036-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu21-2-2020
NGUYÊNTHY - CHÂUANH
T
rên số báo trước, chúng tôi
có ghi nhận việc Thanh tra
Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang
đã xử phạt bà Y. 7,5 triệu đồng về
lỗi đăng bình luận (comment) sai
sự thật về dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, cũng là hành vi đăng tải
thông tin sai sự thật trên mạng xã
hội (MXH) và cùng căn cứ vào
Nghị định 174/2013 để xử phạt
nhưng Hậu Giang đã làm khác
với các nơi. Nếu các tỉnh, thành
khác dựa vào điểm a khoản 3 Điều
64 để xử phạt cá nhân 12,5 triệu
đồng thì Hậu Giang lại dựa vào
điểm g khoản 3 Điều 66 của nghị
định trên để ra mức phạt thấp hơn.
Giải thích thêm, ông Đặng Hiếu
Trung, ChánhThanh tra SởTT&TT
tỉnh Hậu Giang, cho biết bàY. đăng
comment chứ không phải là đăng
dòng trạng thái (status), cụ thể là
bà đã sử dụng tài khoản Facebook
của chồng để comment. Do Điều
64 được áp dụng khi cá nhân, tổ
chức vi phạm tại trang thông tin
điện tử của mình nên Hậu Giang
không thể xử phạt bà Y. theo Điều
64, mà phải theo Điều 66.
Theo chúng tôi, Thanh tra Sở
TT&TT tỉnh Hậu Giang đã áp
dụng sai điều khoản của Nghị định
174/2013, dẫn đến việc xử phạt sai
quy định.
Về trang thông tin điện tử của
cá nhân, khoản 4 Điều 20 Nghị
định 72/2013 (quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng) quy định rõ: “Trang
thông tin điện tử cá nhân là trang
thông tin điện tử do cá nhân thiết
lập hoặc
thiết lập thông qua việc
sử dụng dịch vụ MXH
để cung cấp,
trao đổi thông tin của chính cá nhân
đó…”. Như vậy, với quy định này
thì tài khoản MXH của cá nhân
cũng chính là trang thông tin điện
tử của cá nhân.
Trên cơ sở đó, việc xác định bàY.
sai gì sẽ căn cứ vào việc bà cung cấp
thông tin sai sự thật trên Facebook,
không phân biệt là bà viết status
hay comment và cũng không cần
phân biệt đó có phải là Facebook
của chính bà hay không vì pháp
luật không yêu cầu. Thay vào đó,
các cơ quan chức năng được quyền
áp dụng theo điểm a khoản 3 Điều
64 Nghị định 174/2013 để xử phạt
người trực tiếp đăng thông tin sai.
Đáng lưuýhơn, theođiểmgkhoản
3 Điều 66 thì hành vi bị điều chỉnh
là “cung cấp, trao đổi, truyền đưa
hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số
nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của tổ
chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác”. Nếu bà Y. đăng
comment không nhằm đe dọa, quấy
rối, xuyên tạc… ai thì việc phạt bà
theo điều khoản này là hoàn toàn sai.
Tóm lại, vào thời điểm này, nếu
cá nhân đăng thông tin sai sự thật
trên Facebook thì xử phạt theo
Quy định mới rõ ràng hơn
Từ đềmục của Điều 64 Nghị định 174/2013 là“Vi phạmquy định về trang
thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp” mà nhiều nơi đã có
băn khoăn trong việc dẫn chiếu để xử phạt các hành vi đăng tải thông tin
sai sự thật trên MXH.
Nay Nghị định 15/2020 (sẽ thay thế cho Nghị định 174/2013 từ ngày 15-4
tới đây) có sự rõ ràng hơn. Nghị định này có Điều 101 điều chỉnh “vi phạm
các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH”. Theo đó, hành vi lợi
dụngMXH để thực hiện việc“cung cấp, chia sẻ thông tin giảmạo, thông tin
sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạmuy tín của cơ quan, tổ chức, danh
dự, nhân phẩmcủa cá nhân”bị phạt tiền 10-20 triệu đồng (điểma khoản 1).
Hành vi“cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số
nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” cũng có mức phạt tương tự
(điểm g khoản 3 Điều 102).
So ra, mức phạt tiền dành cho hai hành vi là bằng nhau chứ không còn
cao, thấp như nghị định hiện hành. Tất nhiên, do cả hai là mức phạt dành
cho tổ chức nên đối với cá nhân sẽ là 5-10 triệu đồng.
Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang cũng từng
băn khoăn
Theo ông Đặng Hiếu Trung, Chánh Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang,
đây là lần đầu tiên địa phương này áp dụng Nghị định 174/2013 để xử
phạt hành vi đưa sai thông tin trên MXH. Trước đó, Hậu Giang có phát hiện
nhiều trường hợp vi phạmnhưng chưa đếnmức phải xử lý hành chính. Khi
nghiên cứu Nghị định 174/2013, Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang cũng
có băn khoăn về việc xử phạt theo Điều 64 hay Điều 66 của nghị định này.
Sau khi trao đổi với các đơn vị liên quan, số ý kiến thống nhất áp dụng Điều
66 chiếm tỉ lệ cao hơn.
Thanh tra Sở TT&TT Hậu Giang
đã xử phạt sai quy định
điểm a khoản 3 Điều 64; nếu cá
nhân đăng thông tin số nhằm đe
dọa, quấy rối, xuyên tạc người khác
thì mới xử phạt theo điểm g khoản
3 Điều 66. Việc xử phạt khác hơn
khi không có căn cứ đúng đều là
làm sai quy định.•
Cơ quan chức năng tỉnhHậuGiang đang làmviệc với bà Y.
(khoanh tròn)
về việc viết thông tin sai. Ảnh: ANHHÀO
Việc xử phạt khác hơn
khi không có căn cứ
đúng đều là làm sai
quy định.
Theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 72/2013, tài khoảnmạng xã hội của cá nhân cũng chính là trang thông tin
điện tử của cá nhân.
Bỏ bằng lái, khôngđóngphạt, cóđăngkýmới được không?
Ba năm trước tôi bị CSGT phạt và
bị tước bằng lái xe nhưng tôi không đi
đóng phạt và bỏ luôn bằng lái. Bây giờ
tôi muốn thi bằng lái mới thì có được không?
Bạn đọc
Nguyễn Anh Tuấn
(TP.HCM)
Luật sư
Lê Dũng
,
Đoàn Luật sư TP.HCM,
trả lời: Về
vấn đề đóng phạt, theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi
phạm hành chính quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị
xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp
vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết
định xử phạt, trừ trường hợp khác do luật định.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá
nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số
tiền phạt chưa nộp.
Như vậy, nếu anh vi phạm giao thông bị ra quyết định
xử phạt hành chính thì anh phải có nghĩa vụ đóng phạt
trong thời gian và địa điểm được ghi trong quyết định xử
phạt hành chính. Nếu ngoài thời gian trên sẽ bị nộp thêm
tiền chậm nộp.
Thứ hai, về vấn đề cấp lại bằng lái xe bị tạm giữ, căn
cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Thông tư 12/2017 của Bộ
GTVT quy định:
Người có giấy phép lái xe (GPLX) bị mất, còn thời hạn
sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới ba tháng được
xét cấp lại GPLX.
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại GPLX tại Tổng cục
Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT, người lái xe gửi một
bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các
hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Sau thời gian hai tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp
ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện
GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý;
có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch thì được
cấp lại GPLX.
Người có GPLX bị mất, quá thời hạn sử dụng từ ba
tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát
hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có
thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau hai tháng kể từ ngày nộp
đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì phải dự sát hạch lại các
nội dung cần thiết.
Do đó, trường hợp GPLX của anh đang bị cơ quan
có thẩm quyền thu giữ thì dữ liệu này sẽ được cơ quan
chức năng kiểm tra khi anh đăng ký cấp lại hoặc đăng
ký mới, kết quả của trường hợp này là anh sẽ không
được cấp lại GPLX.
ĐẶNG LÊ
Tiêu điểm
Sự khác nhau giữa hai
quy định của Nghị định
174/2013
Theo điểm a khoản 3 Điều 64 thì
các cơquan chức năng cóquyềnphạt
tiền 20-30 triệu đồng đối với hành vi
“cung cấp nội dung thông tin sai sự
thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm
uy tín của cơ quan, tổ chức và danh
dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Theo điểm g khoản 3 Điều 66 thì
các cơquan chức năng cóquyềnphạt
tiền 10- 20 triệu đồng đối với hành vi
“cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc
lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm
đedọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạmuy tín của tổ chức, danhdự,
nhân phẩm, uy tín của người khác”.
Dohai mức phạt tiềnnày dành cho
tổ chức nên đối với cá nhân sẽ là 1/2.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook