42
XuânKỷHợi 2019
N
ăm hết Tết đến,
không thể thiếu
những phiên
chợ cuối năm.
Ở các đô thị,
giờ đây cảnh mua sắm trước
Tết nhộn nhịp, tươi vui đổ
hết về các thương xá và các
siêu thị. Vừa xong Noel, vừa
xong Tết Tây đã thấy các khu
thương mại “thay áo” nhanh
chóng. Ông già Noel bỏ chiếc
nón đỏ, mặc chiếc áo dài hóa
thành ông Thọ. Cây thông
năm mới cất vào kho, thế
chân bởi cành đào, cành mai
bằng giấy, bằng vải. Pháo giả
lớn nhỏ, bánh chưng bánh tét
cũng giả tràn ngập các khung
cửa sổ và cổng ra vào. Chợ Tết
hiện đại diễn ra trong khung
cảnh nhà cao cửa rộng, hàng
hóa sáng choang, nhạc xuân
cả ta lẫn Tây réo rắt. Tưởng
chừng dư dả nhưng sao lại
thấy thiếu thiếu gì đó.
Ở tuổi trung niên, có lẽ tôi
lẩm cẩm song những năm gần
đây có dịp ra Hà Nội giáp Tết,
tôi nhận ra một phiên chợ Tết
khác.
Hoa đào năm ngoái…
Phố cổ Hà Nội lúc nào cũng
chật chội nhưng lại “rộng
rãi” cảnh tượng đặc sắc. Ra
Hà Nội đúng ngày đưa ông
Công-ông Táo,
có thể bạn sẽ ngỡ
ngàng trông thấy
trên vỉa hè những
mâm vàng mã
nhiều màu sắc
xếp cùng những
chiếc thau đựng
cá chép còn
tung tăng trong
nước. Các bà cụ phố cổ vẫn
tiễn thần linh lên trời bằng
một nghi thức trang trọng và
huyền bí. Và rồi, mặc dù cả
khu 36 phố phường đã là một
ngôi chợ Tết khổng lồ nhưng
vẫn có riêng một ô phố nhỏ
cho hai phiên chợ vừa quen
vừa lạ, nằm liền bên nhau. Đó
là chợ hoa Hàng Lược và chợ
đồ cổ ngã năm, mỗi năm chỉ
họp một lần từ 20 đến 30 Tết.
Chợ hoa Hàng Lược đủ sắc
hoa xuân đất Bắc, từ vương
giả đến bình dân. Nào là bích
đào, thủy tiên, bạch mai,
phong lan. Nào là đại cúc, kim
quất, lay-ơn… Phố nhỏ, chợ
nhỏ, mỗi gian bán hoa có khi
chỉ là một chiếc xe máy, một
chiếc xe đạp, một đôi quang
gánh. Trên xe là hoa, trên tay
là hoa, chung quanh là hoa,
muôn hồng nghìn tía. Người
bán, người mua trong những
bộ quần áo ấm đủ màu, đủ
kiểu cũng là hoa đó thôi!
Tài lộc người xưa
Nối tiếp chợ hoa là chợ đồ
cổ, khéo họp ở cái ngã năm
bé xíu Hàng Lược - Hàng Cân
- Hàng Mã - Hàng Đồng -
Thuốc Bắc. Mỗi cái tên ở phố
cổ đơn giản nhưng cũng đầy bí
ẩn. Chợ này chưa tới 20 gian,
mỗi gian đều có “hàng độc”.
Nói là gian nhưng không có
vách ngăn, hàng hóa trưng bày
ngay trên mặt đường. Có gian
chuyên về đồ đồng, nào là lư
hương, đỉnh đồng, hoa lá, đèn
tượng lớn nhỏ. Hay lạ trong
mắt người nay là những con
gà, con cá ngậm
tiền, con hạc
đứng trên lưng
rồng, con lân
hùng dũng, con
nai ngơ ngác…
Cả chợ đầy ắp
đồ vật, gọi là đồ
cổ và giả cổ hay
đồ xưa, kiểu xưa
đều được. Khách xem hàng
không chỉ xem chất lượng
hay giá trị món hàng mà còn
thích thú được chạm tay, được
bước vào đời sống ngàn năm
của các thế hệ trước. Ô hay,
đó chính là một cái thú mà các
tủ kiếng của bảo tàng không
cách nào tạo ra được. Khách
mua nếu là dân chơi sành sõi,
đến đây săn tìm những món
đang cần cho bộ sưu tập. Còn
khách bình thường, thấy cái gì
ngồ ngộ hay hay, vừa túi tiền
thì rước về nhà. Coi như rước
tài lộc tặng mình, tặng bà xã,
tặng ông bà, hoặc tưởng nhớ
tổ tiên!
Người dạo chợ hoa và chợ
đồ cổ tấp nập. Chợ Tết Hà
Nội cổ truyền giờ đây có đủ
giọng Trung, Nam, Bắc. Có
cả mai vàng e ấp giữa giá rét
mưa phùn. Có ở đâu những
phiên chợ Tết hiện đại mang
phong vị ngày xưa, gợi nhớ
những hoài niệm đã đi vào
văn chương như hai ngôi chợ
chị em này?
Nhớ chợ Tết lộ thiên Sài Gòn
Trong lúc thích thú dạo
chơi chợ Tết phố cổ Hà Nội
xưa, tôi chợt nhớ chợ Tết Sài
Gòn ngày xửa ngày xưa. Đó
là những ngôi chợ sôi động,
huyên náo song vẫn xinh
đẹp, chân thực, hòa quyện
những giá trị muôn thuở và
tân thời. Nhớ lắm, tuổi thơ
chúng tôi cho đến bây giờ
vẫn luôn có hình ảnh một
chợ hoa Nguyễn Huệ trải dài
suốt đại lộ, từ tòa Đô chánh
(trụ sở UBND TP.HCM) ra
đến bến tàu. Hoa từ các nhà
vườn lục tỉnh và Đà Lạt, kể
cả hoa từ Hong Kong “nhập
cảnh”, hội ngộ chốn này
với muôn màu muôn vẻ. Cả
Sài Gòn diện Tết, chơi Tết
không thể không đến đây.
Vào thập niên 1970 trở đi,
tại giao lộ quanh tháp đồng
hồ Orient trước khách sạn
cao tầng Palace, người người
nườm nượp kéo về chụp anh.
Những bức anh tiêu biểu
cho Tết Sài Gòn, bối cảnh là
“rừng hoa” tươi thắm, là nhà
cửa tân kỳ. Chung quanh là
những gương mặt hớn hở,
những tà áo dài đủ kiểu, càng
làm nổi bật hơn hình ảnh
một Sài Gòn kiều diễm.
Trong khi ấy, trên vỉa hè
dọc theo thương xá Tax, chợ
bán hàng “xôn” ngày thường
trở thành chợ bán đồ chơi,
quần áo, vật dụng gia đình
rất nhộn nhịp. Chợ Tết vỉa
hè còn lan ra suốt đại lộ Lê
Lợi dẫn đến chợ Bến Thành.
Tại đây, chợ Bến Thành có
thêm một chợ Tết “song
sinh” lộ thiên, viền quanh
khuôn viên chợ. Ở rải rác
các quận cũng mọc lên chợ
Tết chung quanh các chợ
nhà lồng hay các điểm công
cộng, kể cả trường học. Các
chợ Tết ở Sài Gòn và vùng
quê miền Nam thuở xưa là
những gian hàng dán giấy
hoa hay giấy hồng điều, họp
từ chiều đến tối. Người dân
đến đây mua bánh mứt, rượu
chè và trái cây, mua pháo,
mua bông, đồ chơi, quần áo
làm quà Tết cho nhau.
Chợ Tết Sài Gòn xưa càng
không thể thiếu các gian
hàng lô tô, bầu cua cá cọp,
quay số, ném lon, bắn đạn
giả... Tối đến, chợ Tết tràn
ngập ánh đèn, tràn ngập âm
thanh vọng cổ, tân nhạc. Trẻ
con đi chơi chợ Tết như đi
vào một thế giới thần tiên,
hồi hộp và vui nhộn.
Ôi, những phiên chợ Tết
phong lưu và mộc mạc như
thế, bước vào thế kỷ 21 đã
biến mất dần. Dĩ nhiên, đời
sống hiện đại không thể thiếu
các mall, các shopping center
ngồn ngộn hàng hóa và dịch
vụ, ngồn ngộn trang trí và
quảng cáo. Nhưng bên cạnh
đó, lúc xuân về, đô thị Việt
Nam ngày nay nếu không có
những không gian mang sắc
thái văn hóa, phong tục xưa,
trong đó có các ngôi chợ
Tết ngoài trời phong phú thì
có khác gì với những đô thị
nước ngoài.
Đã đến lúc cần duy trì và
khôi phục các phiên chợ Tết
phong vị xưa ở thành phố thủ
phủ phương Nam và các nơi
khác như cách Hà Nội đang
làm. Không chỉ chợ Tết mà
còn nhiều sinh hoạt Tết xưa
có thể phục dựng hay tái tạo
chân thực, thay vì chỉ có hội
chợ tại các trung tâm thương
mại hay các đường hoa dàn
dựng đang trở nên nhàm chán.
Tôi mơ Tết 2020, thành phố
Hòn ngọc Viên Đông làm
sống lại chợ Tết cổ truyền
vòng quanh chợ Bến Thành.
Các con đường quanh chợ sẽ
là phố đi bộ mới - nơi giao
lưu không những hàng hóa
Tết mà còn là kỷ vật, ký ức,
phong tục, nghệ thuật hay đẹp
của nhiều thế hệ hôm qua và
hôm nay!
Ngâm nghĩ, đó không phải
là
hoài cổ
mà chính là
cách tân
,
là đem thêm cái mới bằng
vốn đẹp văn hóa xưa cho cái
Tết hiện đại để nó đừng biến
dạng thành một kỳ nghi dài
vô vị!•
Không chỉ chợ Tết mà còn
nhiều sinh hoạt Tết xưa có
thể phục dựng hay tái tạo
chân thực, thay vì chỉ có
hội chợ tại các trung tâm
thương mại hay các đường
hoa dàn dựng.
Tối đến, chợ Tết tràn ngập ánh đèn,
tràn ngập âm thanh vọng cổ, tân nhạc.
Trẻ con đi chơi chợ Tết
như đi vào một thế giới thần tiên,
hồi hộp và vui nhộn.
PHÚC TIẾN
phongvị
ChợTết
xưa
Chợ Tết vòng quanh chợ Bến Thành ngày xưa (ảnh tư liệu).
Chợ hoa và chợ
đồ cổHàng Lược,
HàNội, ảnh chụp
giáp Tết 2018.