37
XuânKỷHợi 2019
D
ầu thập niên
1930, ký giả Yên
Sơn từ miền Bắc
vào sống ở Sài
Gòn. Ông đã ghi
nhận tỉ mỉ về đời sống xã hội
Sài Gòn cách nay gần 90 năm
và ngẫu nhiên trở thành nhân
chứng về thời kỳ đó.
Người Sài Gòn không ăn Tết
lòng vòng
Không phải đợi đến thế kỷ
21, từ những năm 30 của thế kỷ
trước, mỗi khi Tết về, Sài Gòn
vắng hoe vì hầu hết người dân
đều về quê. Ký giả Yên Sơn
đã ngạc nhiên: “Tết Nguyên
đán đáng lẽ ở nơi đô hội như
Sài Gòn thì phải vui vẻ, mà sự
không ngờ, Sài Gòn chỉ được
vui vẻ ồn ào trong mấy ngày
trước Tết vì nhờ có cảnh buôn
bán tấp nập, người đi sắm Tết,
kẻ đi coi người
ở chung quanh
chợ Bến Thành
là nơi xưa nay đã
có tiếng đông vui
nhất, chớ không
phải riêng gì ngày
Tết mới đông vui.
Ba ngày Tết ở Sài Gòn có phần
buồn hơn ở lục tỉnh vì phần
đông những người làm ăn ở Sài
Gòn đều là quê quán ở lục tỉnh
nên cứ đến ngày Tết họ mới
rủ nhau tản mát mỗi người đi
một nơi…
Người Nam được cái tính tốt
là không tin dị đoan mà cho có
tin cũng là số ít. Ngày Tết họ
không có lệ kiêng như sợ xấu
vía tới xông nhà người quen để
người ta phải rông cả năm. Đến
sự chúc mừng của họ cũng giản
dị và thành thực, nói ít mà có
nghĩa lý dễ nghe hơn ngoài Bắc.
Ngoài ra, không kể giàu
nghèo, trước cửa nhà nào cũng
trồng trong chậu hoặc dưới đất
những cây cúc vạn thọ vàng
thẫm hoặc mào gà đỏ chóe.
... Còn đồ ăn Tết, trừ cơm
rượu thịt bánh ra thì có hai
món khác hẳn ngoài Bắc ta là
rưa (dưa) hấu và nước tranh
(chanh). Đi thăm người quen
ngày Tết mà không ăn uống gì
lót lòng trước, tới chơi chừng
mười nhà, mỗi nhà họ ép mời
một khúc rưa và một cốc nước
tranh cũng đủ no đầy bụng”.
Ông nhận xét: “Anh emNam
Kỳ theo Tây không hội hè, đồng
bóng, không ăn Tết lòng vòng và
lễ chùa luôn trong ba tháng xuân
như ngoài Bắc. Tết Đoan ngọ và
tết tháng Tám đối với họ thật là
chẳng có quan niệm gì nên họ đã
gần muốn bỏ”.
Giỗ chỉ khấn thầm
Phụ nữ Nam kỳ ban đầu lại
khiến ông… thất vọng. Không
phải về nhan sắc, mà vì hầu như
ai cũng xỉa răng bằng thuốc như
thuốc lào ngoài Bắc, ngậm và
xỉa khá luộm thuộm, trông như
bị sưng môi, vẩu răng.
Khi dự đám giỗ,
ông tưởng Nam,
Bắc cúng kiến, lễ
bái giống nhau.
Nhưng
người
Nam cúng đơn
giản và ít tốn kém
hơn, lại không có
lệ mời người quen trừ anh em,
bà con trong họ. Lời khấn vái
thì nôm na, rõ ràng: “không
lầm rầm, nhỏ to, lôi thôi như
ngoài ta”. Cách mời bà con
đến cũng khác, đại khái: “Ngày
hôm nay nhà có cúng kỵ, anh
em hoặc chú, cô nhớ đến giờ
đó lại ăn”.
Món ăn trong Nam có một
số giống ngoài Bắc như thịt kho,
canhmướp, khoai tây xào thịt bò,
canh hoa hiên nấu giò... Khi vo
gạo thì đổ gạo và nước vào nồi
đất có quai xách như cái xoong,
gọi là “tay cầm” rồi lấy tay vò bóp
chứ không vo bằng “giá” (rá?).
Ông thấy không nhà nào nấu
cơm bằng nồi đồng hoặc nồi đất
như ngoài Bắc, chỉ nấu bằng “tay
cầm” hoặc nồi gang.
Lúc mới vô, ăn không quen
nên ông nhờ nấu món Bắc như
rau muống, phải dặn kỹ là luộc
vì trong Nam chỉ quen ăn xào,
ít ăn lá chỉ dùng cuống. Sau vì
tò mò, ông ăn thử món Nam.
Lúc đầu không ngon miệng, sau
vài lần thấy ngon, như món mít
hầm thịt, canh mì.
Đất cải lương và thể thao
Lúc đó, sân khấu cải lương ở
miền Nam đang thời thạnh trị.
Nhờ nó mà sáu, bảy ngàn người
có cơm ăn, áo mặc và một số
thành danh, giàu có. Có trên
mười gánh, nổi nhất là Trần
Đắt, Phước Cương, Tân Hí
Ban và Tân Thinh. Các gánh
thường đi hát ở lục tỉnh, mỗi
nơi vài bữa hoặc một tuần là
quay về Sài Gòn, nơi kiếm tiền
nhiều nhất. Nhờ vậy họ mới
dám thuê nhà hát Tây rộng rãi,
sang trọng dù rất đắt.
Chủ gánh ở Nam kỳ thường
có học và sẵn tiền vì lập gánh
tốn bạc triệu. Gánh Huỳnh Kỳ
lúc mới lập dám bỏ mấy ngàn
đồng Đông Dương để chuộc
cô Phùng Há từ Tân Hí Ban về.
Phải sắm áo quần, mua thuyền
lớn để chở đồ đạc, đào kép đi
diễn, phải mua phông cảnh sơn
thủy tại Pháp, trả lương cao cho
nghệ sĩ giỏi như NămChâu, Bảy
Nhiêu, TưChơi, NămPhỉ... Chi
phí cao như vậy nên các gánh hát
chỉ thích hát tại Sài Gòn.
Về thể thao, “thanh niên
Nam kỳ đã có tiếng hâm mộ
thể thao nên không Chủ nhật
nào là không có cuộc thi đá
bóng hoặc chơi quần vợt. Họ
tập luyện sốt sắng hơn ngoài
ta (Bắc) thì lẽ tự nhiên là họ
phải có nhiều tay chiếm giải
quán quân như Chim, Giao”.
Phụ nữ trong Nam không tập
luyện thể thao vì sợ dư luận
chỉ trích như ngoài Bắc. Việc
lái xe hơi lại là “sự thường”
với họ, “Hễ nhà nào chồng có
xe hơi thì vợ biết cầm tay lái”.
Ăn bận Tây hóa nhưng…
Đàn ông đi làm cho Tây đều
bận âu phục. Quốc
phục chỉ dành cho mấy
cụ phán già và hương chức.
Quốc phục trong Nam khác
miền Bắc: khăn ít nếp hơn,
nhỏ vành, bên trên có miếng
nhiễu che tóc phòng bụi cát
ngoài đường. Ai đi làm thì
bận áo xuyến Sài Gòn hoặc
satin trơn. Bên trong không
bận áo trắng dài mà áo trắng
ngắn, cồn là cứng để dựng cổ
áo đen ở ngoài. Áo gấm là xa
xỉ phẩm, chỉ những ông có
máu mặt như chủ quận, đốc
phủ sứ mới bận trong dịp lễ
Tết.
Anh em thợ thuyền ăn mặc
khác dân thầy ở cái quần lĩnh
hoặc lụa đen. Dân nghèo bận
quần áo cánh vải đen. Ông
không thích đàn ông về nhà thì
bận xà rông mà ông gọi là chăn,
thứ chỉ nên bận trong khi tắm,
ngủ hoặc thay quần áo.
Người nào bận quần áo tân
thời thì đi giày “mang cá” bằng
da trăn hoặc nhung giắt cườm
ngũ sắc, cổ quàng khăn san trùm
kín tóc, chỉ lộ mặt. Khăn bằng
lụa mỏng màu hồng hoặc vàng,
quàng hoặc vắt ở cổ, hai dải đầu
bay phất phới trước ngực. Cổ
áo các bà nhà giàu gài kim bằng
vàng hoặc cánh hoa đào, tay đeo
vòng vàng chạm trổ nhiều kiểu
và cẩm thạch xanh mắc tiền. Cổ
đeo dây chuyền sợi nhỏ có trái
tim hoặc khuôn ảnh bằng vàng.
Về tóc, dù giàu hay nghèo,
người nào sau búi tóc cũng gài
cái lấy ráy tai, giàu thì bằng vàng,
nghèo thì bằng bạc hoặc đồng.
Khi ra đường, họ che dù
nhiều kiểu, nhiều màu. Riêng
người bán hàng rong hoặc làm
thuê, gánh mướn bao giờ trên
vai cũng vắt cái khăn lau mặt,
rộng và dài, có kẻ sọc để trùm
đầu khi ra nắng, hoặc lau tay,
lau mặt sau khi rửa mặt.
Theo ông, thời điểm đó
người Bắc vào Nam làm ăn đã
đông dần và đến khi đường xe
lửa Hà Nội-Sài Gòn thông suốt
thì càng đông, nên “cái gì ta
cần phải biết, ta lại chưa biết, tự
nhiên ta gặp dịp muốn biết, sao
ta lại chẳng muốn biết?”.•
*Cáctríchdẫnnằmtrong“Phongtụcvàtiếng
nóiNamkỳ”trên
Hà Thành Ngọ Báo
số1715,
1718và1719năm1933.
TranhtríchtrongbộtranhMonographie
dessinéede l’Indochine (Chuyênkhảocóminh
họavềĐôngDương)xuấtbảnnăm1935dohọc
sinhtrườngVẽGiaĐịnhthựchiện.
Sài Gòn
trongmắt kýgiảxứBắc
Múa rồng ngày Tết.
Xin xămngày Tết ở LăngÔng, GiaĐịnh.
Còn đồ ăn Tết, trừ cơm
rượu thịt bánh ra thì có
hai món khác hẳn ngoài
Bắc ta là rưa (dưa) hấu và
nước tranh (chanh).
PHẠMCÔNG LUẬN
lược ghi
Tết
Hẹn