Xuan-final-2019 - page 34

20
XuânKỷHợi 2019
N
gày xuân, ngày
hạ, ngày thu hay
cả ngày đông,
mỗi người ai
cũng muốn có
những khoảng lặng của riêng
mình trong cuộc sống. Và rất
nhiều người từ Sài Gòn đã
chọn trở về núi, tìm tới những
am nhỏ có tiếng kệ lời kinh để
thanh lọc tâm hồn mình.
Những không gian mở cho
cộng đồng
Cứ mỗi dịp cuối tuần, lễ
Tết, rằm,… không ít người
Sài Gòn lại tìm đến những tịnh
thất, thiền đường, thiền viện,
tịnh viện quanh thành phố
để tìm cho mình một khoảng
lặng. Trong bán kính khoảng
100 km từ trung tâm Sài Gòn,
có lẽ khu vực núi Dinh thuộc
huyện Tân Thành, Bà Rịa-
Vũng Tàu là nơi tập trung
nhiều những am thất như thế
nhất. Nơi đây luôn rộng mở
đón những người bình thường
đến ở dăm ba bữa, một vài
tuần để cân bằng lại cuộc sống.
Từ Sài Gòn đi quốc lộ 51
hướng về Bà Rịa, rẽ trái ngã ba
đường vào di tích lịch sử núi
Dinh, bạn sẽ dễ dàng tìm được
hàng chục am thất. Lớn nhất là
thiền viện Viên Không, tiếp đó là
tịnh thất LiễuNhiên, thiềnđường
Liễu Quán, thiền viện Minh
Đức, tịnh viện Bát Nhã, Ngọc
Thiền, Thanh Lương Am…
Thiền viện Viên Không trong
ngọn Phước Sơn thuộc huyện
Tân Thành có nhiều am nhỏ đầy
đủ tiện nghi nhưng vẫn lấy thiên
nhiên làm chủ. Sau nhiều năm
xây cất dần, ngoài khu vực chánh
điện, khu hành thiền chung,
dùng cơm chung, hiện rừng
thiền Viên Không có 25 am.
Mỗi am nằm tách biệt giữa núi
với một trệt một
gác đủ cho một
người ở. Không
chỉ người xuất
gia hay Phật tử,
người thường
đều có thể đăng
ký ở lại thiền
viện một bữa, một tuần hoặc
thậm chí một tháng.
Hòa thượng Viên Minh,
người sáng lập rừng thiền Viên
Không, chia sẻ: “Ở các nước
ĐôngNamÁ, Phật giáo nguyên
thủy phát triển rất mạnh, nhất
là thiền học. Họ có nhiều rừng
thiền quy mô rộng lớn có thể
đáp ứng nhu cầu tâm linh cho
người dân, đem lại sự quân bình
đời sống vốn nhiều căng thẳng
như hiện nay. Để mọi người có
một nơi yên tĩnh, gần gũi thiên
nhiên, phù hợp với nếp sống
thiền là tâm nguyện của chúng
tôi khi thành lập rừng thiền”.
Đi tìm chính mình bên mái lá,
bờ suối
Thanh Lương Am của
Thượng tọa Thích Thiện
Sáng cũng là nơi được nhiều
người muốn bỏ phố về rừng
tìm tới để tận hưởng sự thanh
vắng, yên tịnh.
Núi Dinh hơn 25 năm trước
đầy bùn lầy, sỏi đá, sư Thiện
Sáng ngoài thời
gian kinh sách
đã tự làm từ con
đường bê tông,
mái nhà lá, chái
bếp…
cho
Thanh Lương
Am.
Những
am nhỏ nương vào đá núi mà
thành, nguồn nước từ suối mà
nên. Đến giờ, Thanh Lương
Am ngoài chánh điện còn có
vài thất nhỏ với tiện nghi cơ
bản dọc triền núi; luôn rộng
mở cho những ai muốn đến
tìm hiểu, luận bàn, trao đổi,
tham vấn về Phật pháp lẫn
những vấn đề nhân sinh.
Những ai đến Thanh Lương
Am thường được sư Thiện
Sáng, sư nữ Hạnh Duyên
tặng những đầu sách đã xuất
bản mà họ là người dịch, hiệu
đính như
Lưới trời Đế Thích,
Nhập bất khả tư nghì cảnh giới,
Tham Thiền Tự Cảnh…
Theo
chia sẻ của Thượng tọa Thích
Thiện Sáng thì “chính việc ở
những nơi thâm sơn cùng cốc
nhiều năm, nếm trải biết bao
khó khăn là chất liệu sống để
người hành giả viết nên những
tác phẩm thấm đẫm tính nhân
văn như vậy”.
Có lẽ từ con đường riêng biệt
đó mà Thanh Lương Am khác
các thiền viện, tự viện lớn ở núi
Dinh. Nếu các thiền viện lớn
ở núi Dinh mang một hơi thở
tâm linh cộng đồng, mỗi người
phải có những quãng thời gian
cùng sinh hoạt tâm linh chung
thì hành thiền ở Thanh Lương
Am lại là con đường tự khám
phá, tự tìm bản ngã chính mình.
* * *
Suy cho cùng, trong cuộc
đời, dẫu mộ đạo đến đâu thì có
mấy người thoát được chuyện
cơm áo ngày thường, mấy
người quên được những ký
ức mà trong thâm tâm không
muốn nhớ. Tuy nhiên, những
cuộc đi về chùa trong núi với
người không xuất gia đôi khi
là một cuộc chiêm ngắm lại
chính mình, cũng là dịp giúp họ
nạp thêm năng lượng sau một
quãng đường dài mệt mỏi. Và
hình ảnh chùa trong mây núi có
thể sẽ là chốn nương tựa để họ
thanh thản bước tiếp hành trình
cuộc đời mình.•
Khi mệt mỏi, hình ảnh chùa
trong mây núi có thể sẽ là
chốn nương tựa để mỗi người
thanh thản bước tiếp hành
trình cuộc đời mình.
Sống giữa thị thành đầy rẫy ồn ào, khói bụi, rất nhiều người đã
chọn chùa trên núi cao cho hành trình tìm về bản ngã của mình.
TRANG DƯƠNG
Đến Thanh Lương Am nhận quà là sách
Đến Thanh Lương Amcủa sư Thiện Sáng, chúng tôi biết thêm
về sư cô ThíchNữHạnhDuyên. Vốn là dân Sài Gòn chính hiệu
làm trong ngành kinh doanh bất động sản, một lần côHạnh
Duyên cùng bạn đến Thanh Lương Amchỉ để vãn cảnh chùa.
“Cô bạn của tôi thuở đó đang gặp cú sốc trong đời sống
nên thường đến các am, thất để tìm bình an. Tôi đi chơi cùng
thôi chứ chưa có ý định xuất gia. Và có lẽ không gì ngoài chữ
duyên, tôi và bạn quyết định xuất gia tại đây và từ đó có thời
gian tìm hiểu kinh sách nhiều hơn”, sư cô Hạnh Duyên kể về
hành trình xuất gia của mình khá đơn giản.
Hiện giờ rất nhiều sách của triết gia người Mỹ gốc Anh Alan
Watts được bạn đọc Việt Namyêumến, sư côHạnhDuyên cũng
làmột trong những người góp phần đưa sách của tác giả này
đến bạn đọc Việt Nam. Quyển đầu tiên sư côHạnhDuyên dịch
và sư phụ củamình là sư Thiện Sáng hiệu đính chính là P
hật
giáo có là tôn giáo không?
của AllanWatts.
Thay vì nhận chi phí dịch thuật từ nhà xuất bản, hai thầy
trò lại nhận sách để tặng cho những ai đến Thanh Lương Am
vãn cảnh.
Rời Sài Gòn,
vềchùa
trongmâynúi…
Rừng thiền Viên Không.
Một góc nhỏ thanh bình ở rừng thiền Viên Không.
Những thất ven núi ở Thanh Lương Amdo chính sư Thiện Sáng xây cất.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...109
Powered by FlippingBook