036-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu 21-2-2020
Từ 12-
3
, thí điểm nộp phạt
giao thông qua mạng
Với việc thí điểmnộp phạt vi phạmgiao thông tại năm tỉnh, TP qua Cổng dịch vụ công quốc gia,
người dân không cần phải đến kho bạc như lâu nay.
TUYẾNPHAN-HẢI HIẾU
- LÊ THOA
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
N
gày 20-2, Cục CSGT
(C08, Bộ Công an) cho
biết bắt đầu từ ngày
12-3 tới đây sẽ triển khai
thí điểm nộp phạt vi phạm
giao thông trên Cổng dịch
vụ công quốc gia.
Thí điểm tại 5 tỉnh, TP
Thiếu tướng Lê Xuân Đức,
Phó Cục trưởng C08, cho hay
việc nộp tiền phạt qua cổng
dịch vụ công được thực hiện
hai giai đoạn. Giai đoạn một
kể từ ngày 12-3, thí điểm tại
năm tỉnh, TP: Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP.HCMvà
Bình Thuận. Giai đoạn hai từ
tháng 6-2020, triển khai trên
toàn quốc.
Giải thích về việc chọn năm
địa phương nêu trên để thí
điểm, ông Đức thông tin đây
là những tỉnh có tỉ lệ xử phạt
vi phạm hành chính lớn nhất,
chiếm một nửa của cả nước.
Trước đó, hồi đầu tháng
2, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã yêu cầu Bộ Công an
sớm cung cấp dịch vụ thu tiền
nộp phạt vi phạm giao thông
đường bộ trên Cổng dịch vụ
công quốc gia.
Thiếu tướng Đức cho rằng
CụcCSGTvàBộCông an đều
nhận thức được điều này nên
đã rất quyết tâm. Vì vậy, Cục
đã tích cực phối hợp với Văn
phòng Chính phủ, đến nay cơ
bản hoàn thành về quy trình
nghiệp vụ.
Phó cục trưởng C08 cho
hay đơn vị cũng đã thammưu
cho Bộ Công an ban hành
văn bản chỉ đạo, thực hiện
sử dụng biên lai điện tử như
biên lai giấy hiện nay.
Thông tin thêm, ôngNgôHải
Phan, Cục trưởng Cục Kiểm
soát thủ tục hành chính, Văn
phòng Chính phủ, cho hay
các bên về cơ bản đã thống
nhất quy trình nghiệp vụ;
nội dung thông tin tích hợp,
chia sẻ dữ liệu hai chiều giữa
cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm
hành chính của Bộ Công an
với Cổng dịch vụ công quốc
gia để phục vụ cho việc nộp
phạt trực tuyến vi phạm giao
thông thuộc thẩm quyền xử
phạt của CSGT.
Vẫn duy trì cả hai
hình thức nộp phạt
Thiếu tá Vương Ngọc Bắc,
PhóTrưởngphòngThammưu,
Cục CSGT, cho biết khi thực
hiện thí điểm nộp phạt qua
cổng dịch vụ công cùng với
hình thức đến kho bạc nộp
phạt như từ trước tới nay,
người dân có thể nộp phạt
trực tuyến trên mạng Internet.
Cục CSGT sẽ cập nhật dữ
liệu người vi phạm lên hệ
thống cơ sở dữ liệu của đơn
vị và tích hợp với hệ thống
dịch vụ công. Bằng sự tích
hợp này, người dân có thể
tìm lỗi vi phạm, quyết định
xử phạt đối với mình và thực
hiện các bước nộp phạt trên
mạng thông qua tài khoản
ngân hàng.
Sau khi nộp phạt trực tuyến,
người dân cũng có hai hình
thức để nhận lại giấy đăng
ký, giấy phép lái xe bị tạm
giữ, gồm thông qua bưu điện
hoặc trực tiếp tới trụ sở lực
lượng CSGT.
Với hình thức trung gian
qua bưu điện, người dân có
thể ngồi tại nhà mà vẫn nhận
được giấy tờ. Cụ thể, theo
thỏa thuận hợp tác giữa Cục
CSGT và Tổng Công ty Bưu
điệnViệt Namvào năm2016,
người vi phạmcó thể lựa chọn
phương thức nộp tiền phạt vi
phạm giao thông tại các bưu
cục trên cả nước và nhận lại
giấy tờ bị tạm giữ tại nhà.
Nếu muốn sử dụng hình
thức này, người vi phạm sẽ
đăng ký với cơ quan công an
bằng việc ghi và ký vào mặt
sau biên bản vi phạm (bản cơ
quan công an lưu) để chuyển
tới bưu điện.
Tiếp đó, người vi phạmđến
bưu cục gần nhất để đăng ký
và nộp tiền (bao gồm tiền phạt
và phí dịch vụ bưu điện). Khi
nhậnđược tiềnnộpphạt,CSGT
sẽ chuyển phát giấy tờ tạmgiữ
chongườiviphạmtheophương
thứcưutiên.Bưuđiệnsẽchuyển
phát tới tận tay người nhận. Dù
vậy, với hình thức này, người
dân vẫn phải đến bưu điện để
làm các thủ tục.
CSGT Đà Nẵng:
Nộp phạt qua mạng
là có lợi cho dân
Đại tá Phan Ngọc Truyền,
Trưởng Phòng CSGT, Công
an TP Đà Nẵng, cho biết đã
nắm được thông tin tới đây
người vi phạm giao thông sẽ
nộp phạt qua mạng.
Theo Đại tá Truyền, hiện
tại đơn vị này cũng đã liên
kết với bưu điện để cho người
“Từ ngày 12-3, thí
điểm nộp phạt vi
phạm giao thông
điện tử tại năm
tỉnh, TP: Hà Nội,
Hải Phòng, Đà
Nẵng, TP.HCM
và Bình Thuận;
từ tháng 6-2020,
triển khai trên
toàn quốc.”
Thiếu tướng
Lê Xuân Đức,
Phó Cục trưởng C08
CSGT kiểmtra, xử lý các trường hợp vi phạm. Ảnh: PHANTUYẾN
dân đóng phạt sau khi nhận
quyết định xử phạt. Bước tiếp
theo tới đây là nộp phạt qua
mạng, tài khoản điện tử thì
quá tiện lợi cho người dân.
“Quan điểm của tôi, nếu
ứng dụng công nghệ thông
tin vào thực tiễn và người
dân được hưởng lợi là tôi ủng
hộ. Việc này cũng góp phần
giảm công việc cho cán bộ
xử lý” - Đại tá Truyền nói.
Đại tá Truyền cho biết dự
thảo này rất có lợi cho người
hiểubiết và sửdụngđược công
nghệ thông tin. Nhưng phải
thực hiện song song với cách
làm cũ vì không phải người
nào cũng cài app, sử dụng
được phần mềm ứng dụng.
“Do đó, cần phải có lộ trình,
thời gian từ thí điểm đến mở
rộng việc nộp phạt quamạng”
- Đại tá Truyền nói.
Các ngành phải
phối hợp thông suốt
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
,đạidiệnPhòngCSGT
(PC08, Công an TP.HCM),
cho biết đến nay vẫn chưa
chính thức nhận được chỉ đạo
triển khai từ các cơ quan cấp
trên về việc thu tiền phạt giao
thông qua mạng. Các đơn vị,
đội, trạm CSGT trên địa bàn
TP cũng cho biết chưa nắm
được thông tin về vấn đề này.
Tuy nhiên, với tư cách cá
nhân, đội trưởng một đội
CSGT ở TP.HCM nêu quan
điểm ủng hộ việc điện tử hóa
công tác xử lý, thu nộp phạt
trong lĩnh vực giao thông, làm
sao để giảm bớt việc lưu trữ
tài liệu, hồ sơ bằng giấy. Từ
đó tiết kiệm tiền bạc của Nhà
nước và thời gian, công sức
của người dân và lực lượng
CSGT.
Nhưng về khâu thu tiền
phạt qua mạng thì vị này bày
tỏ nhiều băn khoăn, làm sao
để phối hợp các ngành với
nhau. Vì việc nộp phạt giao
thông quamạng không chỉ liên
quan đến ngành công an mà
còn liên quan đến ngân hàng,
kho bạc… “Các đơn vị này
phải phối hợp với nhau như
thế nào từ khâu tạo, quản lý
được tài khoản của người vi
phạm, không để lọt các loại
tài khoản ảo” - vị sĩ quan nêu
băn khoăn.
Điều đáng băn khoăn khác
ở các đơn vị, đội, trạmCSGT
là với các hình thức xử phạt
bổ sung như tước bằng lái xe,
tạm giữ xe… thì người dân
nộp phạt quamạng nhưng vẫn
phải đến cơ quan CSGT để
lấy lại giấy tờ xe và phương
tiện của mình.
Theo các đơn vị, quy trình
xử lý, lưu trữ, tiêu hủy biên
bản xử phạt hiện nay phải
tuân theo quy định của ngành
là rất chặt chẽ nhưng rất cực
và đã lỗi thời. Nếu nộp phạt
qua mạng thì hồ sơ được xử
lý trên máy tính, việc lưu trữ
cũng sẽ thực hiện trên mạng
sẽ giúp điện tử hóa công tác
xử phạt vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, đòi hỏi ai cũng
phải có tài khoản là khó vì
hiện nay với người dân lao
động phổ thông, buôn bán,
nội trợ… ít quan tâm hoặc
chưa quen với các giao dịch
điện tử.•
Quy trình hiện nộp phạt thủ công
A.
Nếumức phạt dưới 400.000 đồng => CSGT lập biên bản,
ra quyết định xử phạt tại chỗ => người vi phạm nộp tiền tại
chỗ (cho CSGT) hoặc ra kho bạc, không bị giữ giấy tờ.
B.
Nếu mức phạt từ trên 400.000 đồng => CSGT lập biên
bản tại chỗ, người vi phạm để lại giấy tờ rồi đi => sau 7-10
ngày hoặc trên 30 ngày, đội, trạm, phòng CSGT ra quyết định
xử phạt, người vi phạmđến nhận => người vi phạm cầmbiên
bản đi đóng phạt tại kho bạc => người vi phạm cầm biên lai
nộp phạt quay lại đội, trạm, phòng CSGT trình, lấy lại giấy tờ,
phương tiện.
Quy trình sẽ nộp phạt điện tử
A.
Nếumức phạt dưới 400.000 đồng => CSGT lập biên bản,
ra quyết định xử phạt tại chỗ, người vi phạm nộp tiền tại chỗ
(tiền tươi) hoặc ra khobạc hoặc nộpquamạng theoquy trìnhB.
B.
Nếumức phạt từ trên 400.000 đồng=>CSGT tuần tra trên
đường lập biên bản => sau 7-10 hoặc trên 30 ngày, đội trưởng
raquyết định xửphạt, dânđếnnhận =>dân cầmbiênbản, truy
cập vào cổng dịch vụ công, vàomục nộp phạt, nhập các thông
tin cá nhân theobiênbản, đóngphạt qua tài khoảnngânhàng,
kiểm tra chứng từ => tại đội, trạm, phòng CSGT lấy lại giấy tờ,
phương tiện hoặc lựa chọn thông qua trung gian là bưu điện.
Tóm tắt quy trình nộp phạt cũ, mới
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook