041-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm27-2-2020
VIỆTHOA
T
rong sáu năm (từ năm
2013 đến 2019), 4.600
quyết định xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn TP
chưa được giải quyết. Đó
là thông tin ông Lý Thanh
Long, Chánh Thanh tra Sở
Xây dựng TP.HCM, báo cáo
với Đoàn đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) TP.HCM tại buổi
khảo sát về việc thực hiện
Luật Xử lý vi phạm hành
chính (VPHC) trên địa bàn
TP giai đoạn từ 1-7-2013
đến 31-12-2019, sáng 26-2.
Sáu năm, tồn đọng
gần 4.700 quyết định
xử phạt
Sở Xây dựng cho biết trong
khoảng thời gian trên có
9.724 vụ vi phạm xây dựng
bị phát hiện và xử phạt. Cơ
quan chức năng cũng đã ban
hành 9.724 quyết định xử phạt
hành chính với tổng số tiền
gần 174 tỉ đồng. Tuy nhiên,
tính tới thời điểm này, Sở
Xây dựng cho hay mới chỉ
có gần 5.000 quyết định được
thực hiện.
ÔngLýThanhLong, Chánh
Thanh tra Sở Xây dựng, cho
biết trong gần 4.700 quyết
định tồn đọng chưa thi hành
có khoảng 40% chưa đóng
tiền nhưng đã cưỡng chế,
30% chưa cưỡng chế nhưng
đã đóng tiền. 30% còn lại
chưa thi hành thu tiền và
cưỡng chế.
Sở Xây dựng đánh giá tỉ
lệ chấp hành các quyết định
xử phạt VPHC hiện nay còn
thấp. Từ năm 2013 đến 2017
đạt trên 55% nhưng giai đoạn
Sài Gòn Vina xây lụi gần
35.000 m
2
tại công trình khu
chung cư 628-630 Võ Văn
Kiệt, phường 1, quận 5. Hay
hàng loạt căn nhà xây dựng
không phép ở Bình Chánh…
ĐB Trương Trọng Nghĩa
cho rằng nguyên tắc xử phạt
VPHClàđảmbảonhanh, đúng
và phải thật sự nghiêmminh.
Nếu không sẽ ảnh hưởng rất
lớn, đặc biệt là tâm lý người
xử lý vi phạm trật tự xây
dựng? Sở Xây dựng đã từng
xử lý cán bộ có liên quan
đến tình trạng này chưa? Có
trường hợp nào khởi tố hình
sự hay chưa?” - ĐB Nghĩa
đặt câu hỏi.
Theo ĐB Nghĩa, nếu đủ cơ
sở thì phải khởi tố hình sự.
“Có thể bản án chỉ là cảnh
cáo hoặc án treo nhưng việc
khởi tố hình sự là sự răn đe
rất lớn, cho thấy sự nghiêm
minh của pháp luật” - ĐB
Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng cho rằng
trong thời gian qua, Thành
ủy đã ban hành Chỉ thị 23,
UBND TP cũng đã ban hành
kế hoạch thực hiện chỉ thị
này và thực tế tình trạng vi
phạm xây dựng có giảm. Tuy
nhiên, theo ông Nghĩa, việc
giảm sẽ không bền vững nếu
không tiếp tục làm nghiêm,
làm mạnh, bởi nhu cầu nhà
ở hiện nay là rất lớn.
Liên quan đến vấn đề tiêu
cực của cán bộ, chánh Thanh
tra Sở Xây dựng thừa nhận
là có tình trạng cán bộ vi
phạm trong quá trình thực
thi nhiệm vụ.
“Hằng năm chúng tôi đều
xử lý các cán bộ có vi phạm
liên quan đến trật tự xây dựng.
Trong đó có kiểm điểm, cách
chức, buộc thôi việc các cán
bộ có liên quan. Riêng vụ vi
phạm xây dựng không phép
ở Thủ Đức vừa qua, chúng
tôi cũng đã xử lý cán bộ,
rút về sở. Dù rất đau lòng
nhưng cũng phải xử lý để
làm gương” - ông Long nói.•
Vi phạm xây dựng lớn, chấp hành
xử phạt thấp
từ năm 2018 đến 2019 tỉ lệ
này chỉ còn dưới 50%.
Nguyên nhân của tình trạng
này được cho là do các đối
tượng vi phạm không có khả
năng nộp phạt, việc tháo dỡ
công trình, bộ phận công trình
vi phạm ảnh hưởng đến nơi
ở, làm việc của đối tượng
vi phạm.
“Cạnh đó, việc cưỡng chế
tháo dỡ công trình rất phức
tạp, dễ gây mất an ninh trật
tự nên UBND cấp huyện, xã
chưa quyết liệt tổ chức cưỡng
chế” - ông Long nói.
Theo đánh giá của các
ĐBQH, việc tồn đọng hàng
ngànquyết địnhxửphạtVPHC
trong lĩnh vực xây dựng là rất
có vấn đề. Các ĐB đề nghị Sở
Xây dựng cần làm rõ nguyên
nhân của sự tồn đọng là do
vướng quy định pháp luật,
do quá trình tổ chức thực
hiện chưa tốt hay do pháp
luật chưa đi vào cuộc sống.
Đoàn khảo sát đề nghị nếu có
những khó khăn, vướng mắc
liên quan đến quy định pháp
luật thì cần nêu rõ để đưa vào
nội dung sửa Luật Xây dựng
và nghị định xử phạt VPHC
trong lĩnh vực đất đai tới đây.
Cần khởi tố hình sự
để răn đe
Liên quan đến tình trạng
xây dựng trái phép, ĐB
Trương Trọng Nghĩa cho
rằng TP.HCM là địa phương
thường xuyên nóng về tình
trạng xây dựng không phép,
sai phép. Trong đó có những
vụ không chỉ người dân vi
phạmmà cả lãnh đạo HĐND
quận, chánh thanh tra quận
cũng xây nhà không phép
(như ở Thủ Đức). Hay như
vụ Công ty CP Bất động sản
dân. “Chẳng hạn như vụ xây
vượt tầng tại tòa nhà 8B Lê
Trực (Hà Nội), đến nay đã
hơn một năm vẫn chưa xử lý
được khiến tâm lý dư luận rất
bất bình” - ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, TP đang
quyết tâm để dẹp cho được
hiện tượng đầu nậu, bảo kê
xây dựng nhà trái phép. “Có
hay không cán bộ tiêu cực,
tham nhũng trong quá trình
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên
cho biết có ba nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng xây dựng trái phép diễn biến
phức tạp trong thời gian qua.
Thứ nhất là tốc độ đô thị hóa cao và nhu
cầu nhà ở của người dân rất lớn.
Thứ hai là có sự bất cập về quy hoạch đô
thị và quy hoạch sử dụng đất tại các quận,
huyện.
Thứ ba là ý thức chấp hành pháp luật
của người dân chưa cao trong khi chế tài
xử phạt hiện nay chưa đủ mạnh, chưa đủ
sức răn đe.
Phó giám đốc Sở Xây dựng cũng cho
biết về các khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện Luật Xây dựng và
nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
xây dựng, sở này sẽ có văn bản gửi đoàn
ĐBQH để góp ý thay đổi luật và nghị định
sắp tới.
Trong gần 4.700
quyết định tồn đọng
chưa thi hành, có
khoảng 40% chưa
đóng tiền nhưng
đã cưỡng chế, 30%
chưa cưỡng chế
nhưng đã đóng tiền.
30% còn lại chưa
thi hành thu tiền và
cưỡng chế.
Ông
Lý Thanh Long,
Chánh Thanh tra
Sở Xây dựng TP.HCM
Có cán bộ bị cách chức, buộc thôi việc do dính tới xây dựng trái phép, tuy nhiên đại biểuQuốc hội cho rằng
cần phải xử lý hình sựmới đủ sức răn đe.
Chiều 26-2, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi
làm việc với UBND quận 12 về tình hình thực hiện Luật
Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trên địa bàn TP giai
đoạn 1-7-2013 đến 31-12-2019. Tại đây, ông Võ Tấn
Khoa, Chủ tịch UBND phường An Phú Đông, nêu khó
khăn khi tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng.
“Công trình của tôi thành một đống xà bần, anh tháo
kiểu gì mà nhà tôi thành ra như này” - ông Khoa kể lại lời
phản ứng gay gắt của người dân khi bị cưỡng chế tháo dỡ
công trình vi phạm. Ông Khoa cũng cho biết trong quyết
định cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng ghi
là tháo dỡ nhưng khi thực hiện phải dùng phương tiện cơ
giới. Chính điều này khiến người dân phản ứng, tuy nhiên
nếu tháo từng phần thì không biết đến khi nào mới xong.
Phân tích thêm, ông Khoa cho rằng Luật Xử lý VPHC
không trùng khớp với Luật Xây dựng. Tại Điều 118 Luật
Xây dựng cho phép phá dỡ công trình nhưng trong Luật
Xử lý VPHC lại là tháo dỡ. Vậy phải chăng nên nghiên
cứu sửa luật?
Ông Khoa cũng nêu bức xúc trong việc cưỡng chế các
doanh nghiệp vi phạm về môi trường. Ông đơn cử một
trường hợp công ty về mút xốp vi phạm, bị phạt 350
triệu đồng và đình chỉ chín tháng nhưng đến nay doanh
nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Nguyên nhân là do
phường không tìm được quy định nào để cưỡng chế
doanh nghiệp thực hiện quyết định xử phạt. “Lẽ ra khi
đình chỉ, ngoài niêm phong toàn bộ máy móc thì ngừng
cung cấp dịch vụ điện, nước là cách hiệu quả nhất” - ông
Khoa nói.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND quận 12 - ông Lê
Trương Hải Hiếu cũng kể trường hợp một doanh nghiệp
vi phạm môi trường ở khu phố 4 và 5 (phường Đông
Hưng Thuận) được phản ánh nhiều năm, đưa ra cả HĐND
TP nhưng vẫn không cưỡng chế được việc thực hiện quyết
định xử phạt.
Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Quốc Hải, Phó Trưởng
Công an quận 12, nêu tình trạng tang vật vi phạm hành chính
quá nhiều nhưng khó để tiêu hủy. Số xe vi phạm chất như
núi trong khi trụ sở công an không có chỗ để. Vừa qua Công
an quận 12 cương quyết thu giữ rất nhiều máy bắn cá nhưng
đợi phương án tiêu hủy một năm nay chưa được giải quyết.
“Chuyện ràng buộc trong việc tiêu hủy, xử lý tang vật
quá rườm rà, có những cái thuộc về cơ chế không ai dám
bỏ đi. Để rồi thậm chí tài sản mục nát nhưng không ai nói
gì, còn nếu xử lý thì vi phạm” - Thượng tá Hải nêu ý kiến
và đề nghị cần nghiên cứu quy định cho gọn hơn để công
tác tiêu hủy tang vật được thực hiện nhanh hơn.
LÊ THOA
“Tháodỡ”hay “phádỡ” công trìnhvi phạm?
ĐBQHTrương TrọngNghĩa đề nghị phải xử lý thật nghiêmcán bộ sai phạmtrong các vụ xây dựng
trái phép để răn đe, phòng ngừa chung. Ảnh: VIỆTHOA
Ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép
Có sự chưa thống nhất giữa Luật Xử lý VPHC với Luật Xây dựng trong việc xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook