012-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBa14-1-2020
VIẾT LONG
B
ộ LĐ-TB&XH vừa có
tờ trình gửi Thủ tướng
Chính phủ về đề án thí
điểm đào tạo và đào tạo lại
người lao động (NLĐ) đáp
ứng yêu cầu của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhiều nghề sẽ
biến mất
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH
nhận định cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 mở ra nhiều
cơ hội cho Việt Nam. Tuy
nhiên, chất lượng, hiệu quả
đào tạo nhiều trường dạy nghề
vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu của xã hội.
NLĐ với các kiến thức, kỹ
năng đang được học trong
nhà trường chưa đáp ứng yêu
cầu hiện tại, có thể hoàn toàn
không hữu dụng với nền kinh
tế 4.0 hoặc đang dễ dàng bị
robot thay thế trong tương lai
gần. Nếu không bắt kịp nhịp
độ phát triển của thế giới và
khu vực, Việt Nam sẽ phải
đối mặt những thách thức,
tác động tiêu cực.
Cụ thể, trong nước sẽ tụt
hậu về công nghệ, suy giảm
sản xuất, kinh doanh, dư
thừa lao động có kỹ năng và
trình độ thấp gây phá vỡ thị
trường lao động truyền thống,
ảnh hưởng tới tình hình kinh
tế - xã hội đất nước. Đặc biệt,
nghề này cần thiết phải đào
tạo, đào tạo lại để đáp ứng
yêu cầu…” - lãnh đạo Bộ
LĐ-TB&XH nhận định.
Tuy nhiên, BộLĐ-TB&XH
cũng dự báo cuộc cách mạng
4.0 sẽ khiến nhiều nghề có
năng suất lao động thấp đối
diện với các thách thức mất
việc làm cần phải được đào
tạo để chuyển đổi nghề. Cụ
thể nhưngành nghề nông, lâm,
ngư nghiệp; cơ khí, chế tạo;
dệt may, giày da; khai khoáng,
mỏ địa chất; tự động hóa và
nhóm các ngành nghề lao
động giản đơn khác (ngành
nghề có năng suất lao động
thấp, lao động có kỹ năng
thấp; lao động có nguy cơ
thất nghiệp...).
Góp ý đề xuất trên, Bộ Tài
chính cho rằng cần phải cân
nhắc đề án này. Riêng đối
với NLĐ và người sử dụng
lao động tham gia bảo hiểm
thất nghiệp hiện nay đã được
hưởng chế độ đào tạo nghề
theo quy định, không thuộc
phạm vi của đề án nên dễ dẫn
đến trùng lặp.
Về vấn đề này, Bộ LĐ-
TB&XH cho rằng không có
sự trùng lặp về đối tượng vì
NLĐ thất nghiệp do nhiều
nguyên nhân nhưng có nguyên
nhân do tác động của cách
mạng công nghiệp 4.0. “Do
vậy, nếu NLĐ có đóng bảo
hiểm thất nghiệp và bị thất
nghiệp do tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0
thì sẽ thụ hưởng chính sách
đào tạo, đào tạo lại theo các
chương trình của đề án. Các
đối tượng khác sẽ thụ hưởng
theo các nguồn kinh phí
khác…” - Bộ LĐ-TB&XH
khẳng định.•
Đề xuất phương án ứng phó
robot “cướp” việc
Cuộc cách
mạng công
nghiệp lần
thứ tư sẽ
khiến nghề
nông, lâm,
ngư nghiệp;
cơ khí, chế
tạo; dệt may,
giày da; khai
khoáng, mỏ
địa chất và
nhóm các
ngành nghề
lao động
giản đơn đối
diện nguy cơ
mất việc.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết hiện
cảnước có1.917 cơ sởgiáodục
nghề nghiệp. Trong đó, 400
trường cao đẳng, 492 trường
trungcấp, 1.025 trung tâmgiáo
dục nghề nghiệp.
Trong hai năm (2017-2018),
cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả
nước đã tuyển được hơn 2,2
triệu người/năm, đều vượt kế
hoạch tuyển sinh.
Tiêu điểm
Cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho người lao động.
Ảnh: V.LONG
doanh nghiệp thiếu hụt nguồn
nhân lực trình độ cao.
Trước thực trạng trên,
theo nghiên cứu của Bộ LĐ-
TB&XH sẽ có nhiều ngành
nghề biến mất nhưng lại có
những công việc mới ra đời.
Vì vậy, việc đào tạo và đào
tạo lại NLĐ để đáp ứng các
kỹ năng trong tương lai là
cần thiết.
Những nghề nào
tương lai cần?
Theođó,BộLĐ-TB&XHđề
xuất Chính phủ sớmphê duyệt
đề án thí điểm đặt hàng đào
tạo, bồi dưỡng cập nhật, kiến
Nếu không bắt kịp
nhịp độ phát triển
của thế giới và khu
vực, Việt Nam sẽ
phải đối mặt với
những thách thức,
tác động tiêu cực.
thức, kỹ năng công nghệ cho
NLĐ. Trong đó, tập trung vào
các ngành côngnghệ thông tin;
điện tử viễn thông; điện, điện
tử; tự động hóa; công nghiệp
chế biến; nông nghiệp công
nghệ cao, lâm nghiệp; ô tô,
cơ khí nông nghiệp, thiết bị y
tế; dịch vụ vận tải, logistics;
du lịch dịch vụ (khách sạn,
nhà hàng...)…
“Qua nghiên cứu, phân tích,
chúng tôi thấyđây là các ngành
nghề có sự phát triển mạnh
mẽ trong thời gian tới, nhất
là việc ứng dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ
mới. Nên NLĐ ở các ngành
Hồ sơ - Phóng sự
Cần Thơ, cho biết bà cùng các thành viên
tổ vừa hòa giải thành công vụ bảy anh em
trong gia đình tranh chấp đất kéo dài.
Tháo gỡ mâu thuẫn,
kết nối yêu thương
Bà Thảo kể trong vụ này những anh em trai
không đồng ý chia đất cho những chị em gái
vì quan niệm con gái gả đi là xong. Các bên
tranh chấp cự cãi gây mất an ninh trật tự địa
phương thời gian dài. Khi tiếp nhận đơn giải
quyết tranh chấp, bà Thảo cùng tổ hòa giải
đến tận nơi tìm hiểu nguyên nhân sự việc.
“Sau đó, tôi mời tất cả ngồi lại để giải thích,
khuyên anh em nên hòa thuận, chuyện gì từ
từ giải quyết, không gì hơn máu mủ, ruột rà
nhưng không ai nghe mà chỉ muốn làm theo
ý mình. Thấy biện pháp tình cảm gia đình
không được nên tôi đành dùng pháp luật là
không được gây rối, làm mất an ninh trật tự
và nêu quy định về chia tài sản thừa kế nhằm
trấn áp. Vừa cứng lại vừa mềm, cuối cùng
các bên đã chịu thống nhất với nhau, không
cự cãi nữa” - bà Thảo kể.
Mỗi khi tiếp nhận một vụ tranh chấp, bà
Thảo dành nhiều thời gian nghiên cứu hồ
sơ, đi tìm hiểu từng bên. Nắm được nguyên
nhân sự việc, bà tìm hướng giải quyết, phân
tích cho từng bên hiểu nếu tranh chấp thì sẽ
được cái gì và mất cái gì. Tùy đối tượng,
tùy tình hình, sự việc mà bà ứng biến bằng
các phương pháp mềm mỏng hay cứng rắn
nhưng phải đảm bảo tính đúng đắn.
Như trường hợp chị C. dẫn con đi ngang
nhà ông T. thì bị chó nhà ông này chạy ra
cắn. Chị C. đưa con đi chích ngừa và đem
hóa đơn về yêu cầu ông T. bồi thường hơn
1 triệu đồng. Ông T. nói ngang không chịu
bồi thường, cho rằng do con chị C. chọc
ghẹo nên chó mới cắn. Bà Thảo đã mời ông
T. đến phân tích các quy định về pháp luật
như nuôi chó phải cột, nhốt, không được thả
lang, nếu đứa bé có việc gì thì ông T. có thể
chịu trách nhiệm hình sự… Qua đó, ông T.
đã nhận thức được và chi trả bồi thường cho
chị C., không phải đưa nhau ra tòa.
“Người dân ở đây ai cũng tin tưởng và quý
mến chị Thảo. Có chuyện gì alô cái là chị
Thảo đến ngay. Đối với công tác hòa giải thì
chị làm hay lắm, nói chuyện thấu lý đạt tình
nên ai cũng nghe theo. Gia đình tôi cũng từng
Bà Thảo gắn kết tình làng nghĩa xóm
“Bà conhòa thuận, xóm
giềng vui vẻ, anninh
được giữvững, đó làmón
quà lớnnhất của chúng
tôi” - bàLýNhưThảo,
tổ trưởng tổhòa giải.
HẢI DƯƠNG
V
ẻ mặt háo hức, bà Lý Như Thảo (56
tuổi), trưởng khu vực - tổ trưởng tổ
hòa giải khu vực Long Thạnh A,
phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP
LTS: Cùng với sự phát triển của kinh
tế, các mối quan hệ xã hội, dân sự
thì những mâu thuẫn, tranh chấp
phát sinh cũng ngày càng nhiều và
phức tạp. Nhờ sự nhiệt tình, khéo léo
và tinh thần thượng tôn pháp luật
của các hòa giải viên cơ sở, nhiều vụ
tranh chấp trong gia đình, xã hội đã
được hóa giải, giúp gắn kết tình làng
nghĩa xóm, giữ gìn hạnh phúc cho
nhiều gia đình, đảm bảo an ninh trật
tự xã hội.
Hòa giải viên miệt vườn - Bài 1
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook