041-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứNăm27-2-2020
Công an phải đặt mình vào
vị trí nạn nhân!
NGUYỄNTRÀ
T
rên các số báo trước chúng tôi
nêu thực trạng là nhiều nạn nhân
những vụ cướp giật không chịu
hợp tác với công an. Làm cách nào
để mỗi khi xảy ra án, công an là
nơi họ tìm đến đầu tiên. Trung tá
Mai Thống Nhất, cựu đội trưởng
Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm
(Đội 3, Phòng Cảnh sát hình sự,
Công an TP.HCM) có cái nhìn rất
sâu về vấn đề này.
Không phải đối tượng
nhận tội là đủ
.
Phóng viên
:
Có thực trạng là
người dân bị mất tài sản nhưng
ngại đến cơ quan công an trình
báo, thậm chí có trường hợp họ
chấp nhận thỏa hiệp với tội phạm
bằng việc đi chuộc lại tài sản. Theo
ông, vấn đề này do đâu?
+
Trung tá
Mai Thống Nhất
: Có
thực trạng này và đây cũng là một
trong những nguyên nhân gây khó
khăn cho công an trong việc truy
bắt, đấu tranh, xử lý tội phạm.
Dân không đến trình báo có rất
nhiều nguyên nhân: Họ sợ mất thời
gian hoặc tài sản giá trị không lớn
nên bỏ qua. Phía cán bộ, có một bộ
phận không nhiệt tình, gây khó dễ
khiến người bị hại mất niềm tin,
không tới trình báo.
.
Việc người dân không tới công
an trình báo khi bị mất tài sản ngoài
gây khó khăn cho công tác điều tra,
xử lý còn dẫn tới những hệ lụy nào
khác, thưa ông?
+ Thứ nhất, trình báo của người
dân là tư liệu quý để công an nắm
được đặc điểm nhân dạng, phương
tiện, phương thức thủ đoạn của đối
tượng. Rất nhiều vụ việc từ tư liệu
của người dân mà chúng tôi đã truy
bắt thành công, lần ra cả băng nhóm.
Vụ cướp giật kéo lê cô gái cả
chục mét ở quận 1, từ clip chỉ mấy
giây, bằng biện pháp nghiệp vụ,
Đội 3 phối hợp cùng Đội Cảnh sát
hình sự Công an quận 1 bắt được
Trương Hồng Thái sau năm ngày
gây án. Vụ bắt Thạch Thanh Tuyền
cướp giật lọt vào ống kính ngày 29
tết cũng vậy. Hình ảnh đối tượng
do người nhà nạn nhân chụp được
cùng lời khai của nạn nhân giúp công
an nhanh chóng xác minh được kẻ
phạm tội... Đó là những tư liệu quý
để chúng tôi lần tìm ra người này.
Thứ hai, không phải nghi phạm
nhận tội là đủ. Có rất nhiều vụ nhận
tội thay: Em nhận tội thay anh, cha
nhận tội thay con… nên phải đối
chiếu với lời khai, chứng cứ, giám
định. Vì vậy, việc trình báo, hợp tác
của bị hại sẽ giúp công an xác định
chính xác người phạm tội.
Trước đây ở Bình Chánh có
chuyện một người đứng ra nhận tội
giết người và anh này mô tả tỉ mỉ
việc gây án. Tuy nhiên, hung khí
anh này khai không phù hợp với
vết thương trên người nạn nhân và
khi tìm hiểu kỹ mới hay anh này bị
hoang tưởng, còn thủ phạm lại là
người khác.
Thứ ba, việc người dân không
trình báo dẫn tới không có căn cứ
truy tố đối tượng, có trường hợp
bắt được rồi lại thả ra. Rất nhiều
vụ việc trinh sát bị đánh, bị té, bị
xịt hơi cay… trong quá trình truy
đuổi nhưng tới khi xử lý lại không
có nạn nhân nên rất khó.
Vụ triệt phá băng cướp giật Công
“mặt nám”, Châu Ngọc Minh Mẫn
cùng đồng phạm chuyên ăn hàng
quanh khu phố Tây là ví dụ. Trinh
sát mất nhiều tháng trời đeo bám,
theo dõi, thậm chí bị đánh nhưng
khi bắt hơn chục người về thì chỉ
xử lý hình sự được một bị can vì
không có bị hại!
Chưa hết, cũng có nhiều vụ ách
tắc vì không thu hồi được vật chứng
vì nó đã bị tiêu hủy, bán sang tay
nhiều người...
Đặt mình vào vị trí nạn nhân
để làm việc
.
Nhiều người dân nói rằng họ
không muốn đến công an làm việc
vì sợ phiền hà, đến nhiều lần nhưng
chưa chắc đã lấy lại được tài sản, có
người còn bị đối xử như tội phạm.
Có thực trạng này không và hướng
khắc phục thế nào,
thưa ông?
+ Khi làm việc
với người dân, tôi
nghĩ anh em hãy
đặt mình vào vị
trí nạn nhân để
làm việc.
Mất tài sản đã xót rồi, họ đến
công an trình báo vừa là mong tìm
lại tài sản của mình, đồng thời là
cung cấp thông tin để công an điều
tra, khám phá án chứ họ không phải
là tội phạm. Vì vậy, về phía cán bộ
chiến sĩ cần có cách hành xử hợp
lý, khi tiếp nhận phải lịch sự, đúng
quy định ngành, làm cho dân cảm
thấy có thể hiện tại chưa tìm lại
được tài sản nhưng dân được lắng
nghe, tiếp nhận. Mỗi khi có sự việc
xảy ra, dù lớn dù nhỏ cần phân công
cán bộ ghi lời khai, tiếp nhận thông
tin ban đầu đầy đủ, trách nhiệm...
Về phía người dân, trình báo là
quyền lợi của người dân để công an
tìm lại tài sản của mình, đồng thời
góp phần cùng công an truy bắt đối
tượng phạm tội. Lời khai của bị hại
không chỉ là thông tin mà có bị hại
mới xử lý được đối tượng. Bởi vậy,
khi đến trình báo cần phải trung
thực, rõ ràng và hợp tác.
. Người dân cần chuẩn bị gì khi
đến công an trình báo?
+ Người dân cố gắng nhớ đặc
điểm kẻ gây án về dáng người, cao
thấp, tóc tai, mặt mũi, áo quần, đi xe
màu gì, biển số xe, những đặc điểm
riêng biệt ấn tượng trên người đối
tượng như vết xăm, bớt…
Tất nhiênkẻ cướpgiật ra taynhanh,
nạn nhân khó có thể nhớ được đặc
điểm nhân dạng đầy đủ nhưng chỉ
một vài chi tiết
mà nạn nhân ghi
nhận, cung cấp
cho công an sẽ
giúp lực lượng
chức năng tìm ra
thủphạm,sớmthu
hồi tài sản.
Có thể hôm nay bà con mất số
tiền nhỏ, cái điện thoại cũ và ngại,
sợ phiền phức không đến trình báo.
Nhưng ngày mai, ngày kia, những
người khác, thậm chí người thân,
bạn bè, anh chị sẽ trở thành nạn nhân
tiếp theo. Rất nhiều vụ việc cướp giật
đạp, giật đồ khiến người đi đường bị
thương, có người còn tử vong. Bởi
vậy, ngay khi bị cướp giật, người dân
cần đến ngay công an phường gần
nhất để trình báo. Đó vừa là quyền
vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân.
. Xin cám ơn ông.•
Trong sáu nạn nhân có ba mẹ con
Đang ở trong bệnh viện, bà Nguyễn Thị Tiềm (56 tuổi,
ngụ thôn Khương Mỹ, xã Đại Cường), một người thoát nạn,
vẫn còn bàng hoàng khi nhớ về giây phút sinh tử. Bà kể khi
đoàn người tới giữa sông thì nước tấp vào một bên mạn
làm chiếc ghe chìm, lúc đó bà hoảng loạn chỉ biết la hét và
trông chờ được cứu vớt.
“May mắn là khi đuối sức thì có một chiếc ghe gần đó
thấy nên chạy đến kéo tôi lên. Nhìn lại đằng sau thấy mọi
người chìmhết. Giờ chỉ mong bác sĩ sớm cho về để tôi nhìn
mặt người xấu số” - bà Tiềm khóc.
Được biết trong các nạn nhân, thương tâm nhất là
trường hợp chị Nguyễn Thị Ái (30 tuổi, giáo viên mầm
non). Chị cùng hai con của mình nằm trong số sáu người
không quay trở lại…
Nghịch lý:
Bắt cướp giật
nhưng phải thả
- Bài 3
Công an mất nhiều
tháng đeo bám nhưng
khi bắt hơn chục người
về thì chỉ xử lý hình sự
được một bị can vì không
tìm ra bị hại.
Ba nghi can cướp giật bị Công an quận 1 bắt giữ, sau đó không xử lý được
vì tìmkhông ra nạn nhân. Ảnh: Công an cung cấp
Công an cần xác định người dân đến báo tin về tội phạm là đang giúp chính quyền
để có thái độ thân thiện hơn.
Từvụ chìmghe làm6người chết: Sẽ đề xuất cónghị địnhmới
Theo ông Khuất Việt Hùng, hiện chế tài xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
giữa phương tiện có đăng ký, đăng kiểmvà của người dân tự chế chưa rõ ràng.
Ngày 26-2, ông Khuất Việt Hùng,
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban
An toàn giao thông quốc gia, đã dự
họp vụ chìm ghe khiến sáu người chết
xảy ra chiều 25-2 trên địa bàn xã Đại
Cường (huyện Đại Lộc, Quảng Nam).
Trước đó, sáng 25-2, nhiều người
dân ven sông Vu Gia thuộc thôn
Khương Mỹ (xã Đại Cường) đi trên
ghe qua sông ăn cúng và ăn dưa hấu
tại rẫy dưa nằm trên địa bàn xã Đại
Quang cùng huyện. Đến chiều, 10
người trở về trên chiếc ghe nhỏ, trong
đó có hai bé gái bốn và năm tuổi. Khi
ghe qua đến giữa sông thì lật úp, có
bốn người được cứu, sáu người bị
nước cuốn trôi. Ngay sau đó, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Nam và Thiếu tướng Nguyễn Đức
Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, có mặt ở hiện
trường để chỉ đạo công tác tìm kiếm. Sau nhiều giờ, thi
thể của sáu nạn nhân được vớt lên…
Tại cuộc họp, Thiếu tá Mai Thanh Tâm, Phó Trưởng Công
an huyện Đại Lộc (Quảng Nam),
cho biết chiếc ghe lật là ghe cá nhân
người dân dùng qua lại hai bên bờ
sông để chăm sóc hoa màu. Theo
ông Tâm, việc đau lòng xảy ra có
phần chủ quan của người dân khi
không đảm bảo các biện pháp an
toàn. Công an sẽ làm việc với các
nhân chứng, trục vớt chiếc ghe để
khám nghiệm nhằm làm sáng tỏ vụ
việc hơn.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ
tịch chuyên trách Ủy ban An toàn
giao thông quốc gia, nói những loại
ghe này theo luật phải có chỗ ngồi
đảm bảo an toàn, trang bị áo phao,
phao cứu sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, chế tài xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội
địa chưa rõ ràng giữa phương tiện có đăng ký, đăng kiểm
và của người dân tự chế nên việc quản lý chưa chặt.
“Sau vụ việc đau lòng, chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ,
Bộ GTVT và các cơ quan có dự thảo nghị định mới phù hợp
với tình hình, chi tiết để người dân nắm cũng như thuận lợi
cho lực lượng chức năng dễ quản lý” - ông Hùng nói.
Trong ngày 26-2, ông Hùng đã đến thăm hỏi, động viên
các gia đình nạn nhân và hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5
triệu đồng.
THANH NHẬT
Người thân của các nạn nhân khóc ngất
trước sự ra đi đột ngột của ngườI thân.
Ảnh: THANHNHẬT
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook