32
XuânKỷHợi 2019
T
ôi sinh ra bên một
dòng sông
. Từ nhà
tôi ra sông rất gần,
băng qua một con
đường và qua một
khu vườn nhà hàng xóm. Cả
làng tôi sống liền với sông. Nhớ
những mùa đông, người làng
thường ra vớt rêu về nấu canh.
Mùa đông, nước cạn. Có những
đoạn chỉ cần vén váy, xắn quần là
có thể lội ra đến giữa dòng. Rêu
mọc trên những tảng đá cuội to
tướng, trôi lây phây dưới làn nước
trong vắt và lạnh buốt. Người ta
vớt những rêu ấy về xào nấu thay
rau. Trời buốt quá, rau trong
vườn cháy vì sương muối hết.
Mùa đông, cá tôm đi ngủ, sông
chỉ còn rêu để nuôi người.
Bên này sông là làng Tày, bên
kia sông là đồi nương của người
Dao. Người Dao sống trong
thung lũng phía sau những ngọn
núi. Ngày ngày họ vòng lên sườn
núi phía
bờ sông
để gieo
trồng thu
hái, nắng
xiên từ
phía Tây
vào thẳng
vách núi
có những
k h o ả n h
nương màu
đỏ. Đất trên
nương ấy luôn có
màu đỏ. Cuối ngày
người Dao xuống sông
mài dao, rửa cuốc xẻng, có
khi còn tranh thủ giặt khăn áo
trước khi quay về thung lũng phía
Đông theo những con đường
mòn ngoằn ngoèo. Bên này
sông, người Tày cũng rửa cuốc
rửa quà, cũng mài
dao trước khi quay về
làng Tày dưới chân
núi ở phía Tây. Hai
bên nhìn thấy nhau
xa xa, đủ để nhận ra
ai là đàn ông, ai là phụ
nữ. Đôi khi làng Tày
có người qua đời,
phải chèo thuyền qua sông đón
thầy mo về. Nhà thầy mo phải đi
qua cả bản người Dao, khá xa.
Mùa đông dòng sông luôn
êm đềm, hiền lành, tĩnh lặng.
Những vạt lau xơ xác vì gió
mùa, khô cong queo, bông
lau rũ phấn bay như bụi. Cây
sung già nua chìa những cành
xuống mặt nước cạn, cô đơn u
sầu. Dường như không chỉ cá
tôm dưới nước mà tất cả cây cối
hai bên bờ đều ngủ suốt mùa
đông. Ngủ cùng với dòng sông
dài dằng dặc, miên man thăm
thẳm. Dòng sông ngủ rất lâu,
hình như cái việc trôi đi của
dòng nước cạn giống như việc
một người phụ nữ đang thở
khi ngủ. Tất cả mọi thứ đều
bất động, trừ hơi thở và trái tim
còn thức. Dòng nước trôi đi
nhẹ nhõm, tĩnh lặng như thiền
và trong trẻo như sớm mai…
Và khi mùa xuân đến, mưa
xuân rơi trên mặt sông như giăng
màn, mưa đậu trên mạng nhện
lấp lánh như ngọc, cây cối bắt đầu
cựa quậy nhú ra những lộc non
đầu tiên. Làng Tày mở hội. Năm
nào làng cũng mở hội vào tháng
Giêng. Cam ơn trời đất đã cho
một nămmùamàng no đủ và cầu
xin một nămmới mưa thuận gió
hòa. Những con trâu đen bóng,
lưng to, vai dày, sừng
cong, những bước
chân mạnh mẽ, nặng
trịch, cày bừa được
buộc vải đỏ, sau lưng
trâu xới lên những
thửa ruộng màu mỡ
ẩm ướt nhờ mưa
phùn.
Bọn trẻ con ở làng không có
ai dạy bơi mà cứ đứa bé theo
đứa lớn bùm bũm dưới nước,
quẫy mãi rồi cũng nổi
lềnh phềnh. Bố mẹ
chúng bảo chó
mèo có cần dạy
đâu, con nào
cũng
bơi
được hết.
Chó mèo
bơi được
thì người
cũng bơi được. Đầu tiên thì
tập bơi ở suối. Dòng suối hiền
hòa. Chọn chỗ nào nước sâu
một chút, đứng trên bờ nhảy
bùm xuống, nước chỉ lưng
lửng ngang ngực, quẫy quẫy
đạp đạp như… chó con, vài
ngày là có thể mon men ra
sông. Người làng thuộc dòng
sông như thuộc lối đi trong
rừng. Nhiều thế hệ đã qua,
sông chưa lấy đi một người
nào.
Chúng tôi luôn mong
chờ những mùa mưa tới.
Tháng Tư, nắng bắt đầu óng
ánh dần lên vào những sớm
mai, xiên qua hàng rào mắt
cáo, đậu trên những luống
rau mùa hè vừa ươm. Trên
rừng, măng vầu bắt đầu nhú
lên. Rừng vầu ngọt mọc cạnh
rừng vầu đắng. Những cây
vầu đắng thân nhỏ, mọc dày
hơn, măng cũng nhiều hơn.
Đêm nằm yên, nghe tiếng
những vạt rừng lào xào. Chưa
có sấm. Phải tranh thủ đi đào
măng về ăn. Hễ chỉ một tiếng
sấm cất lên trong đêm, sáng
mai măng đã đắng ngăn ngắt.
Kỳ lạ thế. Hễ có sấm là măng
chuyển từ ngọt sang đắng, chỉ
sau một đêm.
Và những cơn mưa đầu tiên
đã tới. Mưa lào rào rơi trên
những tán cây, mưa thúc những
mầm măng chồi lên chi chít,
xuyên qua những thảm lá mục
vàng úa và nhô cái phần nhọn
hoắt như chông lên. Mưa theo
những khe núi chảy ra suối, đổ
ra sông. Đàn ông và trẻ con bắt
đầu những ngày tôm cá reo
vui, mùi thơm của thức ăn bắt
đầu dậy lên trong mỗi căn bếp.
Nước sông đã không còn trong
nữa mà dần chuyển sang màu
vàng nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu
đỏ. Khi những cơn mưa lớn trút
xuống thượng nguồn, nước đầy
lên, không còn nhìn thấy những
ghềnh đá giữa dòng và cái cành
to nhất của cây sung già đã sà
xuống sát mặt sông, tới mức có
thể ngồi trên đó thả chân xuống
là sục luôn vào nước đỏ.
Tôi theo anh trai ra sông. Anh
tôi mang một cái giậm to. Nước
lên, ngập bờ bãi, chúng tôi men
theo dòng ngược lên thượng
nguồn. Tôi ở trên bờ, anh ở dưới
nước, sát mép sông. Những chỗ
nước xoáy vào
t h ư ờ n g
nhiều
tôm cá. Anh đánh cá bằng giậm,
được con nào thì bỏ vào giỏ, giỏ
đầy thì quẳng lên bờ để tôi đổ vào
một cái giỏ to hơn. Những con
tôm càng to tướng, béo mẫm,
nặng trịch, hai mắt thô lố và
những cái chân dài nghều, những
con cá bống hồng hào tròn lẳn
chen nhau nhảy lạch tạch trong
giỏ. Cả một khúc sông dài đâu
đâu cũng thấy những chài, những
lưới, những giậm, những giỏ. Trẻ
con reo hò trên bờ, người lớn lục
sục dưới nước, vui như hội.
Như thế đấy, năm này qua
tháng khác, sông trao tặng cho
cả một ngôi làng, rất nhiều
ngôi làng những mùa màng
ấm áp phù sa, những cá tôm
tươi rói, những rong rêu mướt
mát, những cỏ cây xanh tươi
mỡ màng. Và những người
như tôi, rời xa dòng sông, rời
xa núi đồi luôn tha thiết một
nỗi nhớ nhung trĩu nặng.
Tôi chưa bao giờ tin là
mình có thể mất đi dòng
sông
như là mất đi hơi thở.
Cho đến một ngày, trở về và
nhìn thấy giữa dòng ấy, một cái
đập thủy điện to đùng. Chao
ôi, cái đập thủy điện như một
miếng ván dày và nặng, và vững
chãi, và quyết liệt đã ngăn dòng
sông lại. Tôi nhớ đến những cái
“cửa khẩu” ở trên con đê dọc
sông Hồng. Con đê được đắp
để ngăn nước lũ tràn vào nội đô.
Tôi đã từng đứng ở giữa một cái
cửa khẩu, tự hỏi người ta sẽ làm
thế nào để ngăn nước tràn vào
nếu như lũ có dâng lên đến đấy
thật. Thì ra hai bên mép cửa
khẩu có hai cái rãnh lớn mà tôi
đồ rằng khi cần đóng cửa khẩu
lại, người ta chỉ việc đặt vào đấy
một tấm ván. Đại loại như vậy.
Và giờ đây, con đập thủy điện
giống hệt như tấm ván ấy, chặn
đứng dòng sông lại.
Tôi không bàn về những hệ
lụy từ thủy điện, ai cũng biết
cả, tôi chỉ muốn thốt lên một
câu, rằng tôi đã mất sông rồi.
Mẹ thiên nhiên đã không còn
tự điều hòa dòng sông được
nữa. Nước lên hay nước xuống,
khô hạn hay lũ lụt giờ đây phụ
thuộc vào… cái đập thủy điện
với hàng dãy cửa xả kia.
Thiên nhiên kỳ diệu và phi
thường đã không thể giữ nổi
dòng sông, thế nên nó chỉ còn
cách yên lặng lùi vào ký ức.
Còn có thể nói gì khác
ngoài lời tạm biệt. Tạm biệt
những ký ức lấp lánh tuyệt
đẹp, tinh khôi, hiền hòa. Tạm
biệt những cánh đồng đựng
đầy phù sa. Tạm biệt những cá
tôm reo vui trong giỏ. Và tạm
biệt cả những rong rêu tĩnh
lặng của mùa đông nào đó đã
xa thật là xa. Xa thật là xa.•
Thiên nhiên kỳ diệu và phi thường
đã không thể giữ nổi dòng sông, thế nên
nó chỉ còn cách yên lặng lùi vào ký ức.
ĐỖBÍCH THÚY
Người làng thuộc
dòng sông như thuộc
lối đi trong rừng.
Nhiều thế hệ đã qua,
sông chưa lấy đi một
người nào.
dòngsông
Tạmbiệt
một