27
XuânKỷHợi 2019
N
hững ngày mưa
bão cuối năm,
tôi lại nhớ cây
cầu tuổi nhỏ.
Có sự liên quan
nào đó dẫn dắt tôi về. Có thể
là nhìn dòng nước cuồn cuộn
chảy xiết giữa lòng thành phố.
Hình ảnh con nước đục ngầu
hung hãn tung bọt và chảy
băng băng, như muốn cuốn
trôi, nhấn chìm mọi thứ trên
đường đi.
Cây cầu tuổi nhỏ của tôi
bắc ngang một con suối nhỏ.
Con suối uốn éo chảy quanh
khu làng ở bìa rừng, về mùa
khô cũng hiền hòa an yên, là
nơi mà lũ trẻ chăn bò lấy làm
“hồ bơi” vui chơi những trưa
nắng nghỉ giải lao. Có một
đoạn ngắn suối bỗng cạn và
đột ngột phình to ra như một
lòng chảo khổng lồ (với nhận
thức của tôi lúc đó). Mùa khô,
đoạn suối cạn queo. Chiều
chiều tôi lại cùng các anh chị
trong xóm lùa bò về, ngang
qua lòng chảo suối cạn, chân
nhảy nhót trên đám cuội, tay
cầm đủ thứ đồ chơi mà tôi
nhặt nhạnh được trong cả
ngày đi chăn bò, cuối ngày thu
về như chiến lợi phẩm.
Nhưng về mùa mưa, mọi
thứ khác hẳn. Không còn
cảnh ung dung, bình an, vui
vẻ như thế.
Mùa mưa, nước dâng lên
ngập lòng chảo, con nước đục
ngầu hung hãn tung bọt cũng
đục ngầu. Con bé 6 tuổi là tôi
chỉ biết bất lực đứng bên này
cầu nhìn về phía bên kia. Bên
đó là nhà, có bếp ấm của mẹ
sau cơn mưa to khói đang lơ
lửng vờn mái tranh.
Bên suối, người và bò kẹt
lại rất đông, như một vụ kẹt
xe thường ngày vẫn xảy ra ở
thành phố bây giờ. Người sốt
ruột vì cày cấy trên đồng cả
ngày chỉ mong được về nhà
tắm giặt. Bò thì ngơ ngác hồn
nhiên, đưa mõm qua lại xem
có tranh thủ ngoạm thêm tí gì
được không.
Có một cây cầu bắc ngang
qua suối, người có thể đi được
nhưng bò thì không. Đoạn cầu
đó ngắn thôi nhưng thân cầu
vòng cung và trơn, khá nguy
hiểm. Thật ra gọi là cầu chứ
thân cầu được tận dụng từ một
cái thùng phuy to có rãnh được
cắt ra, nên có hình bán nguyệt,
đi không khéo sẽ bị tuột xuống
hai bên và... rơi xuống suối. Đó
là theo hình dung thuở nhỏ của
tôi, chứ người lớn vẫn qua lại
bình thường. Còn tôi, đứng
trước cây cầu vòng cung từ mép
này qua mép kia như thế, tôi co
rúm vì sợ. Mỗi lần dợm chân
bước lên cầu, tôi lạnh người,
những tưởng mình sẽ trượt
chân rơi xuống.
Vì thế, tôi cứ yên tâm đứng
bên này cầu chờ nước rút.
Nhưng đàn bò ba con
của tôi thì không thế.
Tụi
nó là những con bò xuất sắc,
hay là những con bò điên rồ
tôi cũng không biết. Ngày nào
từ trên núi về làng, ba con bò
của tôi cũng thẳng một đường
mà đi, không ngó ngang ngó
dọc, không gặm bên này một
tí, xén bên kia một tí. Vì thế
bò nhà tôi không cần phải rọ
mõm như những con bò khác.
Ngày mưa lũ đó cũng vậy.
Đàn bò ba mẹ con cứ bình
thản đi cung cúc với vẻ mặt
an nhiên hết sức. Chúng đi tới
đoạn suối đã biến thành lòng
chảo đang sùng sục nước lũ,
cũng vẫn cứ bước tiếp, bước
tiếp trong sự hoảng sợ của tôi,
không cách nào ngăn lại được.
Cho đến khi ra giữa dòng,
chúng bắt đầu bơi. Chúng bơi
đi trong ánh mắt sửng sốt của
bao nhiêu người và bò trên
bờ. Cả lòng suối rộng chỉ có
ba mẹ con chúng: một bò mẹ
và hai chị em bê bơi đi. Ngang
qua cây cầu, có bụi tre thơm
ngon, hấp dẫn quá. Có vẻ
nhận ra ngày hôm nay đặc biệt
hơn lệ thường nên chúng phá
lệ nghiêm túc, dừng lại đánh
chén một mớ lá tre rồi mới
bơi tiếp qua bên kia, trèo lên
bờ và... đi về.
Bên này bờ. không có cách
nào khác, ba tôi giục tôi qua
cầu để theo bò. Ba không hề
biết một sự thật là tôi chưa
bao giờ dám
đi qua cây
cầu đó. Bình
thường suối
cạn, trong khi
ba vẫn đi qua cầu cho nhanh
thì tôi đi vòng xuống lòng
suối theo đàn bò. Còn bây
giờ, tôi chỉ có một con đường
duy nhất là đi qua cầu.
Ba giục tôi xong thì rảo
bước theo bò. Còn tôi đứng
run rẩy bên cây cầu cong
cong, cây cầu buộc tôi phải đi
qua để theo ba, theo đàn bò.
Thay vì gọi ba lại, thú thật với
ba là tôi không dám qua cầu, ba
sẽ bỏ cái cày đang vác xuống và
cõng tôi qua. Nhưng tôi không
dám thú nhận điều đó. Không
dám qua cầu, chỉ có trẻ con mới
như vậy. Tôi 6 tuổi
rồi, tôi không còn
là trẻ con. Thế là
tôi hít một hơi
thở dài, lấy hết can
đảm để đặt chân lên
cây cầu.
Một đứa bình thường vụng
về và nhát gan như tôi đã lấy hết
dũng khí và tập trung hết sức để
đi qua cầu một cách cẩn thận.
Tôi đã đi qua cây cầu dài
nhất trong đời mình
Cho tới giờ tôi cũng không
minh định được bài học lúc đó
của mình là gì. Can đảm vượt
qua sợ hãi, vượt qua chính
mình, vượt qua nỗi sợ bị thổi
phồng, để làm một điều mình
chưa làm bao giờ? Hay là sự
nguy hiểm và rủi ro quá lớn
cho một đứa bé như tôi?
Nhưng chao ôi, khắp các
làng quê ngày ấy, và cả bây giờ
nữa, ở những nẻo làng xa xôi,
những đứa trẻ như thế ấy vẫn
đang hằng ngày đi qua những
cây cầu nguy hiểm cuồn cuộn
thác lũ. Cây cầu “dã chiến”
mùa mưa trơn trượt như cây
cầu tuổi nhỏ của tôi, cây cầu
bị rơi rụng gần hết những
thanh gỗ bắc ngang, hay thậm
chí “cầu” chỉ là một sợi dây
thừng băng ngang suối dữ mà
hằng ngày trẻ con đu dây qua
suối, như chơi
một trò chơi
nghiệt ngã và
quá mạo hiểm
của tuổi thơ.
Và mặc dù đã một lần “vượt
qua chính mình”, cây cầu ấy
vẫn là nỗi ám ảnh của tôi vào
mùa mưa. Cả hành trình mỗi
ngày “lên ruộng” của tôi chỉ
có mỗi cây cầu đó là một đoạn
phim u ám.
Rồi một ngày, tiết trời se lạnh
đặc trưng cuối mùa, tôi
bỗng nhiên thấy
mình thật sự...
lớn khi đi
qua cây cầu đó mà không còn
thấy sợ hãi nữa. Trái lại, tôi còn
cảm thấy cảnh sắc hai bên cầu
thật đẹp. Bụi tre bị mưa bão
quần tơi tả ngày lũ, là bữa tiệc
nhẹ quyến rũ của đàn bò của tôi
khi bơi qua suối, giờ đây xanh
mướt và rũ bóng bên cầu, khiến
tôi bất giác nhớ câu Kiều đẹp
đến nao lòng:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt
tha.”
Nước dưới suối bây giờ
cũng chảy trong veo, thấy
từng viên đá cuội. Và bóng
chiều quả thật là đang nhẹ
nhàng tha thướt vô cùng.
Nhưng cũng không hẳn là vì
thế. Có điều gì rất lạ bên cây cầu
này. Một mùi hương và một sự
xuất hiện vừa lạ vừa quen. Chùm
hoa anh đào phơn phớt màu
hồng tím đầu tiên đã nở, đúng
hẹn cuối năm. Nhìn thấy màu
hoa là biết mùa Tết, mùa tràn đầy
hấp dẫn của tuổi thơ, đang đến.
Tôi thấy mình đã lớn khi
đã đi qua hết cả những êm
đềm bình lặng, những ồn ào
giận dữ, những long lanh tươi
đẹp của con suối, cây cầu của
mảnh đất quê hương nghèo
khó mà đầy thương nhớ.
Và dù thế nào đi nữa, những
chùm hoa anh đào trắng tím
phơn phớt hồng vẫn cứ nở đúng
độ xuân về, cho lòng người còn
nôn nao Tết, cho cây cầu khoác
tấm áo mới mà đón xuân.•
Nhìn thấy màu hoa là biết Tết
đang đến, mùa tràn đầy hấp dẫn
của tuổi thơ đang đến.
Và dù thế nào đi nữa, những chùm hoa anh
đào trắng tím phơn phớt hồng
vẫn cứ nở đúng độ xuân về,
cho lòng người còn nôn nao Tết, cho cây
cầu khoác tấm áo mới mà đón xuân.
TRƯƠNG HUỲNHNHƯ TRÂN
mùaxuân
Câycầu
hoaanhđào
mùa lũ
&