036-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu21-2-2020
Vào EVFTA:
Phải chủ động
được nguyên liệu
PHƯƠNGMINH
D
ịch COVID-19 bùng
phát khiến nhiều ngành
hàng tạiViệt Nam (VN)
phụ thuộc quá lớn vào nguồn
nguyênphụ liệu từTrungQuốc
(TQ) lao đao vì cạn nguồn
nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất. Việc thiếu nguyên liệu
để sản xuất khẩu trang là một
điển hình.
Chính vì thế, nhiều chuyên
gia cho rằngHiệp định thương
mại tự do VN - EU (EVFTA)
có thể là cơ hội để giảmsự phụ
thuộc vào nguyên liệu từ TQ.
Đón bắt cơ hội
Trong khi giới phân tích
vẫn đang tranh luận về việc
ngành dệt may VN sẽ nhận
được những lợi ích và gặp
các thách thức nào dưới tác
động EVFTA thì ông Đặng
Triệu Hòa, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ,
tỏ ra thoải mái trong sân chơi
mới. “Trong cuộc chơi này,
không phải mọi công ty đều
bình đẳng và được hưởng lợi.
Ai chuẩn bị đúng và sớmmới
nắm bắt được lợi ích” - ông
Hòa nói.
Điều ông Hòa nói là có cơ
sở. Nhìn thấy trước lợi ích
từ các hiệp định thương mại
tự do mang lại, không chỉ
với EVFTA nên Sợi Thế Kỷ
đã đầu tư mạnh mẽ các nhà
máy sản xuất sợi. Đơn giản
là trong cơ cấu ngành dệt
may, sợi là nguyên liệu đầu
vào đầu tiên cho đến khi một
thành phẩm ra đời.
Kết quả là tỉ lệ bán hàng nội
địa của công ty tăng lên. Lý
do là các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) và các công
ty trong nước chuyển hướng
mua hàng của Sợi Thế Kỷ để
tận dụng ưu đãi thuế. “Ví dụ,
khi hiệp định thương mại tự
do được ký kết với HànQuốc,
mức thuế suất giảm từ 8%
xuống 0% cho ngành hàng
sợi thì các đơn hàng với phía
Hàn Quốc đã gia tăng nhanh
chóng” - ông Hòa nói. Tuy
vậy, ông Hòa cho hay việc
đầu tư vào các nhà máy sản
xuất sợi không đơn giản, nhất
là về vốn. Ví dụ, muốn đầu
tư một dây chuyền sản xuất,
doanh nghiệp phải chi hơn
30 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp Việt
khác cũng nhìn thấy sự hấp
dẫn của việc tự chủ được
nguồn nguyên liệu. Điển hình
là Công ty May Thành Công
(TCM) đã đầu tư mạnh mẽ
cho các nhà máy dệt, nhuộm,
vốn là nút thắt cổ chai của
ngành dệt may VN. Nhờ vào
nền tảng này, ban lãnh đạo
TCM kỳ vọng mở rộng hơn
nữa thị phần châu Âu cũng
như cung cấp nguyên liệu
“Made in Vietnam” cho các
doanh nghiệp dệt may khác.
Tuynhiên,khôngnhiềudoanh
nghiệp tự chủ được nguyên vật
liệu để hưởng nguyên tắc xuất
xứ từ các hiệp định thương
mại tự do nhằm hưởng trọn
vẹn lợi ích. Công ty Chứng
khoán Bảo Việt cho biết quy
tăc xuât xư trong EVFTAđăt
ra nhiêu thach thưc cho cac
doanh nghiêp dêt may cua
VN. Nguyên nhân là do phần
lơn cac doanh nghiêpVN vân
đang chi thực hiên công đoạn
may căt, chư chưa san xuât
vai và sơi.
Tương tự, Công ty Chứng
khoán SSI cũng nhận định
ngành dệt may phụ thuộc
nhiều vào nhập khẩu đến
60% từ máy móc, nguyên
vật liệu đến phụ kiện. Chẳng
hạn, hiện nay hơn 60% vải
nhập khẩu vào VN là từ TQ
và Đài Loan. Điều này khiến
các công ty trong nước gặp
trở ngại trong việc tận dụng
thuế suất ưu đãi.
Khó cũng phải làm
Theo Tổng cục Hải quan,
năm 2019 nhập khẩu nguyên
phụ liệu dệt may, da, giày
đạt giá trị 5,8 tỉ USD. Trong
đó, nhập khẩu từ TQ đạt hơn
2,4 tỉ USD, tăng 11,93% so
với năm trước đó. Như vậy,
thị trường nhập khẩu TQ đã
chiếm hơn một nửa nguyên
phụ liệu nhập khẩu. Đại diện
một công ty dệtmay thừa nhận
việc phải nhập khẩu 70% vải
và nguyên phụ liệu các loại
từ TQ nên khi nguồn cung bị
đình trệ khiến doanh nghiệp
đau đầu.
Một trong những nội dung
quantrọngcủahiệpđịnhEVFTA
là yêu cầu các doanh nghiệp
phải tự chủ nguyên liệu để
đảm bảo nguyên tắc xuất xứ
theo quy định. “Đây là một
Tháo điểm nghẽn để hưởng lợi
Riêng trongnăm2019, giá trị kimngạch xuất khẩuda, giày
tại thị trường châuÂuđạt hơn 5 tỉ USD. ÔngDiệpThànhKiệt,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách VN, cho biết hiệp
định mở ra nhiều cơ hội để tăng xuất khẩu vào thị trường
EU và nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp công nghệ, đầu tư
mạnh cho thiết kế. Tuy vậy, ngành này vẫn còn điểmnghẽn
là phụ thuộc vào nhập khẩu nguyênphụ liệu khá nhiều (gần
80%), mà tỉ trọng nhập khẩu từ TQ là chủ yếu.
Công ty Chứng khoán SSI cũng cho hay để đạt được lợi
ích trong dài hạn khi EVFTA có hiệu lực, các công ty trong
nước phải nỗ lực để tăng tỉ lệ sử dụng vải trong nước. Có
điều việc sản xuất vải trong nước luôn luôn là một nút thắt
trong ngành vì nhiều lý do, bao gồm tác động tiêu cực của
việc sản xuất vải đến môi trường.
Ngày 20-2, ông Hà Đức Hùng, Chủ tịch Hội Doanh
nhân trẻ TP Đà Nẵng, cho hay hội vừa có công văn gửi
Chính phủ, UBND TP Đà Nẵng về các giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp (DN) do dịch COVID-19.
Ông Hùng cho hay các DN bị ảnh hưởng trực tiếp
và nặng nề bởi dịch COVID-19 là các ngành vận tải,
lữ hành, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nông sản xuất
khẩu…; các DN có hàng hóa xuất sang Trung Quốc
và nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất từ
Trung Quốc.
“Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải
pháp hiệu quả hỗ trợ thì sắp đến, DN có nguy cơ dừng sản
xuất, thậm chí phá sản trên diện rộng” - ông cho biết.
Theo chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, các DN
nằm trong các ngành bị ảnh hưởng trực tiếp có doanh số
giảm rất mạnh. Thậm chí có DN giảm về xấp xỉ bằng 0,
việc cân đối các khoản chi, chi phí cực kỳ khó khăn, trong
đó có các khoản vay ngân hàng đến kỳ phải trả.
Vì vậy, hội đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng
Nhà nước có chủ trương cho các ngân hàng thương mại
khoanh nợ, giãn nợ, ân hạn nợ, giảm lãi suất đối với các
DN này. Ngoài ra, đề xuất Chính phủ có chủ trương chậm
nộp bảo hiểm xã hội đối với các DN trong nhóm ngành bị
ảnh hưởng trực tiếp do dịch.
Hội cũng đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét miễn
hoặc giảm thuế VAT cho ngành du lịch từ sáu tháng
đến một năm hoặc đến khi hết dịch để hỗ trợ sức tiêu
thụ của thị trường. Đặc biệt kiến nghị Chính phủ cho
các DN trong các ngành bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch
COVID-19 được chậm nộp thuế, giãn nợ thuế…
TÂMAN
trong những cách ràng buộc để
doanh nghiệp Việt thoát phụ
thuộc nguồn nguyên phụ liệu
TQ, nhằm hưởng trọn các ưu
đãi từ thị trường EU” - một
chuyên gia phân tích.
Vị chuyên gia trên cũng cho
rằng dịch COVID-19 cũng là
bài học và cơ hội đểVN tìm ra
những nguồn cung cấp nguyên
vật liệu mới. Qua đó để tránh
tình trạng khi TQ “hắt hơi”,
hàng loạt ngành của VN như
da, giày, dệt may, túi xách…
“sổ mũi”. Thực tế, thời gian
gần đây nhiều công ty đang
tìm cách nhập khẩu vật liệu
từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan, Brazil để tránh phụ thuộc
vào khối lượng nhập khẩu rất
lớn từ TQ.
“Đặc biệt, hiệp định thương
mại tự do với EU là cơ hội
để VN tăng khối lượng trao
đổi mậu dịch, tránh phụ thuộc
vào TQ, dù đây không phải
là chuyện dễ làm trong một
sớmmột chiều. Không dễ làm
nhưng nếu không làm thì các
công tyViệt sẽ chịu thiệt” - vị
chuyên gia nhấn mạnh.
TS Trần Hoàng Ngân,
Viện Nghiên cứu phát triển
TP.HCM, đánh giá EVFTA
chắc chắn sẽ thúc đẩy những
nỗ lực tái cấu trúc nền kinh
tế, tái cấu trúc không gian thị
trường của nền kinh tế VN
theo hướng tăng cường tính
tự chủ, giảm lệ thuộc vào các
thị trường bên cạnh và nâng
cấp VN trong các chuỗi giá
trị toàn cầu. Ngoài ra, VN
có nhiều cơ hội đón được sự
đầu tư các công nghệ tiên
tiến của châu Âu. Đó chính
là điều VN cần nắm bắt tốt
nhất hiện nay.
“Dịch COVID-19 đã đưa ra
bài học cho các doanh nghiệp
đang lệ thuộc nguyên vật liệu
từ TQ. Đó là nhân lúc này,
cần tìm những nguồn cung
khác để có thể tự chủ sản
xuất trong nhiều tình huống.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt
có sản phẩm tương đồng với
công ty TQ có thể bung ra tìm
thị trường mới, lấp vào chỗ
trống trong chuỗi cung ứng
sản phẩm mà doanh nghiệp
nước này để lại do không thể
duy trì sản xuất vì dịch” - ông
Ngân khuyến nghị.•
Việc phải nhập khẩu 70%-80%nguyên phụ liệu
các loại từ Trung Quốc khiến doanh nghiệp đau đầu
khi nguồn cung bị đình trệ.
Thời gian qua, ngànhmaymặc và rất nhiều ngành khác gặp không ít khó khăn vì phụ thuộc
nguồn nguyên liệu từ TrungQuốc. Ảnh: HOÀNGGIANG
Cần phải tránh
tình trạng khi TQ
“hắt hơi”, hàng loạt
ngành của VN như
da, giày, dệt may,
túi xách…“sổ mũi”
vì phụ thuộc quá lớn
về nguyên liệu.
DulịchlàngànhchịuảnhhưởngnặngnềdodịchCOVID-19. Ảnh:T.VIỆT
Tiêu điểm
Tiếp cận công nghệ
tiên tiến châu Âu
TheoôngNguyễnTônQuyền,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và
Lâm sản VN, dù ngành gỗ Việt
không phụ thuộc vào nguyên
liệu nhưng EVFTA chính là cơ
hội chocácdoanhnghiệpđược
tiếpcậncôngnghệ châuÂu. Cụ
thể là mua các máy móc hiện
đại để cải thiện năng lực cạnh
tranh của mình, áp dụng khoa
học kỹ thuật, nâng cao năng
suất, hạ giá thành sản phẩm.
Kiến nghị hỗ trợ khẩn cho doanh nghiệp vì COVID-19
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook