013-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư15-1-2020
HOÀNGYẾN
T
AND TP.HCM vừa sửa án vụ án
tranh chấp hợp đồng tín dụng vay
tiêu dùng giữa Ngân hàng (NH)
Thươngmại cổ phầnA. và nhân viên cũ.
NguyênNHA. cấp khoản vay tín dụng
cho ông LQK (khi đó là nhân viên của
NH) 1,1 tỉ đồng, thời hạn 120 tháng.
Do ông K. vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên
ngày 5-3-2018, NH ra thông báo thu
hồi nợ trước hạn và chuyển toàn bộ vốn
vay còn thiếu sang nợ quá hạn. Theo
NH, tính đến ngày 10-4-2018, ông K.
còn nợ gốc lẫn lãi là 755 triệu đồng.
Người bảo lãnh liên lụy
Sau đó, NHkhởi kiện ôngK. tạiTAND
quận 2 yêu cầu trả tổng số nợ gốc lẫn
lãi. Cạnh đó, NH đề nghị tòa buộc ông
NKHT phải trả nợ thay vì người này
là sếp của ông K., đã ký bảo lãnh trên
giấy đề nghị vay vốn.
Đáng chú ý, NH còn đề nghị đưa bà
PTMH (vợ ông K.) tham gia tố tụng
với tư cách người liên quan và phải liên
đới trả nợ cùng chồng. Theo NH, vợ
chồng phải chịu trách nhiệm liên đới
đối với giao dịch dân sự hợp pháp do
một trong hai người thực hiện nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu
của gia đình.
Quá trình giải quyết vụ án, Tòa quận
2 không có lời khai của vợ chồng ông
K. do họ vắng mặt. Ông T. xuất hiện
nhưng ông không đồng ý với yêu cầu
từ phía NH. Ông T. cho rằng có ký trên
giấy đề nghị vay vốn áp dụng cho vay
ưu đãi với nhân viên NH tại phần bảo
lãnh. Tuy nhiên, đây chỉ là thủ tục cần
để NH xét duyệt cho vay. Sau đó ông
K. có được vay, vay bao nhiêu tiền
trong bao lâu, điều kiện thế nào thì
ông không biết.
Ông T. giải thích thêm: Trên các hợp
đồng vay chứng thư bảo lãnh, ông không
hề ký cũng như không được NH thông
báo. Sau thời gian vay, ông K. nghỉ việc
tại NH. Theo quy định thì khi nhân viên
nghỉ việc phải thanh lý các khoản vay
để NH thu hồi nợ trước hạn. Nếu nhân
viênmuốn duy trì khoản nợ không được
NH đồng ý thì khoản vay đó phải xử
lý như khách hàng bình thường, không
được hưởng lãi suất ưu đãi và phải bổ
sung tài sản bảo đảm. Nhưng khi ông
K. nghỉ việc, ông cũng không biết và
cũng không biết khoản vay này có được
tiếp tục duy trì hay không.
Tòa sơ thẩm không tống đạt được văn
bản cho vợ chồng ông K. nhưng theo
ghi nhận của Phòng Quản lý xuất nhập
cảnh, Công an TP.HCM, ông K. chưa
có xuất cảnh. Vì thế, tòa án đã niêm yết
tại nơi ở cuối cùng của ông K. tại chung
cư ở phường An Phú, quận 2, UBND
phường và trụ sở tòa án. Trong tất cả
lần triệu tập, vợ chồng ông K. đều vắng
Ngân hàng cấp tín dụng cho nhân viên vay 1,1 tỉ đồng tiêu dùng,
sau đó kiện yêu cầu cả vợ chồng nhân viên cùng sếp liên đới trả nợ
vì đã bảo lãnh khoản vay này.
Chồng vay 1 tỉ,
vợ và sếp bị kiện đòi
Vì sao vợ ông K. không phải liên đới trả nợ?
Tòa sơ thẩm phân tích: NH cho rằng một bên vợ hoặc chồng không tham gia
giao dịch mà vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới theo Điều 27 Luật Hôn nhân và
Gia đình. Tuy nhiên, ông K. vay tiền không thuộc trường hợp vay tiền nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong khi khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và
Gia đình đã quy định nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn,
mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác
không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Vì việc ông K. vay
1,1 tỉ đồng trong vụ án này không thể coi là nhu cầu thiết yếu của gia đình, tức
bà H. không phải liên đới trả nợ.
Theo tòa phúc thẩm, không
thể buộc ông T. phải chịu
trách nhiệm bảo lãnh nợ
cho ông K. nên kháng cáo
của ông T. có căn cứ và
được chấp nhận.
mặt không lý do. Do đã tiến hành tống
đạt theo luật định, tòa án vẫn mở phiên
xử theo thủ tục chung.
Chỉ người vay phải trả nợ
HĐXX nhận định NH buộc ông K.
phải thanh toán gốc, lãi chậm trả đến
khi xử sơ thẩm là 966 triệu đồng là phù
hợp và thỏa đáng nên chấp nhận. Tuy
nhiên, tòa không chấp nhận việc buộc
vợ ông K. phải liên đới trả nợ. Bởi NH
cấp tín dụng cho ông K. và người vợ
không tham gia ký kết hợp đồng này.
Về người bảo lãnh, tòa chấp nhận
yêu cầu của NH đối với việc ông T.
phải trả nợ thay nếu ông K. không trả
nợ được. Tuy nhiên, ngày 17-12-2016,
ông K. ngưng không thanh toán nợ vay,
vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Nhưng NH đã
không khởi kiện ngay và không thông
báo với người bảo lãnh mà đến ngày
30-5-2018 mới khởi kiện là lỗi của NH.
Vì vậy, trong trường hợp này, ông T.
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc
lẫn lãi thay khoảng 800 triệu đồng. Sau
đó, ông T. kháng cáo bản án sơ thẩm.
HĐXX phúc thẩm cho rằng NH nói
chỉ cần ông T. ký bảo lãnh giấy đề nghị
vay vốn cho ông K. là đã phát sinh nghĩa
vụ bảo lãnh là không đúng. Theo Điều
361 BLDS 2005, ông T. không có cam
kết nào với NH về việc bảo lãnh nghĩa
vụ trả nợ thay. Đồng thời, căn cứ Điều
362 BLDS 2005, ông T. cũng không có
bất cứ văn bản riêng hoặc ký vào hợp
đồng chính với tư cách người bảo lãnh.
Đề nghị vay vốn chưa phát sinh các
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên
mà chỉ là thủ tục ban đầu để NH tiến tới
ký hợp đồng tín dụng với ông K.Vì thế,
không thể buộc ông T. phải chịu trách
nhiệm bảo lãnh nợ cho ông K. Do vậy,
yêu cầu kháng cáo của ông T. có căn
cứ, đúng pháp luật nên được chấp nhận
Cạnh đó, HĐXX cũng yêu cầu
UBND phường An Phú, quận 2 cung
cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký
kết hôn giữa ông K. và bà H. nhưng
đến khi xét xử không có trả lời. Do
vậy, không có căn cứ chứng minh bà
H. là vợ hợp pháp của ông K. Ngoài
ra, bản án sơ thẩm cũng không chấp
nhận yêu cầu của NH buộc bà H. phải
liên đới trả nợ, NH và ông K. cũng
không kháng cáo.
Cuối cùng HĐXX phúc thẩm tuyên
sửa án, không buộc bà H. phải liên
đới trả nợ cùng chồng, cũng như ông
T. không phải trả nợ thay khi ông K.
không trả nợ được.•
Việnkhángnghị tăng
án6bị cáo, tòa“lắc đầu”
Mức án của tòa cấp sơ thẩm là tương xứng
với mức độ, động cơ phạm tội của các bị cáo,
không nhất thiết phải tăng hình phạt như
VKSND quận 9 kháng nghị.
Ngày 14-1, TAND TP.HCM xử phúc thẩm sáu bị cáo
tội cố ý gây thương tích. Trước đó, xử sơ thẩm, TAND
quận 9 tuyên phạt Nguyễn Hữu Khang sáu năm tù; Lê
Thiên Bảo, Nguyễn Hoàng Anh Huy và Nguyễn Quốc
Bảo năm năm tù.
Hai bị cáo cùng vụ là Đinh Quốc Duy bị phạt hai
năm sáu tháng tù treo và Nguyễn Ngọc Hoài Nam hai
năm tù treo.
Các bị cáo không kháng cáo nhưng VKSND quận 9
kháng nghị cho rằng mức án với cả sáu bị cáo là nhẹ,
chưa đủ tính răn đe. VKS yêu cầu cấp phúc thẩm tăng
án đối với bốn bị cáo Khang, Thiên Bảo, Quốc Bảo và
Anh Huy. Ngoài ra, cần hủy án tù treo chuyển sang áp
dụng hình phạt tù giam đối với bị cáo Duy và Nam.
Theo hồ sơ, khoảng 21 giờ 30 ngày 24-6-2018, sáu
bị cáo cùng đi dự sinh nhật ở quận 2, TP.HCM. Tại đây,
Khang nói với Bảo có mâu thuẫn với một thanh niên
ở quận 9. Bảo nói lại với cả nhóm nên cả nhóm quyết
định đi trả thù cho Khang.
Khang về nhà lấy mã tấu, kiếm, gậy ba khúc, đao
cùng cả nhóm đi trên hai xe máy do Bảo và Duy điều
khiển. Khi đến ngã ba Tây Hòa (quận 9), thoáng thấy
dáng người đàn ông giống đối tượng đang tìm kiếm
nên Khang hô cả nhóm xông vào đánh.
Nạn nhân là các anh Lê Văn Sỹ, Đỗ Ngọc Tiến, Lê
Văn Lộc. Bị cáo Bảo ném pháo sáng, các bị cáo còn lại
dùng đao, gậy ba khúc đánh liên tiếp vào anh Sỹ khiến
anh bị tổn hại 17%, anh Lộc bị tổn hại 32%. Thấy nạn
nhân nằm gục trên đường, cả nhóm biết đánh nhầm nên
bỏ về nhà Trung nhậu tiếp...
Tại phiên tòa phúc thẩm, Khang khai do có mâu
thuẫn với một người đang sống tại quận 9 nên khi đi
sinh nhật, Khang đã rủ nhóm bạn cùng đi tìm người đó
trả thù.
Trong khi bị cáo Duy và Nam khai chỉ nghe cả nhóm
nói đi đến nhà Khang chứ không biết là đi đánh nhau.
Lúc cả nhóm xông vào đánh thì Duy và Nam đứng
cách đó 5 m trông xe, không tham gia…
HĐXX phúc thẩm nhận định hai bị cáo Duy và Nam
được áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ, các bị cáo là
những thanh niên mới lớn. Tại thời điểm phạm tội,
Nam dưới 18 tuổi, Duy 18 tuổi một tháng 10 ngày nên
nhận thức về xã hội còn hạn chế, tham gia vụ án với vai
trò đồng phạm, giúp sức không đáng kể, bị rủ rê.
Tại hiện trường vụ án, Duy và Nam không tham gia
thực hiện hành vi phạm tội đối với các bị hại mà giúp
sức chở các bị cáo khác đến hiện trường. Ngoài ra hai
bị cáo này có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự,
phạm tội lần đầu, hành vi có tính chất bột phát. Vì vậy
tòa cấp sơ thẩm tuyên mức án treo đối với Duy và Nam
là có căn cứ, đúng pháp luật.
Theo HĐXX, với bốn bị cáo còn lại có một số tình
tiết giảm nhẹ là các bị cáo phạm tội lần đầu, không có
sự bàn bạc, khai báo thành khẩn, có thái độ ăn năn hối
cải. Phía gia đình các bị cáo đã bồi thường cho bị hại.
Vậy tòa cấp sơ thẩm tuyên mức án trên là tương
xứng với mức độ, động cơ phạm tội của các bị cáo,
không nhất thiết phải tăng hình phạt như VKSND quận
9 kháng nghị.
Từ đó, HĐXX cấp phúc thẩm tuyên bác kiến nghị
của VKSND quận 9, y án sơ thẩm đối với cả sáu bị cáo.
CÙ HIIỀN
Tòa y án sơ thẩmvới sáu bị cáo dù VKS kháng nghị tăng án.
Ảnh: CÙHIỀN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook