036-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu21-2-2020
Tiêu điểm
Ban quản lý dự án (QLDA) giao thông khu vực cảng Cái
Mép - Thị Vải vừa báo cáo với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
về tiến độ dự án xây dựng cầu Phước An nối địa phương này
với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Theo Ban QLDA, dự án cầu Phước An có tổng chiều dài
hơn 3,7 km (trong đó thân cầu dài 3,4 km). Cầu thi công
xong nối thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu với huyện Nhơn
Trạch, Đồng Nai. Cầu có thể cho phép tàu 3.000 tấn lưu
thông qua phía dưới. Tổng mức đầu tư 4.879 tỉ đồng, đề xuất
thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.
Về thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, theo
Ban QLDA, dự án được HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Nghị quyết
11/2019. Ngày 8-11-2019, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
ký văn bản chấp thuận vị trí xây dựng cầu Phước An.
Ngày 6-1-2020, UBND tỉnh đã có tờ trình gửi Thủ
tướng Chính phủ, sau đó Thủ tướng có ý kiến chuyển
sang Bộ KH&ĐT về dự án này. Bộ KH&ĐT đã có văn
bản trả lời lại rằng căn cứ Luật Đầu tư công 2019 (có
hiệu lực từ ngày 1-1-2020) thì thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt chủ trương đầu tư là của HĐND cấp tỉnh.
Vì vậy, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị Ban
QLDA nhanh chóng tiến hành các thủ tục tiếp theo, phối
hợp chặt với tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT để sớm hoàn
thiện hồ sơ dự án, có tờ trình trình HĐND tỉnh thông qua
để xây dựng cầu Phước An.
Hiện nay tuyến đường liên cảng phía tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đã thi công, thảm nhựa xong tới gần vị trí xây dựng
cầu Phước An. 
TRÙNG KHÁNH
BàRịa-VũngTàu sẽ phê duyệt đầu tư cầunối vớiĐồngNai
“Các giải pháp, công
trình phải thực hiện
một cách đồng bộ
giữa các địa phương
với nhau, để khi có
hạn mặn hay lũ thì
phát huy ngay tác
dụng.”
ThS
Kỷ Quang Vinh
Giải pháp “cứu” miền Tây
trước hạn mặn khốc liệt
Hàng loạt lúa, hoamàu ở nhiều tỉnhmiền Tây đang trong tình trạng “chết khát”.
TRẦNVŨ-HẢI DƯƠNG-
ĐÔNGHÀ
H
ạn mặn năm nay được
BộNN&PTNTđánh giá
rất sớm, nhận định tình
hình sẽ rất khốc liệt. Thực tế
vừa qua, các chỉ số đều tăng
hơn so với năm 2015-2016.
Đây là sự nhận diện sớm và
chỉ đạo quyết liệt của Chính
phủ cùng sự chủ động của các
địa phương nên đã tổ chức
ứng phó kịp thời, không gây
thiệt hại lớn đến vụ đông xuân
năm nay.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Lê Quốc Doanh đánh giá như
trên tại buổi làm việc với sáu
tỉnh vùng ĐBSCL: Bến Tre,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà
Vinh, LongAn, Sóc Trăng về
tình hình phòng, chống hạn
mặn xâm nhập.
Thiệt hại hàng loạt
lúa, hoa màu
ÔngNguyễnVănMẫn,Giám
đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền
Giang, cho biết diển biến xâm
nhập mặn năm nay rất phức
tạp, độ mặn tăng cao đột biến,
xâm nhập sớm, vượt qua độ
mặn lịch sử năm 2016. Để
giảm thiểu thiệt hại, ông Mẫn
cho hay thời gian qua Tiền
Giang đã tổ chức bốn điểm
bơm với 26 máy bơm. Hiện
tỉnh đã bơm trên 20 triệu lít
nước vào kênh để người dân
bơm lên đồng ruộng.
Về phía tỉnh Bến Tre, ông
Huỳnh Quang Đức, Phó Giám
đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho
biết hiện tỉnh có nhiều công
trình dự án kiểm soát mặn
nhưng chưa khép kín nên
hiệu quả phát huy tác dụng
chưa cao. Do đó, mặn vẫn
xâm nhập sâu vào nội đồng
gây thiệt hại 5.059/5.287 ha
lúa đông xuân. Hiện ngành
nông nghiệp tỉnh đang phối
hợp với địa phương khảo sát
và thống kê thiệt hại. Ngoài ra
Thứ trưởng BộNN&PTNT LêQuốc Doanh tại buổi làmviệc với sáu tỉnhmiền Tây. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Cầu cứu trung ương,
chuyên gia
Trao đổi với PV, ông Lê Văn
Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà
Mau, cho hay: UBND tỉnh đã có
kế hoạch cầu viện các cơ quan
chức năng ở trung ương, các
chuyên gia đến Cà Mau cùng
khảo sát và bàn giải pháp đối
phó mùa hạn hán này. Dự kiến
thứHai tuần tới (24-2), CàMausẽ
đón đoàn khảo sát với sự tham
gia của một số cơ quan ở trung
ương, các chuyên gia nói trên.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo nguồn nước mùa
khô năm 2019-2020 về vùng ĐBSCL thấp hơn nhiều so với
trung bình nhiều nămvà những nămgần đây. Lưu lượng bình
quân tháng 2 có thể thấp hơn so với trung bình vào năm2016.
Hiện thủy điện Trung Quốc vẫn xả thấp, nguồn nước về thấp
ngay vào nửa đầu tháng 2, do vậy dự báo mặn sẽ xâm nhập
sâu, đỉnh mặn tháng 2 vừa xuất hiện trong tuần qua và có xu
thế giảm trong tuần tới.
Với đặc điểmnguồnnước như hiệnnay, người dân cần tranh
thủ tích thêm nước ngọt để đề phòng mặn xâm nhập sâu trở
lại ở kỳ triều cường tới từ nay đến 27-2.
Viện Khoa học thủy lợi miền Namcũng khuyến nghị các địa
phương tranh thủ tích và vận hành hệ thống công trình hợp
lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể. Đồng thời,
hạn chế tiêu thoát và kiểm soát mặn ở các hệ thống thủy lợi,
đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ
thượng nguồn về. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát
mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh
kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.
mặn còn làm cho hàng ngàn
hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Riêng Trà Vinh, ông Phạm
Minh Truyền, Giám đốc Sở
NN&PTNT tỉnh, thông tin:
Hiện tỉnh có khoảng 5.800 ha
lúa đông xuân đã bị thiệt hại
do thiếu nước. Đến nay, còn
khoảng18.000/26.000haxuống
giống trái lịch thời vụ đang có
nguy cơ bị thiệt hại nếu tình
hình nguồn nước trong thời
gian tới không được cải thiện.
Tại buổi công tác,Thứ trưởng
BộNN&PTNTLêQuốcDoanh
đánh giá cao công tác chủ
động phòng, chống hạn mặn
của sáu tỉnh ĐBSCL trong
thời gian qua. Theo ông, còn
ít nhất khoảng một tháng nữa
mới mưa nên chúng ta cần có
những giải pháp tích cực ứng
phó tiếp theo để đối phó với
hạn mặn. “Chúng ta đã làm tốt
rồi cũng phải tiếp tục làm tốt
hơn nữa để bảo vệ lúa, vườn
cây ăn trái trong mùa hạn
mặn năm nay” - Thứ trưởng
Doanh nói.
Giải pháp đồng bộ
hai vấn đề
Đểhạnchế tình trạnghạnmặn
ở miền Tây, GS-TS Nguyễn
Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa
Nông nghiệp Trường ĐH Cần
Thơ, góp ý: Trước tiên người
dân phải theo dõi dự báo xâm
nhập mặn và không tùy tiện
lấy nước ngọt mà phải canh
triều. Bởi độ mặn trong kênh,
rạch không giữ cố định mà
thay đổi theo con nước. Nhà
vườn nên canh lúc nước ròng
để lấy nước ngọt, vì lúc này
nước biển xuống thấp nhất,
đó là cơ hội để nước ngọt và
đẩy mặn lùi ra biển.
Người dân cũng lưu ý không
nên sử dụng nước giếng khoan
để tưới, dành nguồn nước quý
này cho sinh hoạt. Cạnh đó
cần phụ chất điều hòa sinh
trưởng và bón phân để làm
tăng khả năng hấp thụ nước
và bổ sung chất dinh dưỡng
cho cây.
TheoGSVệ, trước tình trạng
hạn mặn như hiện nay, chúng
ta cần phải có những giải pháp
kịp thời và khoa học. Theo đó,
người dân cần phải thực hiện
nghiêm túc khuyến cáo của địa
phương về thời điểm xuống
giống vụ hè thu để cây lúa phát
triển được tốt nhất. Sử dụng
giống lúa chịu mặn tốt nhất.
Tiếp theo là gia cố cống đập,
đê bao và bờ bao ngănmặn, trữ
nước ngọt..., đặc biệt là ngăn
chặn thất thoát nước. Lục bình,
bèo, cỏ dại trong mương vườn
sẽ làm gia tăng lượng nước bị
mất, cần phải được làm sạch.
cùng đó là phủ nylon haymàng
phủ nông nghiệp lên mặt nước
để giảm bốc hơi.
Vườn canh tác phải được phủ
bằng những vật liệu có sẵn tại
địa phương như rơm rạ, lá dừa,
lámía..., có thể dùng nylon hay
màng phủ nông nghiệp trải lên
mặt đất. Cuối cùng là cần tỉa
bỏ những lá nằm khuất trong
tán quang hợp kém để giảm
lượng nước mất do thoát hơi.
Trong khi đó, ThS Kỷ
Quang Vinh, nguyên Chánh
Văn phòng Công tác biến
đổi khí hậu TP Cần Thơ, cho
hay: Theo dự đoán, thời gian
tới hạn mặn sẽ diễn ra ngày
càng nhiều hơn, bên cạnh đó
vẫn có thể xảy ra những trận
lũ lụt kinh hoàng. Muốn cứu
ĐBSCL khỏi hạn mặn thì
phải có giải pháp đồng bộ
chống lại cả hai vấn đề này.
Ông Vinh cho rằng trước
mắt những công trình thủy
lợi cố gắng làm nhiều công
trình trữ nước càng tốt. Đặc
biệt là hai công trình ở Tứ
giác Long Xuyên - Hà Tiên
và vùng Tràm Chim. Đây
là công trình trữ nước từ
xưa đến nay, cần cố gắng
khôi phục.
Cạnh đó, mỗi người dân,
địa phương phải trữ nước từ
các nguồn kênh rạch có sẵn.
Nếu mọi người đều làm thì sẽ
trữ được rất nhiều nước trong
đất, khả năng đẩy mạnh mặn
ra sẽ tốt hơn.
“Điều quan trọng là các giải
pháp, công trình phải thực
hiện một cách đồng bộ giữa
các địa phương với nhau, để
khi có hạn, mặn hay lũ thì
phát huy ngay tác dụng và
công trình phải đảm bảo môi
trường” - ông Vinh chia sẻ.
Theo ông Vinh, thực tế hạn
mặn chúng ta đã làm công
tác dự báo từ sáu tháng trước
nhưng chúng ta chưa làmđược
công trình gì để ứng phó mà
cụ thể là công tác trữ nước
trong khi nguồn nước rất dư
thừa. Một năm sông Mekong
cung cấp khoảng 475 tỉ m
3
,
chúng ta chỉ xài khoảng 50 tỉ
và trên thượng nguồn sử dụng
khoảng 100 tỉ, lượng nước dư
thừa rất lớn nhưng chúng ta
không trữ mà để chảy ra biển
một cách lãng phí.
“Đến mùa khô dân thượng
nguồn lấy nước, lượng nước
ngọt bị lấy nhiều thì dĩ nhiên
là mặn sẽ đẩy lên nhiều và
dân ta lãnh đủ” - ông Vinh
phân tích.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook