Xuan-final-2019 - page 33

19
XuânKỷHợi 2019
Căn nhà dài cuối cùng của
thế giới S’Tiêng
Sự phồn sinh ngồn ngộn
ấy diễn ra trong căn nhà dài
kia, ở bòn Bù Mon. Nay thì
vùng rừng già Bù Mon bỗng
một ngày đông đen người xa
lạ đến ở, dù độ sáu chục năm
trước vẫn chỉ duy nhất người
S’Tiêng giữa mênh mông đại
ngàn đó. Rồi thị trấn Đức
Phong, huyện Bù Đăng, Bình
Phước dần hình thành và Bù
Mon thành một bộ phận của
nó.
Hìu Yong Jah
- căn nhà dài
bằng tranh - là là mặt đất, kéo
dài tính nguyên thủy nhà của
người S’Tiêng xa xưa. Bốn
mươi centimet cách mặt đất là
mặt sàn kết bằng lồ ô để con
người sinh hoạt. Căn nhà dài
hình thành trên một mặt sàn
như thế. Nó đủ để tạo ấm áp
về mùa mưa và mát dịu về mùa
nắng khô. Hai cửa đằng đông
và đằng tây theo trục dọc căn
nhà thỏa sức cho khí và ánh
sáng thông giao cả ngày. Ba
bếp lửa đặt ở đầu, cuối và giữa
luôn cháy đỏ bằng củi rừng
đủ cho mùi thảo mộc sưởi lấy
không gian sống.
Khác với những sắc dân bản
địa Tây Nguyên khác làm nhà
tạo gầm sàn để chăn nuôi bên
dưới, nhà người S’Tiêng của
Đố không có chỗ cho heo gà,
mà chúng được nuôi ngoài xa
căn nhà người ở. Con người
dùng chân tay để bơi lướt trên
sàn lồ ô kia để di chuyển, sinh
hoạt trong căn nhà, nghĩa là ở
thể ngồi và nằm nhiều hơn thế
đứng. Không có kết cấu nào ở
đây bằng thứ kim loại nào. Trụ
cho mỗi lần nối căn nhà dài ra
được dùng bằng thứ cây rừng
chắc và thân thương nhất,
tầm
T’rau
. Làng có di dời, nhà có
tháo dỡ đi hay vì mục nát mái
sườn, buộc phải lợp mới thì
vẫn dùng đúng những cây trụ
đã nâng niu này để làm khung
mà cất lại cho căn mới.
Khi cất căn nhà này, quanh
đây rừng hoang vu, Đố vẫn
thực hiện đúng nghi thức tâm
linh bao đời đã làm. Là vạch
đám cây dại ra, bỏ xuống đất
bảy hạt gạo và lấy một nửa
lóng lồ ô còn nguyên mắt hai
đầu đó đậy bảy hạt gạo kia lại.
Một ngày, một đêm, trở lại lật
lên xem, thấy bảy hạt gạo vẫn
còn dưới đất thì đã là điềm
tốt,
Yang Bri
(thần rừng) cho
cất nhà và
Yang Hìu
(thần nhà)
ưng thuận cho một căn nhà
mọc lên.
Có những đứa con của Đố
đã bảy mươi tuổi, nghĩa là
cháu chắt đầy rừng, đầy bòn,
nhưng quái lạ là Đố vẫn sống
như thế, như núi rừng đã dẫn
nhịp. Nhà con cái Đố giờ đã
đầy thánh giá, nhưng Đố vẫn
ôm lấy Yang, ôm thảo mộc,
treo đầy sừng trâu, T’rap, Sa
Vai, xà gạt,
căng
tai…
Đố
bảo: “Chỉ có
T’rộ (trời),
và Tia (đất)
là “Cha” và
“Mẹ”
tạo
hóa”. Từ ngày mở mắt thấy
rừng đến cái tuổi chín mươi
chín như bây giờ, núi rừng và
con, vật, cây cho Đố tất cả, từ
thăng hoa đến tình yêu cuộc
sống trong lao lực, buồn vui
và lẫn khổ lụy. Với Đố, có cái
gì thật và hơn T’rộ, Tia đâu.
Và tới nay, duy nhất chàng
vẫn an nhiên trong minh triết
rừng của tổ tiên. Lạ chưa!
* * *
Số lượng con, cháu, chắt cả
trăm rồi, chúng nó ở nhà xây
khắp nơi, nhưng Đố vẫn hưng
phấn với
Hìu Yong Jah
kia và
chỉ ngủ, nghỉ quây quần ở đó.
Bảy mươi năm trước Đố biết
rồi sẽ có ngày không gian đại
ngàn bị con người chế ngự,
tàn phá nên chàng đã trồng
cây
Tâm Jri
tiêu biểu cho rừng
ngay sát căn nhà dài của mình.
Nó giờ đã như cây cổ thụ,
trùm bóng xuống căn nhà như
cái tổ kén khổng lồ. Sự tự tin
vững chãi đến mức cả cái bảo
tàng T’rap kia chả bao giờ có
khóa, dù nó là cổ vật mà bao
người dưới xuôi thèm thuồng.
Đố chả cần sổ sách để ghi gia
phả, những cái thanh K’lô (lồ
ô) treo trên nóc nhà dài đó,
cứ theo một đứa trẻ nào ra
đời chàng bẻ gấp đi một nấc
và mỗi một người cha/mẹ có
một thanh K’lô như thế. Trên
nóc nhà đó có những thanh
K’lô như thế từ thời các ông
xa lắc của chàng.
Trở thành căn nhà cuối
cùng mà bất cứ ai muốn tìm
hiểu về sắc tộc lâu đời S’Tiêng
và những gì đi cùng đều phải
vượt núi diện kiến thì cái tổ
kiến trúc của Đố cũng lộng
lẫy, đáng giá lắm rồi.
Giờ ở tuổi
chín mươi chín,
hăng ngày người
ta thấy Đố
thường cởi trần
đi lại, nhanh
nhạy như lũ
trẻ. Đố phương
phi, hài hước và tinh tường
mọi chuyện, từ trong nhà đến
hiện tình đàn trâu còn thả trong
rừng xa, cái rẫy, cái ruộng của
mình hay của từng thành viên
máu mủ khác. Thanh giọng của
Đố khi nói là oang oang, rền
vang, sóng âm như mãnh thú.
Cái miệng khi cười thì toe toét,
rộng gần đụng mang tai. Nhưng
kỳ diệu nhất là Đố truyền thống
đến tỉnh bơ, không suy suyên.
Là đàn ông nhưng Đố vẫn căng
tai và dái tai chảy dài kia lại là
một niềm hãnh diện nữa trong
chàng.
Tôi hỏi vậy khi chết đi Đố
có tính chia của, chôn theo
T’rap. “Phải có chứ, vài cái.
Cho vui!” - Đố tự nhiên. Bọn
buôn lậu đồ cổ khi đọc được
những dòng này hẳn dõi canh
ngày chàng sơn nhân xó núi
này mất đây và sẽ đổ xô tìm
chỗ chôn chàng. Đố biết tất vì
nhận ra sự tham tàn của họ từ
lâu rồi, khi nhìn vào các
Bri
Chạ
- nghĩa địa - của sắc dân
mình gần đây. Vẫn cười, với
cái miệng rộng như khe núi
đó: “Kệ! Nó lấy được phần
xác. Cái phần tinh thần mình
đã lấy đi theo rồi!”. Bọn họ sẽ
khác Đố ở chỗ đến chết cũng
chẳng dám mang theo cái gì.
Hình như Đố lạc thời. Hay
là Đố có một ý thức về hạnh
phúc cao hơn đám đông ta bà
chúng ta bày vẽ ra, quy ước
rồi dắt nhau đi theo. Chẳng
có thứ thước đo chuẩn nào
đâu trong câu chuyện đến,
sống và ra đi của con người
trên dương gian này. Là chính
mình, tâm hồn ấy, hình như là
đúng nhất.
Chàng bảo ngủ nghỉ sướng
nhất là ở
Hìu Yong Jah.
Con
cái chàng, vợ, chồng ở xa của
chúng, sống nhà xây như Yuan,
lâu lâu cũng cố tìm về đây, lăn
ra thụ hơi một bữa, lăn kềnh ra
ngủ, cho đỡ nhớ… S’Tiêng.
Quái thay, chàng cứ lặp lại
câu nhắn gửi tôi: “Ở Lâm
Đồng, đi đâu có thấy người
Mạa, K’ho, Churu bán T’rap,
chỉ mình mua đi!”. Dĩ nhiên
Đố vẫn mua bằng trâu và
nông sản - kiểu trao đổi buổi
xa xưa. Tôi chưa từng thấy kẻ
nào ở Tây Nguyên có nhiều
ché cổ như Đố. Đố sống với
nó, chỉ sống, trọn vẹn, thành
tâm với những thứ sơn nguyên
buổi ban sơ và bán khai mà
giống người không hiểu sẽ
cho là “lạc hậu” đó, ngay giữa
thời vong bản hoặc học đòi hổ
lốn, xa rời thế giới tự nhiên,
loạn giá trị, thất chuẩn và ma
mị, hư đốn từ rừng núi đến thị
thành này.
Bây giờ chàng đã thành
“Ông”. Điểu Đố thì hiểu
mình là ai.
Kẻ chịu chơi đến hơi thở
cuối cùng.•
Hình như Đố lạc thời.
Hay là Đố có một ý thức
về hạnh phúc cao hơn đám đông
ta bà chúng ta bày vẽ ra,
quy ước, rồi dắt nhau đi theo.
Căn nhà nhìn từ hướng Tây.
Một người vợ
củaĐố bên
những hàng
T’Rap quý hiếm.
Một người vợ
khác củaĐố khi
phục vụ chàng.
Đố saymê kể về rừng hoang và những cuộc đi săn với tác giả bút ký và sự hùng
dũng đó cũng là phẩmchất hấp dẫn cácmỹ nữ.
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...109
Powered by FlippingBook