Xuan-final-2019 - page 78

38
XuânKỷHợi 2019
1
Đang lang thang trên
đường hoa xuân Nguyễn
Huệ, TP.HCM, người
bạn hỏi tôi cắc cớ: “Mùa
xuân từ đâu đến?”. Câu
hỏi mang tính trào phúng hơn
là thắc mắc làm những người
đi chung phì cười. “Mùa xuân
đến từ tiết trời, từ chuyện giao
thoa của đất trời chứ còn đâu
nữa!”. Trả lời xong, tôi nhận
thấy trong cảnh trời nắng
chang chang như thế này, đáp
án ấy chẳng hợp chút nào.
Bởi ngẫm lại, một nơi như ở
TP.HCM thời tiết chỉ có hai
mùa mưa nắng, phố phường
lúc nào cũng đông đúc, khói
bụi nóng hầm hập; đường sá
bê tông hóa, nước mưa chả
thấm được xuống đất bao nhiêu
để nuôi cây cỏ thì làm gì có
chuyện mùa xuân đến từ sự
giao thoa của trời đất, đến từ
lộc non, nụ biếc. Vào những
ngày cuối năm nắng như nung
như thế này, nếu không có sắc
xuân từ những đóa hoa tươi
thắm được đưa từ nơi khác về
thì không rõ sự cảm nhận mùa
xuân đã về của cư dân thành
phố sẽ như thế nào. Cho nên
câu trả lời: Mùa xuân bước ra
từ những đóa hoa hây hẩy khoe
sắc dưới nắng xuân nhờ công
người chăm bón là đúng nhất!
Từ sự cảm nhận ấy làm tôi
nhớ về những năm tháng sống
ở thành phố Huế. Nơi đó thời
tiết khá thất thường nhưng thiên
nhiên biểu hiện khá rõ nét bốn
mùa qua cây cỏ và mùa màng.
Khi hè về, ao hồ khắp nơi trong
Thành Nội ngát trong gió một
mùi hương sen và rực lên trong
nắng một màu hồng sen rực rỡ.
Hai bờ Hương Giang đoạn chảy
qua thành phố, hoa phượng rực
lên một màu lửa cùng tiếng ve
râm ran khắp phố phường. Thu
đến, hàng me hai bên đường Lê
Lợi, Ngô Quyền... trở lá vàng
ươm. Một cơn gió nhẹ thoảng
qua là lá me vàng lả tả rơi như
cánh bướm, nhẹ nhàng đậu trên
vai, đầu tóc các cô, cậu học
sinh Quốc Học, Hai Bà Trưng
đang ôm cặp đến trường. Và
khi những hàng cây cổ thụ hai
bên đường Nguyễn Huệ, Đống
Đa và những con đường trong
Thành Nội... rụng lá trơ cành,
ai nấy đều hiểu mùa đông đang
về. Tất cả sẽ đâm chồi nẩy nụ
khi mùa xuân sang.
2
Nhà tôi nằm trên
con đường chạy dọc
bức tường thành
phía tây Thành Nội
– Huế. Cứ chiều 30
Tết, chú Tư ở đầu xóm lại rảo
quanh xóm một vòng bằng
chiếc xích lô chở hoa kiếm
sống của mình í ới
gọi bà con trong
xóm đi mua hoa ế
cho người bán hoa
Tết kẻo tội.
Dạo quanh chợ
hoa ngày Tết ở Thương Bạc,
Phú Vân Lâu trước Hoàng
Thành Huế, hẳn du khách sẽ
có cảm giác mùa xuân đang hội
tụ về đây, ẩn hiện trong các nụ
hoa rồi theo chân người mua về
với mọi nhà. Mùa xuân ở Huế
là cảnh
“Lối xưa xe ngựa hồn thu
thảo”
hòa trộn cảnh quan thiên
nhiên với cảnh sắc con người
tạo nên ở thời khắc ấy. Làm
nền cho bức tranh mùa xuân đã
về với Huế là kỳ đài Phu Vân
Lâu đồ sộ, phất phới màu cờ Tổ
quốc in trên nền trời cao xanh;
bao bọc bên dưới kỳ đài là bức
tường thành với Cửa Giữa, Cửa
Ngăn rêu phong cổ kính.
Các loài hoa được xếp riêng
thành từng ô, từng luống dài
từ mép vỉa hè lan đến lan can
hào thành, làm nên một thảm
hoa đa sắc nổi lên nền cỏ công
viên xanh mượt. Trước chợ hoa
là con đường Lê Duẩn thênh
thang với hai hàng cây cổ thụ
rợp bóng. Bên kia đường là
công viên cũng đủ các loại hoa
trồng tự nhiên đang khoe sắc.
Nhìn qua công viên, không xa
tầm mắt là dòng Hương Giang,
mặc thế nhân xôn xao đón
xuân về, vẫn lững lờ trôi, phản
chiếu ánh bạc lấp lánh trên nền
trời chiều.
Như một lẽ thường, cứ
chiều 30 Tết là giá hoa bắt
đầu xuống theo
mặt trời lặn.
Cuối cùng khi
tiếng còi công
ty môi trường
hoặc công ty
cây xanh tuýt lên thì người
bán hoa coi như... cho không!
Hoa tượng trưng cho cái
đẹp, quan niệm cái đẹp như
thế nào là tùy mỗi người. Vào
giây phút người bán hoa xả
hàng, thế nào tôi cũng chọn
được những chậu hoa ưng ý
về chưng trong nhà cho thêm
thắm sắc xuân. Thật là thú vị
khi ngày xuân chơi hoa giá rẻ
mà lòng mình còn phảng phất
ý nghĩ mua giúp người ta nữa
chứ! Người xóm phố tôi nhờ
chơi hoa theo cách ấy mà Tết
năm nào hoa cũng được bày từ
trong nhà lan ra ngõ, thật rộn
ràng sắc xuân.
3
Thế rồi năm ấy, các
làng trồng hoa xuân
nằm ven bờ sông
Hương bị lũ tràn về
làm tan hoang. Chú
Tư không còn gọi xóm giềng
đi mua hoa ế nữa. Chiều ba
mươi, khi thành phố lên đèn,
người xóm tôi quen cung cách
chơi hoa cũ, lọ mọ ra đến bãi
hoa với thú vui như năm trước
thì không còn một cành hoa
rụng nào nữa. Đó là lần đầu
tiên xóm phố tôi đón Tết
không có hoa, tẻ nhạt làm sao!
Cuối đông năm sau, vì muốn
biết các làng hoa đã khôi phục
sau cơn lũ dữ năm ngoái chưa,
tôi từ bến đò Đông Ba xuôi
dòng Hương Giang chừng
mười cây số xuống thăm làng
chuyên canh hoa Tết Tiên
Nộn. Đó là một ngày Huế lạnh
và mưa phùn kéo dài. Dưới cái
lạnh cắt da, nông dân nơi đây
tràn ra các ruộng hoa như ra
sức ủ ấm cho từng đóa hoa cúc,
thược dược, vạn thọ... đang hé
nụ run rẩy trước gió đông. Họ
không giấu được sự lo lắng trên
khuôn mặt cho một mùa hoa
thất bát khi đông sắp tàn mà cái
lạnh vẫn còn lưu luyến. Những
nông dân kỳ cựu nơi đây cho
biết không gì vui nhưng cũng
không gì cực nhọc bằng nghề
trồng hoa. Mưa, lạnh thì lo hoa
không phát triển, nở muộn.
Nắng lại lo hoa nở sớm trước
Tết. Được mùa thì lo hoa rớt
giá, bán ế. Nói chung niềm vui
chỉ đến với người trồng hoa là
chiều 30 Tết không phải tiễn
hoa ế ra bãi rác.
Từ ngày trở thành cư dân
xứ Sài thành, sống trong môi
trường thiếu thốn màu xanh cỏ
cây thì việc du xuân ngày Tết đã
trở thành nhu cầu với người có
tuổi như tôi. Sau ngày đưa ông
Táo lên trời là tôi bắt đầu mong
ngóng hoa từ các nơi được đưa
về bãi bán hoa trong thành phố.
Trước thềm năm mới, đi giữa
quang cảnh nhộn nhịp người
bưng kẻ vác, được ngắm mỗi
loài hoa có một vẻ đẹp riêng
được chắt lọc từ tinh hoa đất
trời, bao ưu tư cuộc sống trong
tôi vơi dần.
Có một năm, đã qua ngày đưa
ông Táo lên trời mấy ngày rồi
mà vẫn chưa thấy người ta đưa
hoa về thành phố. Nhìn những
bãi bán hoa xuân vắng lặng, tôi
có cảm giác năm nay xuân thật
hững hờ! Lúc này tôi mới nhận
ra dẫu con người có chuẩn bị
đủ thứ như thịt mỡ, dưa hành,
bánh chưng xanh, câu đối đỏ
mà thiếu bóng dáng cây mai,
cành đào... thì cũng chẳng làm
nên mùa xuân.
4
Chiều 30 Tết vừa rồi,
tôi lang thang trong
khu bán hoa Tết ở
đường Thành Thái,
TP.HCM, bỗng tiếng
chuông chiều nhà thờ đâu
đó vọng lại êm đềm làm sao.
Trong khoảnh khắc này, tôi
bắt gặp ánh mắt thảng thốt của
những người bán hoa. Với cái
tuổi “bên kia dốc cuộc đời”, tôi
thừa hiểu tâm trạng của họ lúc
này. Bao nhiêu công sức, vốn
liếng bỏ ra để mưu cầu cơm áo
ngày Tết cho gia đình đã không
như mong muốn rồi.
Giữa cảnh tương phản, nắng
chiều sắp tắt, hoa thì vô tư
khoe sắc còn người bán hoa
thì mặt buồn rười rượi, tự
nhiên lòng tôi nao buồn. Và
sau giây phút ấy, ky ức những
chiều cuối năm đi mua hoa ế
ngày Tết ở Huế, rẻ, vui như
trẩy hội với tôi đã không còn
là một kỷ niệm đẹp.•
Nói chung niềm vui chỉ
đến với người trồng hoa
là chiều 30 Tết không
phải tiễn hoa ế ra bãi rác.
Dẫu con người có chuẩn bị đủ thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, câu đối đỏ mà thiếu bóng dáng
cây mai, cành đào... thì cũng chẳng làm nên mùa xuân.
TRẦN KIÊMHẠ
Thươngngười đem
mùaxuânvề
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...109
Powered by FlippingBook