012-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Theo một CSGT tại TP.HCM, việc giữ
biển số xe có vẻ không hợp lý bởi sẽ có
nhiều trường hợp tài xế dùng biển số
xe giả.Việc giữ biển số xe không có tác
dụng rănđebằngviệc giữphương tiện
khi vi phạmLuật Giao thôngđườngbộ.
“Tất nhiên, mỗi tỉnh, địa phương được
đề xuất triển khai thi hành luật phù
hợp với địa phương mình. Tuy nhiên,
đề xuất này phải được cơ quan chức
năng, cấp trên xem xét và quyết định.
Chỉ khi nào được chấp thuận thì tỉnh,
địa phươngđómới được triển khai”- vị
CSGT này nói.
Gắn biển số giả: Mức phạt khốc liệt
Khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định: “Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp”.
Theo đó, hành vi điều khiển xe không gắn biển số theo quy định hay gắn biển số
không đúng với giấy đăng ký
xe (như gắn biển số
của xe khác lên xe của mình)
hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp
(thường
được gọi là biển số giả) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019.
Cụ thể như sau:
- Đối với xe máy: N
gười
vi phạm
bị phạt 300.000-400.000 đồng và
bị tịch thu giấy đăng ký xe cùng biển số không
đúng quy định.
- Đối với ô tô: Ngoài việc bị phạt 4-6 triệu đồng, người vi phạm còn
bị tịch thu giấy chứng nhận, tem kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định; bị tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe 1-3 tháng.
nơi cư trú thì người vi phạm không
nhận được, do không có ở địa phương
hoặc đi làm ở xa.
“UBND tỉnh An Giang đề nghị
Chính phủ nghiên cứu ban hành quy
định cho phép các lực lượng chức
năng tạm giữ biển số xe hoặc giấy
chứng nhận đăng ký xe thay vì giữ
xe, phương tiện như hiện nay” - văn
bản nêu rõ.
Cần được xem xét kỹ
Băn khoăn về đề xuất này, ông Lê
Vương Vĩnh Minh (ngụ Cần Thơ)
cho rằng việc giữ biển số xe thay vì
phương tiện vi phạm có thể làm phát
sinh tiêu cực.
“Về mặt tâm lý thì phương án giữ
biển số xe sẽ được các cánh tài xế
ủng hộ vì không bị giữ xe, có phương
tiện lưu thông và không sợ bị mất
hoặc hư tài sản. Tuy nhiên, xét về
phương diện khác thì giải pháp này
có thể làm phát sinh tình trạng làm
giả biển số, vì trên thực tế đối với
các xe chạy đường dài thường họ
gắn 2-3 biển số là chuyện thường
tình” - ông Minh nói.
Đồng quan điểm này, ông Trịnh
Quốc Hậu, Giámđốc Công tyTNHH
MTV TMDV Vận tải sửa chữa ô tô
PhúcHoàngNhân, cho rằng biện pháp
này không khả thi và không khéo sẽ
tạo cơ hội cho tài xế làm biển số giả
hoặc trốn phạt. Ông Hậu cho rằng
nếu xe của doanh nghiệp (DN) đưa
cho tài xế chạy và xảy ra vi phạm, cơ
quan chức năng chỉ giữ biển số xe.
Lúc này tài xế về không báo lại mà đi
mua biển số giả gắn vào và vẫn chạy
mà chủ DN không hay biết. Sau này
nếu tài xế nghỉ và bàn giao xe lại cho
người khác chạy hoặc đi đăng kiểm
thì sẽ lộ ra việc xe sử dụng biển số
giả, vậy sẽ truy cứu trách nhiệm ai?
“Phương án giữ giấy đăng ký xe
hoặc giấy đăng kiểm, bằng lái xe sẽ
khả thi hơn, thúc đẩy tài xế, chủ xe
đóng phạt. Tài xế muốn làm bằng lái
hay đăng kiểm thì đóng phạt xong
mới làm được, còn biển số thì hiện
việc làm giả rất đơn giản và rẻ hơn
rất nhiều so với tiền đóng phạt” - ông
Hậu phân tích.
Ngược lại với các ý kiến trên, ông
Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp
hội Vận tải tỉnh An Giang, lại tỏ ra
đồng tình với đề xuất này. “Tôi rất
hoanh nghênh đề xuất giữ biển số.
Thực tế hiện nay việc tạmgiữ phương
tiện tại cơ quan chức năng gặp rất
nhiều khó khăn. Còn chủ xe không
bị giữ xe thì đương nhiên họ đồng
tình cao vì xe đem về nhà được bảo
giữ, chăm sóc tốt, không sợ mất hay
hư hao gì” - ông Xuân nói.
Tuy nhiên, ông Xuân cũng cho
rằng ngành chức năng cần có phương
pháp quản lý thật chặt chẽ để tránh
H.DƯƠNG-N.NHUNG-K.CƯỜNG
N
gày 13-1, UBND tỉnh An
Giang cho biết vừa có văn
bản gửi Chính phủ, đề xuất
tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng
nhận đăng ký xe thay vì giữ xe mô
tô, xe máy do vi phạm quy định
pháp luật liên quan đến giao thông
đường bộ.
Nhiều khó khăn trong
quản lý
Theo tỉnhAn Giang, mục đích của
việc đề xuất này nhằm hạn chế tạm
giữ phương tiện do vi phạm, cũng
như tránh lãng phí lớn đối với tài sản
xã hội và chi phí bảo quản.
Theo đó, quá trình xử lý đối với
các phương tiện vi phạm gặp một số
khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, việc
hoàn chỉnh hồ sơ tịch thu phương
tiện vi phạm theo Luật Xử lý vi
phạm hành chính và các văn bản
hướng dẫn thi hành phải mất khá
nhiều thời gian (3-4 tháng). Từ đó
dẫn đến các phương tiện bị tạm giữ
dễ phát sinh hư hỏng, gây lãng phí
tài sản xã hội.
Bên cạnh đó, một số hành vi vi
phạm có mức phạt tiền cao nhưng
do hoàn cảnh của người vi phạm
khó khăn, không có khả năng nộp
phạt, không có tài sản có giá trị...
dẫn đến người vi phạm không thể
chấp hành quyết định xử phạt và cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định
xử phạt cũng không thể thực hiện
cưỡng chế theo quy định.
Hoặc một số người vi phạm khai
địa chỉ không rõ ràng nên việc xác
minh tịch thu phương tiện còn gặp
nhiều khó khăn. Hoặc khi gửi thông
báo xử lý vi phạm đến địa phương,
Một bãi giữ xe vi phạmcủa công anmột xã ởHócMôn cỏmọc umtùm. Ảnh: NT
Tranh cãi về đề xuất tạm giữ
biển số xe
Nhiều ý kiến cho rằng phương án giữ biển số xe đối với phương tiện vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường bộ không khả thi và góp phần tạo cơ hội cho tài xế làmbiển số giả hoặc trốn phạt.
tạo cơ hội cho các đối tượng làm giả
biển số phát triển. Theo đó, ngành
chức năng cần xem xét lại mức độ
vi phạm của chủ phương tiện mà có
hình thức phù hợp.
Ngoài các mặt lợi hại gắn liền với
chiếc xe, TS Phạm Văn Hùng, Phó
TrưởngPhânviệnKhoahọc côngnghệ
GTVT phía Nam, phân tích thêm:
“Vấn đề này cần có một nghiên cứu
về mặt tâm lý, xã hội để biết được nó
có những tác động trực tiếp như thế
nào đến cuộc sống người dân, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp
theo đó là trình đề xuất lên các cấp
phía trên để có ý kiến chỉ đạo. Tuy
nhiên, trước mắt thì các đơn vị chức
năng cứ làm đúng theo luật”.•
Trả lại nhẫn kim cương khách thương gia bỏ quên trên máy bay
“Tôi rất hoanh nghênh
đề xuất giữ biển số. Thực
tế hiện nay, việc tạm giữ
phương tiện tại cơ quan
chức năng gặp rất nhiều
khó khăn.”
Ông
Nguyễn Ngọc Xuân
,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
tỉnh An Giang
Đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines vừa cho biết
mới đây, tại sân bay quốc tế Phố Đông (Thượng Hải, Trung
Quốc), hãng đã bàn giao một túi xách gồm nhiều tài sản có
giá trị lớn bị thất lạc trên máy bay cho một hành khách quốc
tịch Campuchia.
Trước đó, ngày 4-1, chuyến bay VN522 giữa TP.HCM
và Thượng Hải hạ cánh, tiếp viên trưởng cùng hai tiếp
viên khoang hạng thương gia phát hiện một túi xách của
khách bỏ quên trong hộc nhỏ cạnh ghế. Tổ bay kiểm tra
phát hiện bên trong túi xách có nhiều trang sức kim cương
và phụ kiện thời trang cao cấp. Qua xác minh, tài sản
thuộc về một nữ hành khách có quốc tịch Campuchia, ngồi
khoang thương gia.
Theo đại diện Vietnam Airlines, việc liên hệ hành khách
gặp nhiều khó khăn do khách đã di chuyển đến thành phố
khác và không có số điện thoại. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ
lực tìm kiếm, nhân viên của hãng đã liên hệ được với nữ
hành khách và trao trả tài sản cho khách vào ngày 11-1, khi
khách đến làm thủ tục tại sân bay cho chuyến bay chiều
Thượng Hải - TP.HCM.
Nhận lại tài sản có giá trị bỏ quên trên chuyến bay, nữ hành
khách chia sẻ các món đồ không chỉ có giá trị lớn về vật chất
mà còn cả tinh thần, gắn liền với kỷ niệm của bản thân. Vị
khách đã gửi lời cám ơn sâu sắc đến tổ tiếp viên chuyến bay
VN522, văn phòng sân bay VietnamAirlines tại Thượng Hải
đã bảo quản tài sản và nhanh chóng liên hệ với mình.
Vào tháng 7-2019, một tiếp viên trưởng của Vietnam
Airlines đã bàn giao túi xách có 13.000 USD tiền mặt
(khoảng 300 triệu đồng) cho một hành khách để quên. Năm
2018, một nam tiếp viên cũng trả lại ví gồm giấy tờ tùy
thân, tiền mặt, ngoại tệ trị giá hơn 30 triệu đồng cho khách
bỏ quên trên máy bay.
P.ĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook