036-2020 - page 13

13
TRẦNNGỌC
“S
áng 23-1 (29 tháng
Chạp), tôi chuẩn bị
đi làm thì cả nhà
ngăn lại rồi nói: “Bệnh viện
(BV) Chợ Rẫy tiếp nhận hai
cha con người Trung Quốc
bị nhiễm virus Corona kìa.
Bệnh này dễ lây lan lắm, thôi
nghỉ làm đi. Khi nào họ hết
bệnh rồi đi làm lại”. “Một
chút hoang mang và lo lắng
thoáng hiện trong suy nghĩ
của tôi” - bà Huỳnh Thị Sáu
(50 tuổi), nhân viên vệ sinh
hợp đồng Khoa bệnh nhiệt
đới BV Chợ Rẫy, chia sẻ.
Tết không dám sang
thăm láng giềng
Bà Sáu kể: “Do chị em
trong tổ vệ sinh nhà xa nên
tôi đăng ký làm suốt tết. Đùng
một cái, ngày hai cha con
người Trung Quốc nhập viện
do COVID-19 trùng với lịch
trực làm việc nên tôi không
thể bỏ. Tôi nói cả nhà yên
tâm rồi dắt xe chạy tới BV.
Trên đường đi, tôi nghĩ miên
man những việc phải làm để
tránh nhiễm bệnh”.
6 giờ sáng mỗi ngày, bà
Sáu mặc đồ bảo hộ lau sạch
hành lang trước phòng hai
bệnh nhân. Tiếp theo, bà Sáu
vào phòng người bệnh lau
sạch sàn nhà, chùi kỹ giường
nằm, bàn ghế, tủ đồ. Sau đó
bà thu gom vỏ trái cây, hộp
đựng cơm bệnh nhân đã dùng
rồi mang khử nhiệt trước khi
cho vào thùng rác. Bà quần
quật với công việc độ hai
tiếng mới xong. Chiều tầm
14 giờ, bà lại tiếp tục những
việc làm nói trên.
“Do gần môi trường dễ
lây nhiễm nên tôi thận trọng
từng chút. Nhiều người hỏi
tôi có sợ nhiễm bệnh không,
tôi trả lời rằng không sợ lây
là không thiệt lòng. Tôi nói
do được BV hướng dẫn kỹ
càng cách ngừa lây nhiễm
và cung cấp đầy đủ đồ bảo
hộ nên tôi luôn an tâm” - bà
Sáu trải lòng.
Bà Sáu dọn dẹp vệ sinh
phòng ở cho hai bệnh nhân
COVID-19 kéo dài từ ngày
23-1 đến ngày ông Li Ding
xuất viện (ngày 12-2), tính ra
cũng 20 ngày. Suốt 20 ngày,
bà Sáu nghỉ đúng một ngày
vì nhà có giỗ. “Xong công
việc ở BV, tôi về tới nhà thì
trời chập choạng tối. Tết nhất
tôi chỉ ở nhà bên người thân,
AnhNguyễnMinh Tâmkiểmtra thiết bị căn phòng anh Li Zichao đã nằmtrị bệnh COVID-19.
Ảnh: TRẦNNGỌC
Ngoài anh NguyễnMinhTâmvà bà Huỳnh
Thị Sáu, hai bệnh nhânTrung Quốc hết bệnh
COVID-19 có công laogóp sức của BSNguyễn
ThịThanhBình (Khoa bệnhnhiệt đới) và nhân
viên y tế Khoa xét nghiệm BV Chợ Rẫy cùng
nhiều nhân viên y tế khác.
BSThanh Bình là người trực tiếp khámông
Li Ding và anh Li Zichao khi cả hai được đưa
vào phòng cách ly ở Khoa cấp cứu vào chiều
22-1 (28 tháng Chạp). Nghi ngờ cả hai bị
COVID-19, BSThanhBìnhbáoKhoabệnhnhiệt
đới chuẩn bị phòng cách ly để tiếp nhận. Mặc
dù sức khỏe có hạn nhưng BSThanh Bình vẫn
chạy nhanh trên đoạn đường đưa hai bệnh
nhân từKhoa cấpcứu tới Khoabệnhnhiệt đới.
Những ngày sau, BS Thanh Bình mặc kín đồ
bảo hộ trực tiếp thăm khám hai bệnh nhân.
Trong khi đó, nhân viên Khoa xét nghiệm
thường xuyên tiếp cận hai bệnh nhân để lấy
mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Công việc này
đòi hỏi hết sức cẩn thận để phòng tránh sự
lây nhiễm.
Có thểnói hai bệnhnhânngườiTrungQuốc
khỏi bệnhCOVID-19 là nhờ sự góp sức không
nhỏ của những người gánh vác công việc ít
người nghĩ tới.
BS
VÕNGỌC ANHTHƠ
, Phó Trưởng khoa
Bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy
Họ đã nói
Thêm một trường ĐH được tổ chức
thi tiếng Anh theo khung sáu bậc
Ngày 20-2, Bộ GD&ĐT đã có văn bản đồng ý cho
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM được tổ chức thi đánh
giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ sáu
bậc dành cho Việt Nam.
Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu trường này phải đăng
tải công khai đề án tổ chức thi trên cổng thông tin điện tử
của trường, của Bộ GD&ĐT và các phương tiện thông tin
đại chúng. Bộ GD&ĐT cũng lưu ý nhà trường thực hiện
nghiêm túc việc cấp phát, quản lý chứng chỉ theo đúng
quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Cần đảm bảo người
sử dụng chứng chỉ có thể tra cứu thông tin về chứng chỉ
trên trang thông tin điện tử chính thức của trường.
Trường phải báo cáo kế hoạch tổ chức thi, thời gian, địa
điểm của từng đợt thi, tổng hợp và đánh giá kết quả thi sau
mỗi đợt thi gửi về bộ để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo.
Như vậy, hiện tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
là đơn vị thứ 12 của cả nước và là trường ĐH thứ ba ở
TP.HCM được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá
năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ sáu
bậc dành cho Việt Nam.
PHẠMANH
Hà Nội có phương án cho lượng hàng hóa
ứng phó dịch COVID-19
Theo Sở Công Thương TP Hà Nội, nhằm đảm bảo nguồn
cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên
địa bàn TP ứng phó với dịch COVID-19, Hà Nội có phương
án chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30%-50% so với nhu
cầu bình thường của người dân trong một tháng.
Do vậy, người dân không nên lo lắng hay mua hàng
tích trữ. Cụ thể, lượng hàng hóa gồm gạo 46.485 tấn; thịt
heo gần 9.300 tấn; thịt trâu, bò 2.675 tấn; thịt gia cầm gần
3.100 tấn; trứng gia cầm 62 triệu quả; dầu ăn hơn 3 triệu
lít; muối ăn, bột canh 356 tấn; rau củ 51.650 tấn; thủy hải
sản (tươi, đông lạnh) trên 2.580 tấn; thực phẩm chế biến
trên 2.580 tấn...
Nếu dịch xảy ra ở cấp độ một và hai, sở sẽ chỉ đạo các
doanh nghiệp thực hiện điều tiết, luân chuyển hàng hóa
thường xuyên, kịp thời từ các kho hàng hoặc giữa các
điểm bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng tại
các điểm bán, đồng thời báo cáo thường xuyên, đột xuất
khi có hiện tượng lượng khách hàng tăng đột biến tập
trung vào một số mặt hàng.
Ngoài ra, Sở Công Thương TP Hà Nội cũng sẽ đề nghị
Sở Công Thương các tỉnh, TP phối hợp, hỗ trợ giới thiệu,
kết nối với các đơn vị cung ứng mặt hàng mà Hà Nội đang
xảy ra biến động để cung ứng cho thị trường Hà Nội.
Đồng thời, đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp
chỉ đạo các đội quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, xử
lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá
đột biến.
PV
Vui với công việc
nhỏ bé mà giúp họ
khỏi bệnh
Ngày công bố người con
(anh Li Zichao) hết bệnh, tôi rất
vui. Đến khi người cha (ông Li
Ding) được xuất việndođãkhỏi
bệnh, tôi mừng lắm. Công việc
tôi làm hằng ngày cho dù nhỏ
bé, không ai biết nhưng phần
nào cũng giúp cha con người
Trung Quốc khỏe mạnh.
HUỲNH THỊ SÁU
,
nhân viên
vệ sinh Khoa bệnh nhiệt đới
BV Chợ Rẫy
Đời sống xã hội -
ThứSáu21-2-2020
Lời kể của người trực tiếp
chăm sóc bệnh nhân COVID-19
Điều dưỡng, nhân viên vệ sinh góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19.
không dám thăm láng giềng
hàng xóm vì sợ mọi người
ái ngại” - bà Sáu bộc bạch.
Uống ít nước, có khát
cũng phải chịu
“Tôi được phân công trực
từ ngày 23 đến 25-1 (29, 30
tháng Chạp và mùng 1 tết
Canh Tý 2020). Thời điểm
này trùng với ngày cha con
ngườiTrungQuốc nhiễmbệnh
COVID-19 và được điều trị
tại BV” - anh Nguyễn Minh
Tâm (40 tuổi), điều dưỡng
Khoa bệnh nhiệt đới BVChợ
Rẫy, cho biết.
Công việc hằng ngày của
anh Tâm là mang thức ăn vào
phòng hai bệnh nhân rồi cho
uống thuốc và vệ sinh giường
bệnh. Người con do trẻ, khỏe
nên tự ăn và tự uống thuốc.
Riêng người cha đã lớn tuổi,
hai tay run rẩy nên anh Tâm
phải đút từng muỗng cơm.
“Tôi không đứng trực diện
mà đứng chéo góc với người
cha khi đút cơm để phòng hờ
tình huống bệnh nhân vô tình
hắt hơi, văng cơm vô người
tôi. Cho uống thuốc cũng vậy,
tôi cho thuốc vô miệng bệnh
nhân rồi cầmlynước chouống.
Tôi cũng đứng xệch một bên
để tránh trường hợp người cha
ho và văng nước vào người
tôi. Chăm sóc bệnh nhân
COVID-19 tận tình nhưng
phải cẩn thận để tránh lây
nhiễm” - anh Tâm nói.
Phòng bệnh nhân nằm
không sử dụng máy lạnh, chỉ
mở cửa sổ cho thông thoáng.
Với lại, mỗi khi vô phòng cha
con người bệnh là anh Tâm
phải mặc đồ bảo hộ kín mít
nên người rất nóng. Khi xong
công việc, áo quần anh Tâm
đẫm mồ hôi.
“Thật tình mà nói, công
việc của tôi kéo dài trên dưới
hai tiếng nên luôn nóng trong
người, khát nước kinh khủng.
Thế nhưng tôi không dám
uống nước nhiều trước khi vào
công việc vì không thể đi tiểu
tiện trong lúc đang chăm sóc
bệnh nhân. Tương tự, cho dù
cháy khô cổ họng tôi cố chịu,
không thể uống nước trong
lúc thay drap giường, theo dõi
tình trạng bệnh nhân” - anh
Tâm chia sẻ.
Anh Tâm được nghỉ tết vài
ngày, đến ngày 30-1 (mùng
6 tết), anh tiếp tục công việc
chăm sóc y tế hai bệnh nhân
COVID-19 như trước đây.
Nhiều người biết việc anhTâm
đang làmdễ có nguy cơ nhiễm
bệnh nếu sơ sẩy nên khuyên
tạm thời xin nghỉ hoặc chuyển
công việc khác. “Người thân,
bạn bè lo cho tôi nên nói vậy
nhưng tôi nghĩ nếu ai cũng sợ
lây nhiễm thì hai bệnh nhân
COVID-19 bị bỏ mặc à? Họ
chẳng may mắc bệnh, mình
làm được gì cho họ thì làm.
Thiệt tình mà nói, khi nghe
hai cha con người TrungQuốc
hoàn toàn khỏe mạnh, tôi vui
lắm” - anh Tâm tỏ lòng.•
Tôi nghĩ nếu ai
cũng sợ lây nhiễm
thì hai bệnh nhân
COVID-19 bị bỏ mặc
à? Họ chẳng may
mắc bệnh, mình
làm được gì cho họ
thì làm.
Anh
Nguyễn Minh Tâm
,
điều dưỡng ở BV Chợ Rẫy
Sự góp sức không nhỏ của những người thầm lặng
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook