì là thứ quái gì, xa lạ,
không cần biết đến. Cái quy
là cái khó tìm nhưng phải
hữu dụng, lồ lộ ra, sờ mó và
cảm giác được hằng ngày, chứ
không phải thứ giấu cất đi.
T’rap quy báu bởi là vật để ủ
và trữ rượu cần, và không biết
“loài người” nào đã làm ra nó.
Ngay khi không chứa rượu
thì nó cũng lừng lững ở bên
con người, giữa hoặc góc nhà,
thậm chí ngoài hiên, dưới gốc
cây, trong mưa, trong nắng.
Tự nó đã lấp lánh, xa hoa,
sang cả.
Điểu Đố đã đổi trâu thành
T’rap như thế từ bòn gần,
bòn xa. Có khi đổi tận những
bòn Mạ ở bên Lâm Đồng,
bòn M’Nông trên Đắk Nông.
Hai, ba, năm con trâu cho
một T’rap chứ nào ít. Qua
nhiều mùa, căn nhà dài cũng
không còn đủ không gian để
dựng những hàng dài T’rap.
Nhà dài từng năm lại phải nối
thêm, nối thêm để đủ chỗ cho
T’rap. Người trong nhà ngủ
ấm áp chen giữa T’rap. T’rap
là điểm tụ cuối của giá trị của
cải, với người sơn nguyên,
như thể người Ấn Độ, Chăm,
Kinh khi sở hữu đá hay kim
loại quy gọi là châu ngọc ấy.
Người ta sở hữu vài T’rap đã
gọi là “có của” thì chàng phải
tính b ng số trăm. Giữa rừng
già, chàng là “đại gia”, dù mù
chữ tiếng phổ thông (Việt).
Mà này, T’rap nào người
S’Tiêng thèm thích thì ở nhà
chàng đều có, kể cả cái S’Lung
- thứ ché cổ xưa mà chính ông
cha của chàng cũng không rõ
về niên đại mà có thể chỉ giống
người Brum nào đó ở đồng
b ng miền biển mới có thể tạo
ra. Gốm là một phát minh của
nhân loại mà, trong khi sắc
dân S’Tiêng của chàng không
biết cách tạo ra nó. Mỗi khi
người thân trong dòng họ già,
bệnh mất đi, chàng tặng theo
cho họ năm, ba cái T’rap đặt
bên nấm mồ ở
Bri Chạ
(rừng
Ma), vậy mà vẫn không hết
T’rap trong nhà. Dùng khái
niệm mà người thời nay dùng
thì nhà chàng cứ như cái “bảo
tàng” T’rap của giống người
bản địa ở mạn sườn cuối của
miền thượng Tây Nguyên
này. Và cái bảo tàng ấy sống
suốt bảy chục năm nay.
Thế thì gái nào mà không
mê chàng.
“Lấy Đố vì Đố nhiều T’rap!”
Sức sống chất ngất của chàng
làm gái bòn xa, sok lớn nhỏ,
dù cách trở núi rừng, vẫn nghe
đến, tìm đến. Tất nhiên gái e
ấp, lấp ló nhìn cho được chàng
và hy vọng lọt vào tầm mắt
chàng. Chàng như “hoàng đế”
không cần ngai. Rồi chàng
chấm người con gái đầu tiên
đẹp nhất miền S’Tiêng ở sok
Bom Bo và giao cho cha việc
tổ chức cưới nàng cho mình.
Đó là năm mười chín tuổi.
Hai mươi năm sau, chàng
chấm một cô gái khác nữa ở
bòn Bù Môn và lần này thì
giao cho người vợ đầu cưới
nàng cho mình. Mười năm
tiếp sau nữa, chàng chọn một
nàng trẻ hơn mình ba mươi
tuổi ở bòn Bù Dang Sa Rai
và giao cho hai cô vợ trước
tổ chức cưới cho mình. Nàng
Thị Brai, trước mặt chàng, vẫn
nói thật: “Lấy Đố vì Đố nhiều
T’rap!”. Nàng tâm tình r ng
các bòn có nhiều chàng điển
trai hơn, đeo bám nàng nhưng
nàng cứ chờ đợi Đố chọn,
từng đi tìm Đố và chỉ Đố mới
hấp dẫn được nàng.
Buổi đó, pháp luật hôn nhân
gia đình chưa tạt qua rừng già
và luật tục S’Tiêng không cấm
đàn ông đa thê. Điều này thì
sắc tộc S’Tiêng khác hoàn
toàn với các tộc người khác
ở cao nguyên - họ theo mẫu
hệ, con gái đi cưới con trai.
Quanh năm ở trong rừng rẫy
nhưng b ng sự tinh tường Đố
vẫn biết rõ bòn nào có cô gái
đẹp đang lớn. Cưới mỗi nàng,
Đố phải đưa cho nhà gái mười
bốn chiếc T’rap ba mắt, hai
T’rap S’lung, một T’rap Gri,
ba con trâu. Mỗi lần cưới
thêm vợ là căn nhà dài của
chàng buộc phải nối thêm
hai trụ theo chiều dài để tạo
ra thêm hai gian và chẳng cần
phải dựng vách, ngăn phên tạo
cách biệt làm gì. Qua nhiều
mùa mưa nắng, mười tám đứa
con ra đời. Số lượng vợ con
thế này thì Đố chỉ thua các
ông vua người Yuan ở đâu đó
nơi hạ nguồn thời nào đó.
Tôi hỏi bí quyết để chung
sống hòa thuận cùng ba vợ
trong căn nhà dài, Đố ngắn
gọn: “Chả thấy em nào kiện
suốt bảy mươi chín năm qua”.
Đố luôn biết làm họ mụ mị,
nói trắng ra là “lừa” một cách
ngọt ngào. Ví như chàng bảo
bà trước cưới thêm vợ cho
mình là: “Bắt (cưới) nó về
đi, thêm người làm, chứ rẫy
nương, trâu bò nhiều thế lấy ai
mà làm, chăn!”. Hỏi, các em
có ganh hẹ nhau trong việc
nhà cửa, làm lụng rẫy nương?
“Mình chỉ cần nói: Cùng
nhau làm ăn. Đừng cãi cọ mà
người bòn gần xa chê cười nhà
mình. Vậy là các vợ làm theo”
- Đố cười.
Thế các con của các bà, chung
sống trong một căn nhà như thế
chắc rối rắm đây? “Mình cũng
nói giống vậy” - Đố gọn ơ. Và
b ng chứng là mười bảy đứa
con đã lập gia đình, chàng Đố
giải quyết ổn cả; đứa nào cũng
có T’ráp, trâu để lấy vợ. Độc
đáo hơn, những đứa con gái của
Đố còn mang thêm T’rap, trâu,
bò về cho Đố khi người ta đòi
cưới nó. Và hơn thế, một số đứa
còn mang luôn những th ng
con trai về cho đại gia đình của
Đố, vì nó không có của để trả
cho nhà gái nên ở rể luôn. Dĩ
nhiên, Đố có đủ đất đai để chia
cho các con dâu rể làm, sống.
Hôm qua, đứa con trai mười
tám của Đố muốn bắt vợ. Đố
chỉ nói vu vơ, giản dị: “Đã
mất công yêu cứ lựa gái đẹp
mà yêu. Đàn ông là phải thế!”.
Tự dưng nó dính cái tình với
cô gái Tày - gia đình từ tận
Tây Bắc di cư vào Nam Tây
Nguyên. Bố mẹ của cô gái
thách cưới một cây vàng và
hai con bò. Đố cười, chịu
ngay. Thứ quy hơn vàng là
T’rap - có nhiều vàng cũng
khó mua được - họ chả biết đề
cập. Ở miền S’Tiêng này, ai
mà chả biết một T’rap S’Lung
giờ nhiều người trả năm chục
triệu mà Đố chả chịu bán.
Khả năng tổ chức, quản trị
gia đình của Đố quả thượng
thừa, mượt mà như rừng
núi tự nhiên dạy cho, đánh
đố đàn ông chốn thị thành
nào có thể. Lắm đứa ở đó
chỉ mỗi một vợ, hai con mà
loay hoay, rối như canh hẹ,
xung đột, than trời kêu đất,
ly thân, ly hôn... Nàng Thị
Lan, vợ sau cùng của Đố,
nói có gì đâu, người này nấu
cơm thì người kia nấu cám
heo, người nọ đi rẫy. “Tự
thấy công việc là làm thôi,
làm cho nhà mình mà! Đâu
cần phải nhìn ngó qua lại,
phân công làm gì”. Bọn văn
minh lý trí hẳn chào thua văn
minh tâm hồn, thuần hậu, tự
nhiên, hướng vào cây cỏ rồi.
Chẳng hiểu sức lực dồn hết
cho rẫy rú như thế và mù từ
chữ viết đến tri thức về khoa
học, y sinh, phụ khoa, nam
khoa như thế nhưng Đố làm
thế nào để mà phân phối đồng
đều đủ sáu con cho mỗi nàng.
“Rằng câu hỏi: “Ta là ai?”
vẫn mãi lơ lửng với thế nhân
muôn đời.”
NGUYỄN HÀNG TÌNH
Bút ký
KẺ
CHỊU
CHƠI
đến
hơi thở
cuối cùng
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...109
Powered by FlippingBook