H
ồi tháng 8-2018,
trên thị trường cà
phê diễn ra một
sự kiện khá thú
vị: Công ty sữa
NutiFood chính thức ra mắt
sản phẩm cà phê sữa đá tươi
mang thương hiệu Nuticafé.
Không là tình cờ
Thật ra câu chuyện làm
cà phê của một công ty sữa
không phải là tình cờ. Chủ
tịch NutiFood Trần Thanh
Hải chia sẻ một trong những
lý do khá thú vị khi công ty
ông quyết tâm đầu tư vào cà
phê chính là… bầu Đức (ông
Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch
Hội đồng quản trị Hoàng Anh
Gia Lai, đối tác của NutiFood).
Ông Hải kể: “Trong một
chuyến cùng tôi công tác qua
Mỹ, anh Đức thèm món ăn
Việt Nam và chúng tôi đã đi
tìm khu có bán món Việt mà
anh Đức thích. Từ khách sạn
đến điểm ăn đó mất gần ba giờ
đi xe nhưng chúng tôi không
tìm ra ly cà phê sữa đá pha đúng
nghĩa cà phê pha phin với sữa
đặc kiểu Việt Nam, dù ở nơi có
đông cộng đồng người Việt”.
Với một doanh nhân như ông
Hải, ông Đức, điều đó quả là
chuyện đáng suy nghĩ. “Do vậy
mà khi bắt tay làm cà phê, tôi đã
ưu tiên nhiệm vụ đóng gói ly cà
phê sữa Việt đúng kiểu để mang
ra thế giới”, ông Hải giải thích.
Nhưng lý do để ông Hải dấn
thân vào lĩnh vực cà phê không
chỉ đơn giản có vậy. Lâu nay
cà phê sữa đá Việt Nam rất nổi
tiếng và đã trở thành văn hóa
của Việt Nam. Món đồ uống
bình dị này được phục vụ tại
hầu hết các quán cà phê từ bình
dân đến sang trọng.
Đây cũng là một trong những
đặc sản được báo chí quốc
tế nhiều lần ca ngợi. Trang
Bloomberg từng bầu chọn cà
phê sữa đá Việt là một trong 10
món đồ uống ngon và độc đáo
nhất thế giới với nhận xét
“
đậm
đà và ngon tuyệt”. CNN cũng
từng gợi ý bất cứ du khách nào
đến Việt Nam cũng nên thưởng
thức món cà phê sữa đá đầu tiên.
Không ít du khách chia sẻ rằng
được thưởng thức một ly cà phê
sữa đá ở vỉa hè tại TP.HCM là
một trải nghiệm tuyệt vời.
Đáng tiếc là việc đưa thức
uống độc đáo này ra nước
ngoài chưa được quan tâm
hoặc chưa được thế giới biết
đến nhiều, có thể do cách pha
chế cũng như cách thưởng
thức rất đặc thù. “Khát vọng
của chúng tôi là muốn nâng
giá trị hạt cà phê Việt Nam
bằng con đường chuyển từ
xuất khẩu thô sang tinh. Quan
trọng hơn, NutiFood không
chỉ muốn bán cà phê mà phải
là quảng bá được văn hóa cà
phê sữa đá, nét ẩm thực đặc
sắc của người Việt với bạn
bè thế giới. Tham vọng của
NutiFood là muốn bạn bè
trên thế giới khi nhắc đến
Việt Nam, ngoài phở, áo dài,
Vovinam… còn có cà phê sữa
đá”, ông Hải không giấu giếm
khát vọng của mình.
Từ khát vọng này, các
chuyên gia của NutiFood đã
thành công với nhiệm vụ đóng
gói nguyên vẹn ly cà phê sữa đá
đặc trưng Việt Nam. Sản phẩm
độc đáo này được nhiều người
dùng đánh giá là giữ nguyên
chất, hương vị, giữ nguyên cả
văn hóa uống cà phê của người
Việt. “Có vị đắng thơm vừa đủ
của cà phê, chút béo ngọt của
sữa đặc được đóng gói
trọn vẹn trong gói
cà phê tiện dụng” là
nhận xét của nhiều
khách hàng khi sử
dụng Nuticafé.
Không lẻ loi một mình
Việt Nam hiện là
nhà cung cấp cà phê Robusta
số một thế giới nhưng đáng
buồn là thương hiệu cà phê
Việt thực sự vẫn chưa có tên
trên bản đồ năm châu. Cũng
chính vì lý do trên, ngoài
NutiFood, nhiều ông lớn
đã tham gia vào thị trường
cà phê.
Đơn cử như Nescafe, một
trong những ông lớn về cà phê
hòa tan đã cho ra mắt cà phê
pha phin làm từ cà phê Robusta.
Đại diện Nestle nhận định rằng
người tiêu dùng Việt với gu cà
phê truyền thống vẫn ưa chuộng
những ly cà phê pha phin sánh
đậm. Bên cạnh đó, người tiêu
dùng ngày càng quan tâm tới yếu
tố cà phê sạch, cà phê nguyên
chất, đảm bảo sức khỏe.
Cũng theo Nestlé, Việt Nam
đóng vai trò quan trọng trong
thị trường cà phê hạt sử dụng để
sản xuất cà phê hòa tan, đặc biệt
là Robusta. Do vậy Nestlé đã
nhanh chóng tăng thêm dung
lượng sản xuất tại các nhà máy ở
Việt Nam để gia tăng việc xuất
khẩu cà phê ra thế giới.
Tương tự, ông Phan Minh
Thông, Chủ tịch Hội đồng
thành viên Công ty Cổ phần
Phúc Sinh, được mệnh danh
là “vua hồ tiêu” cũng nhảy vào
lĩnh vực cà phê. Ông Thông
nói: “Mỗi năm Việt Nam phải
nhập khoảng 60.000 tấn cà phê
đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ,
Trung Quốc... Chưa hết, người
dùng đối mặt hằng ngày với cà
phê trộn phụ gia, uống ly cà
phê nhưng không phải chỉ cà
phê nguyên chất. Do vậy chúng
tôi nói không với bột bắp, bột
đậu… vào cà phê của mình”.
Từ
những
câu chuyện trên
có thể thấy các
doanh nhân Việt
dấn thân vào cà
phê với mong
muốn nâng cao
giá trị của hạt
cà phê Việt và
mang ly cà phê
sạch đến tay
người tiêu dùng
trong nước lẫn
quốc tế.
Tiến sĩ Trần
Du Lịch, thành
viên Tổ tư vấn kinh tế của
Thủ tướng, đánh giá đây là
hướng đi đúng. Bởi lâu nay
chúng ta chú trọng việc ăn
uống, nghỉ dưỡng nhưng sản
phẩm để khách mang về chưa
thực sự chú trọng. Việc “gói
cà phê tiện dụng” để khách
làm quà lưu niệm khi đến Việt
Nam là điều nên làm.
Tiến sĩ Trần
Du Lịch đặt
vấn đề: “Nếu
doanh nghiệp
mang được sản
phẩm này ra thế
giới để người
dùng dễ dàng
tiếp cận thì tại
sao chúng ta
không khuyến
khích. Kim chi
là sản phẩm văn
hóa ẩm thực
của Hàn Quốc
nhưng bây giờ
người Việt lại thèm kim chi.
Tại sao mình không có quyền
khẳng định người Mỹ sẽ uống
cà phê sữa đá Việt Nam trong
mùa đông?”.•
“Chúng tôi có tham vọng
muốn người nước ngoài dễ
dàng thưởng thức cà phê
sữa đá Việt ngay tại quê
hương của họ hoặc khách du
lịch đến Việt Nam sẽ mang
hương vị cà phê sữa đá làm
quà tặng cho người thân,
bạn bè…mà không cần phải
sang Việt Nam.”
Chủ tịch NutiFood
TRẦN THANH HẢI
Cà phê sữa đá
Việt Nam rất nổi
tiếng và đã
trở thành văn hóa
của Việt Nam.
CÁT TƯỜNG
ra thếgiới
Khát vọng
đưavănhóacàphêViệt
90% cà phê Việt Nam
xuất khẩu thô nên
thương hiệu cà phê Việt
thực sự vẫn chưa có tên
trên bản đồ thế giới.
Đưa thức uống đặc sắc của người Việt ra thế giới
Để mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu, NutiFood đã ký kết hợp tác với Hiệp hội
Văn hóa ẩm thực Việt Nam và Liên Đoàn VOVINAM Thế giới để giới thiệu văn hóa ẩm
thực Việt ra thế giới, trong đó có món cà phê sữa đá.
ÔngLêTân, TổngThưkýHiệphội VănhóaẩmthựcViệtNam, chorằngnói vềẩmthựcViệt
Nam, kháchdu lịchvàbạnbèquốc tế ítnhiềuđãbiết tới phở, tới bánhmì kẹpthịt…nhưng
cònrấtnhiềumónngonkhácchưađượcbiết tới rộng rãi, trongđócócàphêsữađá,một thức
uống rấtđặcsắccủangười Việt.
“Trong quá trình đưa văn hóa ẩm thực ra thế giới, chúng tôi xác định quảng bá văn hóa cà phê sữa đá
cũng làmột trong nhữngmục tiêumà hiệp hội phải làm. Thông qua ly cà phê sữa đá Việt này, chúng tôi
hy vọng nó sẽ trở thành cầu nối, sự tòmò thích thú để du khách quốc tếmuốn tới khámphá, tìmhiểu
đất nước, con người Việt Namvới nhiều nét văn hóa đặc sắc khác nữa” - ông Lê Tân nói.
U
XuânKỷHợi 2019