21
XuânKỷHợi 2019
G
ần một thế kỷ Hà
Nội chỉ có duy
nhất cầu Long
Biên bắc qua
sông Hồng. Còn
trước đó nữa, hàng nghìn năm
vời vợi, một con sông hung
dữ thách thức cha ông vượt
qua mà không có một cây cầu
nào đủ sức chế ngự.
Di sản bắc qua
những dòng nước
Sự ra đời của cầu Long Biên
gắn với sự thành lập thành phố
Hà Nội hiện đại theo mô hình
phương Tây. Năm 1902 cầu
được khánh thành cũng là năm
người Pháp quyết định Hà Nội
là thủ phủ Liên bang Đông
Dương thuộc Pháp. Cây cầu có
một ý nghĩa biến đổi cấu trúc
đô thị hoàn toàn. Trên thực địa
nhiều thế kỷ, thành phố này
gồm một khu đô thị bé nhỏ
trên những gò đất đủ cao ráo,
vây quanh là vô số sông hồ và
ao đầm. Những thành lũy cũng
là những con đê ngăn nước và
mỗi cửa thành hay cửa ô mở
ra phải có một cây cầu bắc qua
những con sông làm hào nước
tự nhiên.
Bên cạnh con sông Cái, tức
sông Hồng to lớn, Hà Nội còn
những con sông nhỏ: Tô Lịch,
Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét
và những chi lưu khác nối với
sông Nhuệ, sông Đáy ở các
làng mạc xa hơn. Cái tên Hà
Nội đã mang nghĩa là thành
phố trong sông. Những cây
cầu để lại những cái tên quen
thuộc ngày nay trên đất Hà
Nội: cầu Giấy, cầu Dền, cầu
Gỗ, cầu Đông, cầu Đất, cống
Mọc, cống Vọng… ghi nhận
một lịch sử của cầu trong không
gian đô thị. Những cuộc chiến
tranh xảy ra trên mảnh đất này
đều chọn những cây cầu làm
nơi giao tranh. Đã có một thời
cây cầu là một chứng nhân của
lịch sử và hơn thế là biểu tượng
của đô thị trực chiến. Cho đến
giờ, dấu vết của một thời bom
đạn vẫn còn đó. Đoạn cầu Long
Biên bị đánh sập năm 1972 đã
được nối lại nhưng không còn
những vai cầu nhịp nhàng liền
mạch. Hai năm trước, một quả
bom được tìm thấy ở sát một
trụ cầu.
Cách đây vài tuần, một họa sĩ
hỏi tôi về câu chuyện quanh cầu
Long Biên. Anh muốn làmmột
dự án sắp đặt liên quan đến cây
cầu lịch sử này. Anh hỏi theo tôi
thì những giải pháp nào khả dĩ
để bảo tồn và phát huy cây cầu
120 tuổi, cùng thời đại của tháp
Eiffel. Dĩ nhiên là tôi không trả
lời được. Tôi chỉ cảm thấy rằng
nếu được đi bộ thảnh thơi trên
cây cầu xưa cũ này, người Hà
Nội sẽ được ngắm nhìn thành
phố nơi mình sinh ra và lớn lên,
cảm nhận những lớp thời gian
xen kẽ giữa sắt thép di sản quá
khứ với cây cối, sông nước mỗi
ngày sinh sôi, chuyển động. Khi
đó, cầu Long Biên sẽ có sức
sống bền bỉ hơn trạng thái tàn tạ
hiện tại. Những thành phố lớn
trên thế giới thường tận dụng
những con sông, mặt nước để
xây những lộ trình cho người
tản bộ và những cây cầu cho
người đi bộ là điểm nhấn tôn
vinh cho thiên nhiên giữa nơi
đô thị.
Trong thành phố bị áp đảo
bởi xe máy và lượng ô tô mỗi
năm nhiều hơn, ước muốn về
những cây cầu bộ hành dường
như còn cần nhiều thời gian để
thành hiện thực. Trong 15 năm
đầu thế kỷ 21, đã có thêmba cây
cầu mới bắc qua
sông Hồng qua địa
phận nội thành Hà
Nội, nâng tổng số
cầu lên thành sau,
góp phần thực tế
vào việc mở rộng
thành phố hai bên
sông. Các cây cầu
sau đều có xu hướng to hơn
những cây cầu trước, đã giải
được cơn khát giao thông và
xóa được ám ảnh “cách trở đò
giang” của quá khứ. Ngoài ra
còn những cây cầu trên các con
sông nhỏ xung quanh thành
phố, tạo ra ưu thế của giao
thông đường bộ, điều mà cả
nghìn năm ông cha xưa đã ước
mơ. Nhưng những cây cầu nào
sẽ đứng lại với lịch sử để là một
phần tử văn hóa của không gian
đô thị Hà Nội?
Cánh cửa mở vào đô thị
Mỗi lần đi từ bên bờ Bắc
sông Hồng về nội thành qua
những cây cầu, thay vì được
thấy những triền sông đầy
cây xanh, những con đường
dạo bộ với những không gian
hướng ra sông nước mênh
mang thì đập vào mắt tôi lại
là những dãy nhà xù xì nham
nhở ven sông, còn đằng sau
là những tòa chung cư san sát
như bức tường thành u sầu.
Đã non một thế kỷ khi sông
Hồng đổi dòng sang phía Gia
Lâm, để phía nội
thành cũ bãi bồi
đẩy dòng nước lùi
ra xa, cũng đồng
thời là những xóm
đê mọc lên không
quy hoạch.
Một thời người
hàng phố đã quen
với câu “đánh đề ra đê mà ở”,
ngoài việc nói trực tiếp những
người ham mê cờ bạc, lô đề
đến nỗi bán nhà gá nợ để rồi
dọn ra ngoài đê sông Hồng ở,
còn ám chỉ ngoài đê thuộc về
một thế giới khác, tạm bợ và
khuất mắt. Câu nói còn bộc lộ
một tư duy về không gian lâu
nay vẫn coi con đê cao 15 m
so với đáy sông Hồng là bức
tường rào của không gian đô
thị chính thức. Tư duy ấy đã
ngoảnh mặt lại với con sông
Mẹ, cho dù đất này vốn dĩ
sinh ra từ những dòng nước.
Những cây cầu đã nhiều lên
nhưng dường như chưa đủ
để xóa được bức tường rào
này. Cả dải đất mênh mông
ngoài đoạn đường đê 15 cây
số qua nội thành sẽ là câu hỏi
cần được trả lời trong những
thập niên tới của Hà Nội nếu
thành phố thật sự chọn những
cây cầu làm điểm nhấn đô thị.
Hơn cả những lộ trình đi lại
nối đôi bờ sông, những cây
cầu là thứ dễ tác động vào cảm
xúc cư dân đô thị.
Những cây cầu không tự
sinh ra câu chuyện nhưng khả
năng gợi một kết nối đa chiều
ở đô thị là sẵn có. Với Hà Nội,
thành phố ngày nay đã trải dài
và trải rộng mặt tiền dọc sông
Hồng, những cây cầu là cơ
hội để con người đan cài kiến
trúc và công nghệ xây dựng
vào giữa thiên nhiên. Bao
nhiêu câu chuyện có thể kể,
bao nhiêu lợi ích văn hóa du
lịch hay kết nối cộng đồng có
thể làm được với những cây
cầu. Di sản không tự sinh ra,
chúng là kết tinh của nhiều
yếu tố, trong đó có sự bồi đắp
của cộng đồng đô thị. Còn
với mỗi người, cây cầu đôi khi
đơn giản là chốn đi về mưa
nắng thân thuộc, cho đến một
ngày trở thành lịch sử cuộc đời
họ. Đôi khi một cơn gió thổi
từ mặt sông Hồng chiều mùa
hạ oi ả, một chuyến đi băng
qua những cây cầu trong ngày
đầu đông rét mướt cũng có
thể gọi về cả một bầu cảm xúc
không nơi nào có.•
Ngày nay, người Hà Nội mỗi khi đi từ bờ Bắc
sông Hồng vào thành phố vẫn hỏi nhau: “Đi
đằng cầu nào?”. Ít người cảm nhận rõ rệt
mình đã may mắn hơn những thế hệ trước
bởi có nhiều hơn một cây cầu để chọn.
NGUYỄNTRƯƠNGQUÝ
Nhữngcâycầu
soi dòng
lịchsử
Với mỗi người, cây cầu
đôi khi đơn giản là chốn
đi về mưa nắng thân
thuộc, cho đến một
ngày trở thành lịch sử
cuộc đời họ.
Cầu cáp dây văngNhật Tân được xây dựng năm2018.
Cầu Long Biên (Dormer) bắc ngang
sôngHồng được người Pháp
xây dựng (1898-1902).
đời
Sông,
phố
&